Buồn nôn và nôn ói: nguyên lý nội khoa

2018-02-11 03:06 PM

Chất trong dạ dày được đẩy vào thực quản khi khi đáy vị và cơ vòng dạ dày thực quản giãn sau một sự gia tăng áp lực nhanh chóng trong ổ bụng sinh ra từ sự co các cơ ở bụng và cơ hoành.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Buồn nôn là cảm giác muốn nôn và thường xảy ra trước khi nôn hoặc đang nôn. Nôn ói là sự tống xuất mạnh các chất trong dạ dày ra ngoài qua miệng.

Nôn khan là gắng sức thở theo nhịp xảy ra sau khi nôn. Trào ngược là sự tống xuất các chất trong dạ dày từ từ mà không có cảm giác buồn nôn và không sử dụng cơ hoành bụng. Nhai lại là nhai lại, và nuốt lại thức ăn từ dạ dày trào ngược lên.

Sinh lý bệnh

Chất trong dạ dày được đẩy vào thực quản khi khi đáy vị và cơ vòng dạ dày-thực quản giãn sau một sự gia tăng áp lực nhanh chóng trong ổ bụng sinh ra từ sự co các cơ ở bụng và cơ hoành. Tăng áp lực trong lồng ngực dẫn đến sự chuyển động của các chất đến miệng. Tăng phản xạ của khẩu cái mềm và thanh môn đóng lại để bảo vệ vùng mũi-hầu và khí quản và kết thúc việc nôn. Nôn ói được điều khiển bởi hai vùng trong thân não, trung tâm nôn và vùng hoá thụ thể kích hoạt. Kích hoạt vùng này dẫn đến tạo ra các xung đến trung tâm nôn, nơi điều khiển các hoạt động cơ thể gây ra nôn.

Nguyên nhân

Buồn nôn và nôn ói là biểu hiện của nhiều bệnh.

Bảng. NGUYÊN NHÂN GÂY BUỒN NÔN VÀ NÔN

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn 

Đánh giá bệnh nhân

Bệnh sử, gồm tiền sử dùng thuốc chi tiết, thời gian và đặc tính của chất nôn có thể hữu ích. Ví dụ, nôn ói xảy ra phần lớn vào buổi sáng thường gặp trong khi mang thai, tăng ure máu và viêm dạ dày do rượu; chất nôn có mùi hôi gợi ý tắc ruột đoạn xa hoặc dò dạ dày-đại tràng; nôn vọt gợi ý tăng áp lực nội sọ; nôn trong hoặc ngay sau khi ăn có thể do các nguyên nhân tâm thần hoặc loét dạ dày. Các triệu chứng liên quan có thể hữu ích: chóng mặt và ù tai trong bệnh Ménière, giảm đau bụng sau khi nôn trong loét dạ dày, và no sớm trong liệt dạ dày. X quang bụng không sửa soạn gợi ý chẩn đoán như tắc ruột. Đánh giá nhu động cũng như niêm mạc của đường tiêu hoá trên. Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định, như chụp rửa dạ dày (liệt dạ dày do đái tháo đường) và chụp CT não.

Biến chứng

Vỡ thực quản (Hội chứng Boerhaave), nôn ra máu do rách niêm mạc (hội chứng Mallory-Weiss), mất nước, suy dinh dưỡng, sâu răng và mòn răng, kiềm chuyển hoá, hạ kali máu, và viêm phổi hít.

Điều trị buồn nôn và nôn

Mục tiêu điều trị là điều trị các nguyên nhân đặc hiệu. Hiệu quả của thuốc chống nôn tuỳ thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng, đáp ứng của bệnh nhân và các tác dụng phụ. Thuốc kháng histamin như meclizine và dimenhydrinate có hiệu quả cho buồn nôn mặc dù làm rối loạn chức năng tai trong. Thuốc kháng cholin như scopolamine hiệu quả trong buồn nôn có liên quan đến say tàu xe. Haloperidol và phenothiazine dẫn xuất từ prochlorperazine thường hiệu quả trong việc ngăn chặn buồn nôn và nôn ói nhẹ, nhưng các tác dụng phụ thường gặp là buồn ngủ, hạ huyết áp và các triệu chứng như Parkinson. Thuốc đồng vận dopamine chọn lọc như metoclopramide có thể tốt hơn phenothiazines khi điều trị buồn nôn và nôn ói nặng và đặc biệt hữu ích trong điều trị liệt dạ dày. Metoclopramide truyền tĩnh mạch có thể hiệu quả trong việc phòng ngừa buồn nôn trước khi hoá trị liệu. Ondansetron và granisetron, chất chẹn thụ thể serotonin, và glucocorticoid thường được dùng để điều trị buồn nôn và nôn ói do hoá trị trong ung thư.

Aprepitant, một chất chẹn thụ thể neurokinin, hiệu quả trong việc khống chế buồn nôn do dùng các thuốc dễ gây nôn như cisplatin.

Erythromycin thì hiệu quả ở một số bệnh nhân liệt dạ dày.

Bài viết cùng chuyên mục

Ung thư chưa rõ nguyên phát: nguyên lý nội khoa

Khi khối U đã di căn, các xét nghiệm chẩn đoán nên làm để phát hiện các khối U có khả năng điều trị khỏi, như u limpho, bệnh Hodgkin, u tế bào mầm, ung thư buồng trứng.

Ung thư dạ dày: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng thường gặp nhất là khó chịu bụng trên tăng dần, thường bị sút cân, buồn nôn; xuất huyết tiêu hóa cấp hoặc mạn tính loét niêm mạc thường gặp.

Tràn dịch màng phổi: nguyên lý nội khoa

Hai phân loại chính của tràn dịch màng phổi là dịch thấm, gây nên bởi tác động toàn thân lên sự tạo thành dịch màng phổi hoặc tái hấp thu.

