- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Các rối loạn liên quan đến bệnh dạ dày
Các rối loạn liên quan đến bệnh dạ dày
Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc có khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Xác định chuẩn đoán bằng nội soi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Loét dạ dày
Điều trị bốn thuốc viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày nhiều ổ có thể do aspirin và các thuốc NSAID khác (các thuốc mới có nguy cơ thấp vd, nabumetone và etodolac chúng không ức chế sản xuất phostaglandin ở niêm mạc dạ dày hoặc tress nặng (bỏng, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, shock, hoặc suy gan, thận, hoặc suy gan, thận, hoặc hô hấp). Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc có khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Xác định chuẩn đoán bằng nội soi.
Bảng. Điều trị phẫu thuật trong loét tá tràng
aBillroth I, nối dạ dày tá tràng; Billroth II, nối dạ dày hỗng tràng.
Loại bỏ các tác nhân gây loét và duy trì tưới máu và oxy. Dự phòng loét do stress, uống dung dịch kháng acid hằng giờ (vd Maalox 30ml), truyền tĩnh mạch kháng H2 (vd., cimetidine, 300-mg bolus + 37.5-50 mg/h ,IV), áp dụng cả hai để duy trì ph dạ dày > 4. Ngoài ra có thể dùng sucralfate slurry, 1g đường uống, mỗi 6h, không làm tăng ph dạ dày và có thể tránh nguy cơ viêm phổi hít do dung dịch kháng acid.
Pantoprazol có thể truyền tĩnh mạch để giảm acid dịch vị trong trường hợp nặng. Misoprostol, 200 μg uống ngày 4 lần, hoặc các thuốc kháng acid mạnh ( VD famotidine, 40 mg, uống ngày hai lần) có thể sử dụng với NSAIDs để ngăn ngừa loét do NSAID
Viêm dạ dày mãn tính
Hình ảnh mô học thâm nhiễm các tế bào viêm chủ yếu là lympho bào và tương bào kèm bạch cầu đa nhân trung tính thưa thớt. Ở giai đoạn sớm viêm giới hạn ở lớp dưới niêm mạc (viêm dạ dày bề mặt). Khi bệnh tiến triển, phá hủy các tuyến, gây viêm teo dạ dày. Ở giai đoạn cuối, teo dạ dày,
lớp niêm mạch mỏng và thâm nhiễm thưa thớt các tế bào viêm. Viêm dạ dày mãn tính được phân loại chủ yếu dựa vào vùng tổn thương
Viêm dạ dày type A
Tổn thương chủ yếu ở thân dạ dày và là dạng ít phổ biến. Thường không có triệu chứng, hay gặp ở người già, cơ chế miễn dịch có thể liên quan đến thiếu acid dịch vị, thiếu máu ác tính và tăng nguy cơ ung thư dạ dày (giá trị nội soi không chắc chắn). Kháng thể kháng tế bào thành xuất hiện > 90%.
Viêm dạ dày type B
Chủ yếu ở hang vị và do H. pylori. Thường không có triệu chứng, nhưng cũng có thể kèm theo khó tiêu. Có thể xuất hiện viêm teo dạ dày, teo dạ dày, nang bạch huyết dạ dày, u lympho tế bào B dạ dày. Nhiễm H. pylori khi còn trẻ hoặc bệnh cảnh suy dinh dưỡng hoặc giảm tiết acid dịch vị liên quan đến viêm toàn bộ dạ dày (bao gồm cả thân) và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Loại bỏ H.pylori (Bảng) thường không được khuyến kích trừ trường hợp PUD hoặc u lympho mô lympho liên quan đến niêm mạc dạ dày (MALT)
Các type đặc biệt của bệnh lý dạ dày hoặc viêm dạ dày
Bệnh lý dạ dày do rượu (xuất huyết dưới niêm mạc), bệnh Ménétrier (bệnh lý dạ dày phì đại), viêm dạ dày bạch cầu ái toan, viêm dạ dày u hạt, bệnh Crohn, sarcoid, nhiễm trùng (lao, giang mai, nấm, vi rút, ký sinh trùng), u giả lympho, xạ trị, viêm dạ dày loét
Hội Chứng Zollinger-Ellison (Z-E)
Cân nhắc trong trường hợp loét nặng, khó điều trị, vị trí loét không điển hình, hoặc kèm ỉa chảy. Khối u thường ở tụy hoặc tá tràng (dưới niêm mạch và thường nhỏ), có thể nhiều khối u đa tuyến nội tiết type (u tế bào gastrin, cường cận giáp, u tuyến yên), thường ở tá tràng, nhỏ, nhiều ở trung tâm, ít di căn tới gan hơn u dạ dày tụy nhưng thường di căn tới các hạch bạch huyết lân cận
Bảng. Các xét nghiệm chuẩn đoán phân biệt
Chữ viết tắt : DU, loét tá tràng; N, bình thường; NC, không thay đổi; Z-E, Hội chứng Zollinger Ellison.
