Các bệnh da nhiễm khuẩn hay gặp

2018-02-23 11:59 AM

Viêm mô tế bào ngoài da, phổ biến nhất là ở mặt, đặc trưng bởi mảng tổn thương màu đỏ tươi, ranh giới rõ, đau nhiều, ấm. Do ngoài da bị nhiễm trùng và phù nề.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh chốc lở

Nhận định chung

Một nhiễm trùng ngoài da thứ phát do S. aureus hoặc streptococci β-tan huyết nhóm A. Các tổn thương chính là mụn mủ ngoài da mà khi vỡ tạo thành vảy tiết “màu mật ong”. Mụn mủ căng có liên quan với nhiễm S. aureus (bọng mủ). Tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào, nhưng thường ở mặt. Bệnh chốc lở và bệnh nhọt ( nốt hồng ban gây đau, hoặc nhọt) ngày càng hay gặp vì tăng tỉ lệ nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin mắc phải trong cộng đồng.

Điều trị bệnh chốc lở

Cạy vảy tiết bám dính bằng nước và dùng kháng sinh bôi tại chỗ, kháng sinh uống thích hợp tùy vào tác nhan gây bệnh.

Bệnh viêm quầng

Nhận định chung

Viêm mô tế bào ngoài da, phổ biến nhất là ở mặt, đặc trưng bởi mảng tổn thương màu đỏ tươi, ranh giới rõ, đau nhiều, ấm. Do ngoài da bị nhiễm trùng và phù nề, trên bề mặt của mảng tổn thương có thể xuất hiện sần vỏ cam.

Hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn Streptococcus β-tan máu nhóm A, ở các vị trí chấn thương hoặc vị trí da bị tổn thương.

Điều trị bệnh viêm quầng

Kháng sinh thích hợp tùy vào tác nhân gây bệnh.

Herpes simplex

Nhận định chung

Phát ban tái phát đặc trưng bởi nhiều mụn nước trên nền một ban đỏ mà sau đó bị lở loét; thường do nhiễm tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn thứ phát. Nhiễm trùng thường xuất hiện ở bề mặt da và niêm mạc xung quanh khoang miệng, bộ phận sinh dục hay hậu môn. Cũng có thể gây bệnh nội tạng nghiêm trọng bao gồm viêm thực quản, viêm phổi, viêm não, và lây lan virus herpes simplex. Xét nghiệm tế bào Tzanck ở mụn nước hình thành cho thấy các tế bào đa nhân khổng lồ.

Điều trị Herpes simplex

Sẽ khác nhau dựa trên những biểu hiện bệnh và mức độ đáp ứng miễn dịch; kháng sinh thích hợp cho các nhiễm trùng thứ cấp, tùy vào tác nhân gây bệnh.

Herpes zoster

Nhận định chung

Xuất hiện các mụn nước trên nền ban đỏ thường giới hạn trong một vùng da nhất định (”giời leo”); lây lan tổn thương cũng có thể xảy ra, đặc biệt là ở những người suy giảm miễn dịch. Xét nghiệm tế bào Tzanck thấy các tế bào đa nhân khổng lồ; không thể phân biệt với herpes simplex trừ khi cấy.

Chứng đau dây thần kinh sau zona, kéo dài hàng tháng đến vài năm, có thể xảy ra, đặc biệt là ở người già.

Điều trị Herpes zoster

Dựa trên biểu hiện của bệnh và mức độ đáp ứng miễn dịch.

Bệnh nấm ngoài da

Nhận định chung

Nấm da, có thể bị ở bất kì vị trí nào trên cơ thể; do nhiễm khuẩn lớp sừng của biểu bì, móng, hoặc tóc. Biểu hiện có thể khác nhau từ nhẹ là nhiều vảy đến viêm da gây đỏ da. Các vị trí thường nhiễm khuẩn bao gồm chân (nấm da chân), móng tay chân (bệnh nấm móng), bẹn (nấm da đùi), hoặc da đầu (bệnh nấm da đầu). Tổn thương điển hình của bệnh nấm da thân (”hắc lào”) là một mảng hồng ban sần có vảy, thường rõ ở trung tâm và vảy da ở bờ ngoài của mảng. Sợi nấm thường thấy khi xét nghiệm với KOH, mặc dù nấm da đầu và nấm da than có thể phải cấy hoặc sinh thiết.