Xơ cứng toàn thân (SSC): nguyên lý chẩn đoán điều trị

Xơ cứng toàn thân là một rối loạn đa cơ quan đặc trưng bởi dày da và đặc biệt có sự tham gia của nhiều cơ quan nội tạng.

Ung thư tiền liệt tuyến: nguyên lý nội khoa

Với bệnh nhân đã đi căn xa, điều trị ức chế sản xuất androgen là 1 lựa chọn. Phẫu thuật cắt tinh hoàn có hiệu quả, nhưng hầu hết bệnh nhân thích dùng thuốc leuprolide.

Ung thư đầu và cổ: nguyên lý nội khoa

Tổn thương vòm họng thường không tạo ra triệu chứng cho đến khi giai đoạn muộn và sau đó gây viêm tai giữa huyết thanh một bên hay nghẹt mũi hay chảy máu mũi.

Bệnh lắng đọng canxi pyrophosphat dihydrat (CPPD): bệnh giả gout

Các tinh thể được cho rằng không hình thành từ dịch khớp mà có thể rơi từ sụn khớp vào trong khe khớp, nơi chúng bị thực bào bởi các bạch cầu đa nhân trung tính.

Tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận: nguyên lý nội khoa

Việc tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận, bắt đầu với sự phát hiện các hội chứng đặc biệt, trên cơ sở các kết quả.

Dùng Glucocorticoids trên lâm sàng

Những tác dụng phụ có thể được giảm thiểu bằng cách lựa chọn cẩn thận steroid, liều tối thiểu, và điều trị cách ngày hoặc gián đoạn.

Khám cảm giác: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bệnh nhân với sang thương não bộ có những bất thường về phân biệt cảm giác như là khả năng cảm nhận được hai kích thích đồng thời, định vị chính xác kích thích.

Yếu và liệt: nguyên lý nội khoa

Khi khai thác bệnh sử nên chú trọng vào tốc độ tiến triển của tình trạng yếu, triệu chứng về cảm giác hay các triệu chứng thần kinh khác, tiền sử dùng thuốc, các bệnh lí làm dễ và tiền sử gia đình.

Xét nghiệm chức năng gan: nguyên lý nội khoa

Đo mức độ hoạt động của các yếu tố đông máu, đông máu kéo dài do thiếu hoặc các yếu tố đông máu kém hoạt động; tất cả các yếu tố đông máu trừ yếu tố VIII được tổng hợp trong gan.

Loãng xương: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Yếu tố nguy cơ gãy xương do loãng xương được liệt kê trong bảng, và các bệnh liên quan với chứng loãng xương được liệt kê trong bảng.

Tiếp cận bệnh nhân chèn ép tủy sống

Trên những bệnh nhân có triệu chứng tuỷ sống, bước đầu tiên là loại trừ chèn ép do khối u có thể điều trị được. Bệnh lý chèn ép thường có các dấu hiệu cảnh báo.

Đau vùng chậu: rối loạn hệ sinh sản nữ giới

Xác định liệu rằng cơn đau là cấp tính hay mãn tính, liên tục hay co thắt từng đợt, và theo chu kỳ hay không theo chu kỳ sẽ giúp chỉ định thêm các xét nghiệm.

Xạ hình: nguyên lý nội khoa

PET là rất hữu ích cho việc phát hiện các mô hoạt động trao đổi chất, chẳng hạn như ung thư và di căn, và đã thay thế phần lớn các phương thức cũ của quét hạt nhân phóng xạ.

Các bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát

Hậu quả của suy giảm miễn dịch nguyên phát thay đổi rất rộng như sự khiếm khuyết chức năng của các phân tử và bao gồm tổn thương bị nhiễm trùng.

Bệnh bướu cổ không độc: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Bướu giáp dưới xương ức có thể cản trở phía trên ngực và nên đánh giá với các phép đo lưu lượng hô hấp và CT hoặc MRI ở bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

Nhiễm kiềm chuyển hóa: nguyên lý nội khoa

Các loại nhiễm kiềm chuyển hóa thường gặp thường được chẩn đoán dựa vào tiền sử, thăm khám, và/hoặc những xét nghiệm cơ bản. Khí máu động mạch sẽ giúp xác định.

Hạ kali máu: nguyên lý nội khoa

Nguyên nhân của hạ Kali máu thì thường rõ ràng từ tiền sử, thăm khám, và hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, hạ Kali máu dai dẵng thì cần chi tiết hơn, đánh giá một cách hệ thống.

Đau bụng: nguyên lý nội khoa

Bệnh sử là công cụ chẩn đoán then chốt, Khám lâm sàng có thể không phát hiện hoặc có nhầm lẫn, xét nghiệm cận lâm sàng và chụp X quang có thể bị trì hoãn hoặc không có ích.

Bệnh gout: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Bệnh gout cấp có thể bởi chế độ ăn uống dư thừa, chấn thương, phẫu thuật, uống quá nhiều ethanol, điều trị giảm axit uric máu.

Các bệnh rối loạn quanh khớp

Kết quả của sự bất động khớp vai kéo dài, Vai đau và nhạy cảm khi sờ nắn, cả vận động chủ động và thụ động đều bị hạn chế.

Sự phát triển của khối u ung thư

Khi tế bào ác tính, động lực phát triển của chúng cũng tương tự các tế bào nình thường nhưng thiếu sự điều hòa. Vì các nguyên nhân chưa rõ, khối u phát triển theo đường cong Gompertzian.

Hội chứng kháng phospholipid: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Hội chứng kháng phospholipid tai họa là bệnh huyết khối tắc mạch tiến triển nhanh có liên quan đến ba hệ thống cơ quan.