Béo phì: nguyên lý chẩn đoán điều trị

2018-07-14 03:44 PM

Điều trị là quan trọng bởi các nguy cơ sức khỏe liên quan, nhưng khá khó khăn bởi lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả bị hạn chế.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Béo phì là tình trạng quá nhiều mỡ thừa. Không nên kết luận bị béo phì khi chỉ dựa vào cân nặng, ở những người vạm vỡ có thể bị thừa cân khi dựa vào tiêu chuẩn bất kỳ mà không có tình trạng béo phì. Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá cân nặng và nguy cơ bị bệnh là chỉ số khối cơ thể (BMI), tương đương với cân nặng/(chiều cao)2 tính theo kg/m2. Tương tự BMI, phụ nữ có lượng mỡ cơ thể nhiều hơn nam giới. Hơn nữa, sự phân bố mỡ cơ thể có thể ảnh hưởng đến các nguy cơ bị bệnh liên quan béo phì. Béo phì [tỷ lệ của chu vi vòng eo và chu vi của hông ( tỷ lệ eo-hông) >0,9 ở nữ giới và 1,0 ở nam giới] dạng nam (chủ yếu là nội tạng) có liên quan với nguy cơ cao bị hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, chứng tăng tiết androgen ở phụ nữ, và bệnh tim mạch. Tỷ lệ béo phì đã tăng đáng kể trong 3 thập kỷ qua. Tại Hoa Kỳ vào năm 2008, 34% người trưởng thành > 20 tuổi bị béo phì (BMI > 30), và 34% bị thừa cân (BMI 25-30). Đáng báo động nhất là xu hướng béo phì ở trẻ em cũng tăng, trong đó 17% ở độ tuổi từ 2 đến 19 bị béo phì, và 18% bị thừa cân. Điều này dẫn đến bùng phát bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em, một bệnh gần như không bao giờ xuất hiện ở trẻ em cho đến thời gian gần đây. Xu hướng tăng tỷ lệ béo phì không được hạn chế ở các xã hội phương Tây, nhưng đang diễn ra trên toàn thế giới.

Nguyên nhân

Béo phì có thể do tăng năng lượng nạp vào, tiêu hao năng lượng giảm, hoặc kết hợp cả hai. Dư thừa mỡ trong cơ thể là hậu quả của các yếu tố môi trường và di truyền; các yếu tố xã hội và điều kiện kinh tế cũng có những ảnh hưởng quan trọng. Sự gia tăng bệnh béo phì trong thời gian gần đây có thể là do sự kết hợp của thừa lượng calo nạp vào và giảm hoạt động thể chất. Chưa hiểu rõ được nguyên nhân tăng tiêu thụ thức ăn do thành phần chế độ ăn nhưng cũng đã được mặc nhiên công nhận, giống như nguyên nhân thiếu ngủ và hệ vi khuẩn đường ruột không thuận lợi. Các yếu tố nhạy cảm với bệnh béo phì có tính chất đa gen, và 30-50% biến đổi mỡ dự trữ được xác định có liên quan về mặt di truyền. Trong số các nguyên nhân đơn gen, đột biến ở các thụ thể melanocortin 4 là phổ biến nhất và chiếm khoảng 1% béo phì trong dân số nói chung và ~ 6% bị quá béo phì khởi phát sớm. Các hội chứng liên quan béo phì bao gồm hội chứng Prader-Willi và hội chứng Laurence-Moon-Biedl. Các nguyên nhân đơn gen hoặc hội chứng khác là cực kỳ hiếm. Nguyên nhân thứ phát của béo phì bao gồm chấn thương vùng dưới đồi, thiểu năng tuyến giáp, hội chứng Cushing, và thiểu năng sinh dục. Tăng cân do thuốc cũng thường gặp ở những người sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường (insulin,sulfonylurea, thiazolidinediones), glucocorticoid, thuốc tâm thần, ổn định tâm trạng (lithium),thuốc chống trầm cảm (tricyclics, thuốc ức chế monoamine oxidase,paroxetine,mirtazapine),hoặc các loại thuốc chống động kinh (valproate, gabapentin, carbamazepin). Các khối u tiết insulin có thể dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.

Bảng. MỨC ĐỘ CÂN NẶNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH

Yếu tố nguy cơ béo phì

Đặc điểm lâm sàng

Béo phì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh béo phì chủ yếu là do bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh túi mật, đái tháo đường, và một số bệnh ung thư,như ung thư thực quản,đại tràng,trực tràng,tuyến tụy, gan, và tuyến tiền liệt và túi mật, đường mật, vú, nội mạc tử cung, cổ tử cung và buồng trứng ở phụ nữ. Ngừng thở khi ngủ ở những người quá béo phì gây ra những nguy cơ nghiêm trọng. Béo phì cũng liên quan đến tăng tỷ lệ gan nhiễm mỡ, trào ngược dạ dày-thực quản, viêm xương khớp, gút, đau lưng, nhiễm trùng da, và trầm cảm. Thiểu năng sinh dục ở nam và vô sinh ở cả hai giới là phổ biến ở bệnh béo phì; ở nữ béo phì có thể kết hợp với chứng tăng tiết androgen (hội chứng buồng trứng đa nang).

