Bệnh phổi do môi trường: nguyên lý nội khoa

2018-04-04 04:04 PM

Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong nước.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khả năng phát triển các bệnh về phổi phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường. Chương này sẽ tập trung vào sự phơi nhiễm nghề nghiệp và các chất hóa học độc hại. Tuy nhiên, rất nhiều sự phơi nhiễm ngoài trời không liên quan tới nghề nghiệp như khói thuốc lá (ung thư phổi), khí radon (ung thư phổi), và khói bếp (COPD) cũng nên được xem xét. Kích thước của các hạt là yếu tố quan trọng tác động vào sự phơi nhiễm từ môi trường vào hệ hô hấp. Các hạt đường kính >10 μm được bắt giữ bởi đường hô hấp trên. Các hạt đường kính 2.5–10 μm sẽ lắng đọng tại cây khí phế quản phía trên, trong khi các hạt nhỏ hơn (bao gồm các hạt nano) sẽ đi tới phế nang.

Khí dạng hòa tan trong nước như ammonia được hấp thụ ở đường thở trên và gây kích thích và co phế quản phản ứng, trong khi khí ít hòa tan trong nước (ví dụ, phosgene) có thể đi tới phế nang và gây viêm phổi cấp nguy kịch do chất hóa học.

Tiếp cận bệnh nhân bệnh phổi môi trường

Do có nhiều loại bệnh phổi nghề nghiệp (pneumoconio-sis) có thể tương tự với các bệnh không rõ sự liên quan tới các yếu tố môi trường, việc khai thác tiền sử nghề nghiệp một cách cẩn thận là điều cần thiết. Với nhiều loại nghề nghiệp, phơi nhiễm với môi trường đặc biệt, việc sử dụng các thiết bị bảo vệ đường thở và sự thông khí trong môi trường làm việc có thể mang lại những thông tin quan trọng. Đánh giá sự phát triển theo thời gian của các triệu chứng liên quan tới công việc của người bệnh cũng rất hữu ích.

Xquang ngực hữu ích trong việc đánh giá bệnh phổi nghề nghiệp, nhưng nó có thể đánh giá quá mức hoặc đánh giá thấp vài trò tác động của bệnh bụi phổi. Kiểm tra chức năng phổi nên được tiến hành để đánh giá mức độ tổn thương, nhưng chúng không gợi ý chẩn đoán đặc hiệu. Sự thay đổi trong hô hấp kế trước và sau khi thay đổi công việc có thể mang lại bằng chứng rõ ràng về sự co thắt phế quản khi nghi ngờ bệnh hen do nghề nghiệp. Một số phương pháp giúp phân biệt các bệnh phổi nghề nghiệp; Xquang ngực được sử dụng rộng rãi, và CT ngực có thể đưa lại những đánh giá chi tiết hơn.

Bụi vô cơ- phơi nhiễm nghề nghiệp và bệnh phổi nghề nghiệp

Bệnh phổi liên quan đến Amiăng

Sự phơi nhiễm amiăng có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất amiăng (từ khai thác đến sản xuất), thường thì sự phơi nhiễm amiăng xảy ra ở nghề đóng tàu và các việc xây dựng khác (ví dụ, đặt ống dẫn nước, công nghiệp xanh chảo) và trong sản xuất quần áo bảo hộ và vật liệu ma xát (ví dụ, phanh xe và côn). Bên cạnh sự phơi nhiễm ở những khu vực này, phơi nhiễm ở bên ngoài (ví dụ, vợ chồng) có thể là nguyên nhân của bệnh phổi liên quan đến amiăng.