Chẩn đoán hội chứng Zollinger-Ellison
Nghi ngờ: Lượng acid nền tiết ra >15 mmol/h, tỉ lệ lượng acid nền tiết ra/tối đa >60%, nếp gấp niêm mạc rộng trên nôi soi hoặc chụp X quang.
Xác định: Nồng độ gastrin máu > 1000 ng/l hoặc tăng 200ng/l sau tiêm tĩnh mạch secretin và nếu cần thiết, tăng 400 ng/l sau tiêm tĩnh mạch calci.
Chẩn đoán phân biệt hội chứng Zollinger-Ellison
Tăng tiết acid dạ dày:
Hội chứng Z-E, tăng sản tế bào G ở hang vị hoặc cường chức năng (? do H.pylori), sau cắt dạ dày giữ lại hang vị, suy thận, cắt u ruột non, tắc dạ dày mãn tính
Bình thường hoặc giảm tiết acid dạ dày:
Thiếu máu ác tính, viêm dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày, cắt dây X, u tế bào ưa crom
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison
Omeprazole (hoặc lansoprazole) bắt đầu bằng liều 60 mg đường uống vào buổi sáng, và tăng đần đến khi lượng acid dịch vị tối đa tiết ra là <10 mmol/h trước liều tiếp theo, là thuốc được lựa chọn trong suốt quá trình đánh giá và trên bệnh nhân không có chỉ định can thiệp, liều thuốc thường có thể giảm dần. Chụp nhấp nháy thụ thể stomatostatin (radiobebeled octreotide scan) là xét nghiệm nhậy cảm nhất để phát hiện khối u nguyên phát và di căn, có thể bổ sung bằng siêu âm nội soi. Mở bụng thăm dò kèm cắt bỏ khối u nguyên phát và khối di căn đơn độc được thực hiện khi có thể. Ở bệnh nhân bị MEN1, khối u thường là đa ổ và không thể cắt bỏ, đầu tiên điều trị cường giáp (tăng gastrin máu có thể được cải thiện). Trong các trường hợp khối u không thể cắt bỏ, cắt siêu chọn lọc dây X đến các tế bào thành có thể giúp tăng cường kiểm soát loét bằng thuốc. Hóa trị được sử dụng cho các khối u di căn để kiểm soát triệu chứng (vd streptozocin, 5-fluorouracil, doxorubicin, hoặc interferon α) tỉ lệ đáp ứng một phần chiếm tới 40%.
Hiệu quả của các thuốc mới trong u thần kinh nội tiết tụy vẫn chưa được đánh giá.
Bài viết cùng chuyên mục
Dùng Glucocorticoids trên lâm sàng
Những tác dụng phụ có thể được giảm thiểu bằng cách lựa chọn cẩn thận steroid, liều tối thiểu, và điều trị cách ngày hoặc gián đoạn.
Tăng áp mạch máu phổi: nguyên lý nội khoa
Giãn tĩnh mạch cổ, giãn thất phải, P2 mạnh, S4 bên phải, hở van 3 lá. Xanh tím và phù ngoại vi là những biểu hiện muộn.
Thiếu hụt Androgen: thiếu hụt hệ sinh sản nam giới
Việc khám lâm sàng nên tập trung vào các đặc tính sinh dục phụ như mọc râu, lông nách, lông ở ngực và vùng mu, vú to ở nam.
Đánh trống ngực: nguyên lý nội khoa
Ở bệnh nhân có nhịp ngoại tâm thu nhĩ hoặc thất mà không có bệnh lý ở cấu trúc tim, chiến lược điều trị gồm giảm uống rượu và caffein, reassurance, và cân nhắc sử dụng chẹn beta.
Vàng da: nguyên lý nội khoa
Bilirubin là sản phẩm thoái giáng chủ yếu của hemoglobin được giải phóng từ hồng cầu già. Đầu tiên, nó gắn vào albumin, được vận chuyển vào gan, được liên hợp với một dạng chất tan trong nước.