Điều trị

Béo phì là bệnh mãn tính cần điều trị và thay đổi lối sống liên tục. Điều trị là quan trọng bởi các nguy cơ sức khỏe liên quan, nhưng khá khó khăn bởi lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả bị hạn chế. Tăng cân lại sau khi giảm cân là phổ biến trong tất cả các phương pháp điều trị. Sự cấp bách và lựa chọn các phương pháp điều trị nên dựa trên chỉ số BMI và đánh giá các nguy cơ. Chế độ ăn uống, tập thể dục, và thay đổi lối sống được khuyến cáo cho tất cả các trường hợp có chỉ số BMI ≥ 25 kg/m2. Thay đổi lối sống bằng cách tư vấn nhóm, ghi nhật ký chế độ ăn uống, và bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống. Những thói quen ăn uống phải được theo dõi cẩn thận (tránh thói quen ăn căng tin, chia nhỏ bữa ăn và thường xuyên, ăn sáng). Giảm 7500 kcal năng lượng nạp vào sẽ giảm trọng lượng khoảng 1 kg. Do đó, ăn ít hơn 100 kcal/ngày trong một năm sẽ giảm 5 kg, và giảm nạp 1000 kcal/ngày sẽ giảm ~ 1 kg mỗi tuần. Tăng hoạt động thể chất tối thiểu là 150 phút tập vừa phải mỗi tuần.

Kết hợp điều trị thuốc và thay đổi lối sống ở bệnh nhân có chỉ số BMI ≥ 30 kg/m2 hoặc ≥ 27 kg/m2 kèm theo các bệnh liên quan béo phì. Orlistat là thuốc được lưu hành do Cục Quản lý Thực phẩm và

Dược phẩm Hoa Kỳ kiểm định để điều trị bệnh béo phì; một số thuốc khác đã bị cấm lưu hành vì có nhiều tác dụng phụ. Orlistat, một chất ức chế lipase ruột, làm giảm cân mức vừa phải (9 - 10% sau 12 tháng cùng với thay đổi lối sống) vì thuốc gây giảm hấp thu chất béo. Metformin, exenatide và liraglutide làm giảm trọng lượng cơ thể cho những bệnh nhân bị béo phì và tiểu đường type 2, nhưng chúng không được chỉ định cho những bệnh nhân không bị tiểu đường.

Phẫu thuật giảm cân béo phì

Hình. Quá trình phẫu thuật giảm cân. Ví dụ những can thiệp phẫu thuật đường tiêu hóa. A. Phẫu thuật nội soi thắt băng dạ dày (LAGB). B. Phẫu thuật Roux-en-Y nối tắt dạ dày. C. Chuyển dòng mật-tụy qua tá tràng. D. Chuyển dòng mật-tụy.

Phẫu thuật giảm béo nên được xem xét cho các bệnh nhân quá béo phì (BMI ≥ 40kg/m2) hoặc béo phì vừa phải (BMI ≥ 35kg/m2) và mắc một bệnh nghiêm trọng, với những thất bại lặp lại của phương pháp điều trị khác, cân nặng thích hợp trong >3 năm, có thể chịu đựng phẫu thuật, và không nghiện ngập hay không bị bệnh tâm thần nghiêm trọng. Phẫu thuật giảm cân hoặc là hạn chế (hạn chế lượng thức ăn trong dạ dày có thể giữ và chậm làm rỗng dạ dày), chẳng hạn như phẫu thuật nội soi thắt băng dạ dày bằng silicon, hoặc hạn chế- giảm hấp thu, như phẫu thuật Roux-en-Y nối tắt dạ dày. Các phương pháp này giúp 30-35% bệnh nhân giảm cân mà duy trì cân nặng được trong 4 năm khoảng 40% bệnh nhân. Các biến chứng bao gồm hẹp miệng nối, loét mép khâu,và hội chứng Dumping. Phương pháp hạn chế-giảm hấp thu phải bổ sung vi chất dinh dưỡng suốt đời (sắt, folate, canxi, vitamin B12 và D) và có nguy cơ tăng sản tế bào đảo tụy và hạ đường huyết.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh thừa sắt: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Các triệu chứng sớm bao gồm suy nhược, mệt mỏi, giảm cân, da màu đồng hoặc đậm hơn, đau bụng, và mất ham muốn tình dục.

Biện pháp tránh thai: kế hoạch hóa gia đình

Thuốc ngừa thai khẩn cấp, chỉ chứa progestin hoặc kết hợp estrogen và progestin, có thể được sử dụng trong vòng 72h sau giao hợp không được bảo vệ.

Các loại tác nhân hóa trị ung thư và độc tính chủ yếu

Trong khi tác dụng của hóa chất điều trị ung thư tác động chủ yếu lên quần thể tế bào ác tính, hầu hết các phác đồ đang dùng hiện nay cũng có tác động mạnh mẽ đến các mô bình thường.