Một số bệnh hô hấp có liên quan đến phơi nhiễm amiăng. Sự xơ cứng màng phổi ám chỉ đã có tình trạng nhiễm amiăng xảy ra, nhưng chúng không phải là triệu chứng. Bệnh phổi kẽ thường liên quan tới nhiễm amiăng, về bệnh học và nguyên nhân thì giống với bệnh xơ phổi tự phát; nó thường được đi kèm bởi tình trạng giảm thông khí hạn chế cùng với giảm khả năng khuếch tán khí CO (Dlco) qua xét nghiệm chức năng phổi. Bệnh phổi do amiăng có thể phát triển sau 10 năm phơi nhiễm, và không có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Tràn dịch màng phổi lành tính có thể xảy ra sau nhiễm amiăng. Ung thư phổi rất có liên quan tới nhiễm amiăng, nhưng lại không có biểu hiện rõ ràng trong ít nhất 15 năm sau khi nhiễm lần đầu tiên. Ung thư phổi lành tính có thể xuất hiện sau nhiễm amiăng. Ung thư phổi hoàn toàn có liên quan tới nhiễm amiăng, nhưng không có biểu hiện trong ít nhất 15 năm kể từ lần nhiễm đầu tiên. Nguy cơ ung thư phổi tăng lên nhiều lần khi hút thuốc lá. Thêm nữa, u trung biểu mô (cả màng phổi và màng bụng) đều liên quan tới nhiễm mesothe-liomas, nhưng lại không liên quan tới hút thuốc.

Việc nhiễm mesothe-liomas trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn tới u trung biểu mô, bệnh này không phát triển sau lần nhiễm đầu tiên trong cả thập kỉ. Sinh thiết màng phổi, đặc biệt là khi phẫu thuật mở lồng ngực, là điều bắt buộc để chẩn đoán u trung biểu mô.

Bệnh bụi phổi Silic - Silicosis

Bệnh bụi phổi silic có nguyên nhân từ nhiễm silic tự do (thạch anh pha lê -  crystalline quartz), xuất hiện trong nghề mỏ, cắt đá, công nghiệp mài (ví dụ: đá, đất sét, thủy tỉnh, và sản xuất ximăng), lò đúc và khai thác đá. Phơi nhiễm số lượng lớn trong thời gian ngắn (khoảng 10 tháng) có thể gây nên bệnh bụi phổi silic cấp, về bệnh học giống với bệnh tích protein phế nang và liên quan tới đặc điểm trên CT ngực có tên là “crazy paving”.

Bệnh bụi phổi silic cấp có thể nặng và không ngừng tiến triển, trong khi rửa phổi có thể là phương pháp điều trị hiệu quả.

Nhiễm silic trong thời gian dài có thể gây nên bệnh silicosis đơn thuần, với hình cản quang dạng vòng nhỏ tại thùy trên của phổi. Sự vôi hóa các hạch ở rốn phổi có thể mang tới hình ảnh “vỏ trứng” đặc trưng. Xơ hóa hạch tiến triển trong bệnh silicosis phức tạp có thể gây nên khối có đường kính > 1cm. Khi các khối như vậy trở nên lớn hơn, thuật ngữ xơ hóa dạng khối tiến triển được sử dụng để diễn tả nguyên nhân. Vì suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, bệnh nhân silicosis có nguy cơ cao bị lao phổi, nhiễm các mycobacteria không điển hình và nấm phổi. Silic cũng có thể gây nên ung thư phổi.

Bệnh nụi phổi do khai thác than-Coal Worker’s Pneumoconiosis (CWP)

Phơi nhiễm bụi than do nghề nghiệp dẫn tới bệnh CWP, ít gặp ở các công nhân khai thác than tại phía tây nước Mỹ vì nguy cơ từ nhựa than rải đường ở khu vực này là tương đối thấp. CWP đơn thuần được định nghĩa về mặt xquang là các nốt cản quang nhỏ và không điển hình; tuy nhiên, lại dẫn đến nguy cơ cao COPD. Sự phát triển thành các nốt lớn hơn (đường kính > 1cm), thường ở thùy trên, là đặc trưng của CWP phức tạp. CWP phức tạp thường có triệu chứng điển hình và đi kèm với suy giảm chức năng phổi và tăng tỉ lệ tử vong.

Ngộ độc Beryllium

Nhiễm beryllium có thể xảy ra trong sản xuất hợp kim, gốm, và thiết bị điện.

Nhiễm beryllium cấp hiếm khi gây nên viêm phổi cấp, nhưng lại hay gây ra bệnh u hạt mạn tính rất giống với sarcoidosis. Về mặt Xquang, nhiễm beryllium mạn, như sarcoidosis, đặc trưng bởi các nốt ở cạnh vách. Trong bệnh sarcoidosis, thông khí tắc nghẽn, thông khí hạn chế, giảm Dlco khi xét nghiệm chức năng phổi đều có thể gặp. Nội soi phế quản sinh thiết xuyên phế quản là điều cần thiết để chẩn đoán bệnh nhiễm beryllium mạn. Cách tốt nhất để phân biệt bệnh nhiễm beryllium mạn với sarcoidosis là đánh giá sự quá mẫn muộn với beryllium qua xét nghiệm tăng sinh lympho trong máu hoặc qua rửa phế quản. Loại bỏ sự nhiễm beryllium là cần thiết, và corticosteroid có thể được chỉ định.