Điều trị bệnh nấm ngoài da

Phụ thuộc vào vị trí tổn thương và loại nhiễm khuẩn. Thuốc imidazole bôi, triazoles, và allylamines có thể có hiệu quả. Haloprogin, acid undecylenic, Ciclopirox olamine và tolnaftate cũng rất hiệu quả, nhưng nystatin không thực sự chống nấm ngoài da. Griseofulvin, 500 mg/ ngày, nếu phải điều trị toàn thân. Itraconazole hoặc terbinafine có thể có hiệu quả đối với bệnh nấm móng.

Nhiễm nấm candida

Nhận định chung

Nhiễm nấm gây ra bởi một họ của nấm men. Biểu hiện có thể khu trú ở da hoặc hiếm khi ở toàn thân và đe dọa tính mạng. Yếu tố ảnh hưởng bao gồm tiểu đường, thiếu hụt miễn dịch tế bào, và HIV. Các vị trí thường xuyên xuất hiện bao gồm khoang miệng, vùng ẩm ướt kéo dài, xung quanh các móng, vùng nếp gấp. Chẩn đoán bệnh qua biểu hiện lâm sàng và quan sát nấm men trên xét nghiệm với KOH hay cấy.

Điều trị nhiễm nấm candida

Loại bỏ các yếu tố thuận lợi; nystatin hoặc azoles tại chỗ; điều trị toàn thân cho trường hợp suy giảm miễn dịch, bệnh mãn tính không đáp ứng hoặc bệnh tái phát; nhiễm nấm candida âm hộ-âm đạo có thể đáp ứng với một liều duy nhất fluconazole, 150 mg.

Mụn cóc

Nhận định chung

Các khối u da gây ra bởi virus u nhú ở người (HPV). Thông thường các tổn thương dạng hình vòm với bề mặt dạng sợi không đều. Xu hướng xuất hiện ở mặt, cánh tay và chân; thường lây lan do cạo râu. HPV cũng liên quan với tổn thương bộ phận sinh dục hoặc hậu môn và đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung và cơ quan sinh dục bên ngoài ở nữ.

Điều trị mụn cóc

Phương pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng, các thuốc làm bong lớp sừng của da (axit salicylic). Đối với mụn cóc sinh dục, dùng Podophyllin có hiệu quả nhưng có thể có phản ứng tại chỗ rõ rệt; imiquimod tại chỗ cũng được dùng tại chỗ.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiễm toan chuyển hóa: nguyên lý nội khoa

Tiêu chảy là nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng những bất thường từ đường tiêu hóa khác cũng tham gia với mất dịch chứa nhiều carbonhydrat có thể dẫn tới mất nhiều chất kiềm.

Trụy tim mạch và đột tử: nguyên lý nội khoa

Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải, hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: nguyên lý nội khoa

Kê đơn kháng sinh không phù hợp trong nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một nguyên nhân hàng đầu của kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh mắc phải trong cộng đồng như Streptococcus pneumoniae.

Bạch cầu cấp thể lympho/u lympho: nguyên lý nội khoa

Điều trị tích cực gắn với độc tính cao liên quan đến nền suy giảm miễn dịch. Glucocorticoid làm giảm tình trạng tăng canxi máu. Khối u có đáp ứng với điều trị nhưng thường trong thời gian ngắn.

Bệnh viêm mạch: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng viêm mạch duy nhất có thể rất khác biệt với các đặc điểm lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, mô học và điều trị.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý hô hấp

Chụp mạch phổi có thể đánh giá hệ mạch phổi trong trường hợp có huyết khối tĩnh mạch nhưng đã được thay thế bởi CT mạch.

Rối loạn chức năng hô hấp: nguyên lý nội khoa

Tốc độ thể tích và lưu lượng phổi được so sánh với giá trị bình thường của quần thể đánh giá theo tuổi, cân nặng, giới, và chủng tộc.

Bệnh Alzheimer: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh Alzheimer không thể chữa, và thuốc không có hiệu quả cao, chủ yếu là sử dụng thận trọng thuốc ức chế cholinesterase, quản lý triệu chứng của vấn đề hành vi.

Hạ kali máu: nguyên lý nội khoa

Nguyên nhân của hạ Kali máu thì thường rõ ràng từ tiền sử, thăm khám, và hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, hạ Kali máu dai dẵng thì cần chi tiết hơn, đánh giá một cách hệ thống.