Đỏ mắt hoặc đau mắt

Mất thị lực đột ngột hoặc nhìn đôi ở những trường hợp mắt không bị đau và không bị viêm thường là các rối loạn thị giác hoặc thần kinh nghiêm trọng và nên được theo dõi chặt chẽ.

Liệt đa dây thần kinh sọ

Rối loạn vận động hoàn toàn mà không thiểu dưỡng thì nghi ngờ bệnh nhược cơ, liệt hai bên mặt thì phổ biến trong hội chứng Guillain-Barré.

Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa

Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.

Tăng thân nhiệt: nguyên lý nội khoa

Khó phân biệt được sốt hay tăng thân nhiệt. Bệnh sử thường rất hữu ích, ví dụ tiền căn tiếp xúc nhiệt độ hay điều trị bằng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều nhiệt.

Viêm xơ đường mật nguyên phát: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Cholestyramine giúp kiểm soát ngứa. Bổ sung vitamin D và calci có thể làm chậm quá trình mất xương.

Các bệnh da nhiễm khuẩn hay gặp

Viêm mô tế bào ngoài da, phổ biến nhất là ở mặt, đặc trưng bởi mảng tổn thương màu đỏ tươi, ranh giới rõ, đau nhiều, ấm. Do ngoài da bị nhiễm trùng và phù nề.

Sốc phản vệ: nguyên lý nội khoa

Thời gian khởi phát rất đa dạng, nhưng các triệu chứng thường xảy ra trong khoảng vài giấy đến vài phút sau phơi nhiễm với kháng nguyên dị ứng.

Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng

Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 phần trăm và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ.

Mê sảng: nguyên lý nội khoa

Cách tiếp cận hiệu quả nhất để đánh giá mê sảng cho phép bệnh sử và khám lâm sàng định hướng cận lâm sàng. Không có trình tự đơn giản nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân.

Tăng bạch cầu: nguyên lý nội khoa

Bệnh lý huyết học, bệnh bạch cầu, u lympho, hội chúng tăng sinh tủy mạn ác tính và loạn sản tủy, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu trung tính mạn vô căn.

Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)

Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.

Sốc nhiễm trùng với các biểu hiện ở da

Biểu hiện bóng xuất huyết với hoại tử và loét trung tâm và một vành ban đỏ trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa hoặc Aeromonas hydrophila.

Bệnh Addison: suy tuyến thượng thận

Các biểu hiện bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, sụt cân, đau bụng, sắc tố ở da và niêm mạc, thèm muối, hạ huyết áp.

Mệt mỏi toàn thân

Vì có nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi, nên việc hỏi bệnh sử kĩ lưỡng, hỏi lược qua các cơ quan, và khám lâm sàng rất quan trọng để thu hẹp và tập trung vào các nguyên nhân phù hợp.

Nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI)

Troponins T và I cơ tim khá đặc hiệu trong tổn thương cơ tim và là hai chỉ dấu được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Nồng độ hai chỉ dấu này tăng kéo dài trong 7 đến 10 ngày.

Yếu và liệt: nguyên lý nội khoa

Khi khai thác bệnh sử nên chú trọng vào tốc độ tiến triển của tình trạng yếu, triệu chứng về cảm giác hay các triệu chứng thần kinh khác, tiền sử dùng thuốc, các bệnh lí làm dễ và tiền sử gia đình.

Biến chứng nhồi máu cơ tim ST chênh lên

Vỡ vách liên thất và hở van hai lá cấp do thiếu máu, nhồi máu cơ nhú xảy ra trong tuần đầu tiên sau nhồi máu và có đặc điểm là suy tim sung huyết cấp với âm thổi mới xuất hiện.

Bệnh thoái hóa dạng bột: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Bệnh thoái hóa dạng bột được xác định bởi tính chất sinh hóa của protein trong sự lắng đọng các sợi và được phân loại theo toàn thân hay tại chỗ, mắc phải hay di truyền.

Chứng nito huyết: nguyên lý nội khoa

Khi suy thận nặng, triệu chứng thiếu máu có thể tiến triển dẫn đến một hoặc nhiều các triệu chứng sau, chán ăn, mất vị giác, nôn, buồn nôn, hôn mê, lơ mơ, run vỗ cánh, viêm màng phổi.

Đau đầu: nguyên lý nội khoa

Kiểm tra toàn bộ hệ thống thần kinh là rất quan trong trong đánh giá đau đầu. Nếu kiểm tra bất thường hoặc nghi ngờ các nguyên nhân tiềm ẩn, bước đầu chỉ định chuẩn đoán hình ảnh.

Hạ và tăng magie máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Giảm Mg huyết thường do những rối loạn ở thận hoặc phân phối Mg ở ruột và được phân loại như nguyên phát hoặc thứ phát.

Giảm và tăng phosphate máu: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Các nguyên nhân gây giảm phosphate máu bao gồm giảm hấp thụ đường ruột do thiếu hụt vitamin D, các thuốc kháng acid gắn P, kém hấp thu.