Bệnh viêm mạch: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Hội chứng viêm mạch duy nhất có thể rất khác biệt với các đặc điểm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, mô học và điều trị.
Viêm thanh quản và nắp thanh quản
Bao gồm làm ẩm, hạn chế nói, và cấy vi khuẩn ra GAS điều trị kháng sinh. Điều trị viêm thanh quản mạn tính phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, xác định thường đòi hỏi phải sinh thiết với cấy.
Phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và thứ phát
Yếu tố nguy cơ huyết khối tại tim là rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, và bệnh cơ tim. Tăng huyết áp và đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ đặc biệt.
Thăm khám lâm sàng tim mạch: nguyên lý nội khoa
Khám tổng quát một bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý tim mạch bao gồm dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, mạch, huyết áp và quan sát màu sắc da, ví dụ tím, xanh xao, móng tay dùi trống.
Xuất huyết khoang dưới nhện: nguyên lý nội khoa
Đau đầu dữ dội, đột ngột thường kèm mất tri giác tạm thời lúc khởi phát; thường có nôn ói. Chảy máu có thể gây tổn thương mô não kế bên và gây khiếm khuyết thần kinh khu trú.
Ung thư tinh hoàn: nguyên lý nội khoa
Khối tinh hoàn không đau là dấu hiệu cổ điển đầu tiên. Khi có biểu hiện đau, chẩn đoán phân biệt với viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn.
Tăng cholesterol và triglyceride
Nồng độ cả triglyceride và cholesterol cao là do nồng độ cả VLDL và LDL cao hoặc các hạt VLDL còn sót lại.
Bệnh da rối loạn mạch máu hay gặp: nguyên lý nội khoa
Viêm vách ngăn của mô mỡ dưới da đặc trưng bởi tổn thương ban đỏ, ấm, dạng nốt mềm dưới da điển hình là ở mặt trước xương chày. Tổn thương thường xuất hiện trên bề mặt da.
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Bệnh thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến sợi myelin và không myelin nhỏ của hệ giao cảm và đối giao cảm là nguyên nhân phổ biến nhất của suy tự chủ mạn.
Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa
Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.
Ve cắn và liệt do ve
Trong khi ve hút máu ký chủ, thì các chất tiết của nó cũng có thể gây ra các phản ứng tại chỗ, truyền nhiều tác nhân gây bệnh, dẫn đến các bệnh lý gây sốt hoặc liệt.
Sỏi mật: nguyên lý nội khoa
Phần lớn sỏi mật phát triển thầm lặng nghĩa là bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng xuất hiện khi sỏi gây viêm hoặc tắc ống túi mật hoặc ống mật chủ.
Ung thư bàng quang: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân ở giai đoạn đầu được điều trị bằng nội, các khối u trên bề mặt có thể loại bỏ qua nội soi, khối cơ xâm lấn cần được cắt rộng hơn.
Các khối u ruột non
Nội soi và sinh thiết hữu dụng nhất cho các khối u ở tá tràng và đoạn gần của hỗng tràng; phương pháp khác là chụp x quang có baryt là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất.
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Hội chứng giấc ngủ đến sớm là sự khởi phát ngủ sớm vào ban đêm và thức dậy sớm vào buổi sáng. Liệu pháp ánh sáng mạnh buổi tối trong vài giờ có thể hiệu quả.
Các bệnh da sần có vảy hay gặp
Tổn thương đơn lẻ giống tương tự nhưng nhỏ hơn so với đám báo hiệu và được sắp xếp đối xứng theo trục dài của mỗi tổn thương đơn lẻ cùng với các khoanh da.
Viêm gan mãn tính: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Một số bệnh nhân có xuất hiện các biến chứng xơ gan: cổ trướng, dãn tĩnh mạch chảy máu, bệnh lý não, và lách to.
Bệnh thừa sắt: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Các triệu chứng sớm bao gồm suy nhược, mệt mỏi, giảm cân, da màu đồng hoặc đậm hơn, đau bụng, và mất ham muốn tình dục.
Hôn mê: nguyên lý nội khoa
Những vấn đề hô hấp và tim mạch cấp tính nên được chú trọng trước khi đánh giá thần kinh. Các dấu hiệu thần kinh nên được đánh giá và khởi đầu hỗ trợ thích hợp.
Suy gan cấp: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Vàng da đậm, rối loạn đông máu, chảy máu, suy thận, rối loạn kiềm toan, giảm glucose máu, viêm tụy cấp, suy tuần hoàn hô hấp, nhiễm trùng.