Động kinh: nguyên lý nội khoa

Các nguyên nhân chủ yếu của GCSE là không sử dụng đúng hoặc cai thuốc chống động kinh, các rối loạn chuyển hóa, ngộ độc thuốc, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Các rối loạn tương bào

M component có thể thấy ở các bệnh nhân u lympho khác, ung thư không phải lympho và các tình trạng không phải lympho như xơ gan, sarcoidosis.

Mất thị lực từ từ

U thần kinh thị hoặc u giao thoa thị giác tương đối hiếm, nhưng thường không phát hiện ra vì chúng gây mất thị lực từ từ và ít khi tìm ra khi khám lâm sàng, ngoại trừ có mờ đĩa thị.

Đau vai và cổ: nguyên lý nội khoa

Viêm xương khớp cột sống cổ có thể gây đau cổ lan ra sau đầu, lưng hoặc tay, có thể là nguyên nhân đau đầu vùng chẩm sau. Có thể xuất hiện kết hợp bệnh lý rễ và tủy.

Thăm khám lâm sàng tim mạch: nguyên lý nội khoa

Khám tổng quát một bệnh nhân nghi ngờ có bệnh lý tim mạch bao gồm dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, mạch, huyết áp và quan sát màu sắc da, ví dụ tím, xanh xao, móng tay dùi trống.

Bệnh da rối loạn mạch máu hay gặp: nguyên lý nội khoa

Viêm vách ngăn của mô mỡ dưới da đặc trưng bởi tổn thương ban đỏ, ấm, dạng nốt mềm dưới da điển hình là ở mặt trước xương chày. Tổn thương thường xuất hiện trên bề mặt da.

Điện tâm đồ: nguyên lý nội khoa

Hệ thống mặt phẳng trán đứng dọc được dùng để tính trục điện học, độ lệch của QRS trong mỗi chuyển đạo xác định là lớn nhất và nhỏ nhất.

Xuất huyết tiêu hóa trên: nguyên lý nội khoa

Chất hút từ ống thông mũi-dạ dày có nhiều máu, nếu từ bệnh sử không rõ nguồn chảy máu, có thể âm tính giả lên đến 16 phần trăm nếu máu đã ngừng chảy hoặc chảy máu nguồn gốc ở tá tràng.

Bệnh tế bào mast hệ thống

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tế bào mast hệ thống là do sự lấn chiếm mô của các khối tế bào mast, phản ứng của mô

Bệnh mạch thận: nguyên lý nội khoa

Thiếu máu cục bộ thận do bất kỳ nguyên nhân nào có thể gây nên tăng huyết áp qua trung gian renin. Ngoài tắc cấp động mạch thận do thuyên tắc và vữa xơ mạch thận.

Chọc dịch màng bụng: nguyên lý nội khoa

Đối với một chọc lớn khối lượng, hệ thống hút trực tiếp vào thùng chứa chân không lớn sử dụng kết nối ống là một lựa chọn thường được sử dụng.

Hội chứng nội tiết cận ung thư: nguyên lý nội khoa

Trong một số trường hợp, biểu hiện về nội tiết lại có ý nghĩa hơn bản thân khối u, như ở những bệnh nhân khối u lành tính hoặc ung thư tiến triển chậm tiết hormone CRH.

Mề đay và phù mạch: bệnh quá mẫn tức thì (typ I)

Đặc trưng bởi hình thành khối phù lớn ở hạ bì, Có lẽ phù nền là do tăng tính thấm thành mạch gây nên bởi sự phóng thích các chất trung gian từ tế bào mast.

Nhiễm toan và nhiễm kiềm hô hấp: nguyên lý nội khoa

Mục tiêu là cải thiện tình trạng thông khí bằng cách thông thoáng phổi và giảm tình trạng co thắt phế quản. Đặt nội khí quản hoặc thở chế độ NPPV được chỉ định trong trường hợp cấp nặng.

Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa

Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.

Tiếp cận bệnh nhân rối loạn tri giác

Rối loạn tri giác thường gặp, nó luôn báo hiệu mệt bệnh lý của hệ thần kinh, Nên đánh giá để vác định đây là sự thay đổi mức độ tri giác hay và hoặc nội dung tri giác.