Bụi hữu cơ - phơi nhiễm nghề nghiệp và bệnh phổi nghề nghiệp

Bụi Cotton (bệnh bụi phổi bông - Byssinosis)

Nhiễm bụi xảy ra trong quá trình sản xuất sởi chỉ trong dệt may. Vào giai đoạn sớm của bệnh, tức ngực xảy ra vào lúc cuối ngày làm việc đầu tiên trong tuần. Ở các trường hợp nặng hơn, các triệu chứng còn biểu hiện trong suốt cả tuần làm việc. Sau ít nhất 10 năm phơi nhiễm, tắc nghẽn đường thở mạn tính có thể xảy ra. Ở những cá nhân đã có triệu chứng thì việc hạn chế phơi nhiễm là cần thiết.

Bụi hạt

Nông dân và những người trồng lúa có nguy cơ cao bị bệnh phổi liên quan đến bụi hạt, gần giống với bệnh COPD. Triệu chứng gồm ho xuất tiết, wheezing, và khó thở. Kiểm tra chức năng phổi thấy tắc nghẽn đường thở.

Bệnh phổi của người nông dân

Phơi nhiễm với nấm mốc có chứa actinomycete ưa nhiệt có thể dẫn tới sự tiến triển của bệnh viêm phổi quá mẫn. Trong vòng 8h đầu sau nhiễm, các biểu hiện cấp gồm sốt, ho và khó thở. Nếu tái nhiễm sẽ tiến triển thành bệnh phổi kẽ mạn tính.

Chất độc hóa học

Nhiều chất độc hóa học có thể gây bệnh ở phổi dưới dạng hơi nước và khí. Ví dụ, hít phải khói có thể gây chết người ở lính cứu hỏa và nạn nhân qua nhiều cơ chế khác nhau. any toxic chemicals can affect the lung in the form of vapors and gases. Ngộ độc CO có thể gây hạ oxy máu trầm trọng tới mức đe dọa sự sống. Đốt cháy nhựa và polyurethane làm giải phóng các chất độc trong đó có cyanide. Bệnh hen nghề nghiệp có nguyên nhân từ sự phơi nhiễm với diisocyanates có ở trong polyurethane và acid anhydride có ở trong epoxide. Khí radon, được giải phóng từ vật chất trong đất và chủ yếu trong xây dựng, là yếu tố nguy cơ của ung thư phổi.

Điều trị bệnh phổi do môi trường

Điều trị bệnh phổi do môi trường bao gồm việc hạn chế hoặc tránh phơi nhiễm với các chất độc. Bệnh phổi kẽ mạn tính (ví dụ: bệnh phổi do amiăng, CWP) không đáp ứng với glucocorticoid, nhưng phơi nhiễm cấp tính với bụi hữu cơ có thể đáp ứng với corticosteroid. Điều trị bệnh hen nghề nghiệp (ví dụ: diisocyanate) phải tuân theo hướng dẫn điều trị hen thông thường, và điều trị COPD nghề nghiệp (ví dụ, byssinosis) phải tuân theo hướng dẫn điều trị COPD thông thường.

Bài viết cùng chuyên mục

Động vật thuộc bộ cánh màng đốt

Bệnh nhân với tiền căn dị ứng với vết đốt của côn trùng nên mang theo một bộ kit sơ cấp cứu khi bị ong đốt và đến bệnh viện ngay khi sơ cứu.

Tâm phế mãn: nguyên lý nội khoa

Thở nhanh, nhịp đập thất phải dọc bờ trái xương ức, tiếng P2 lớn, tiếng T4 nghe bên phải, xanh tím, móng tay dùi trống là những biểu hiện muộn.

Nhiễm độc sinh vật biển do cắn đốt

Cân nhắc kháng sinh theo kinh nghiệm bao phủ cả Staphylococcus và Streptococcus đối với những vết thương nghiêm trọng hoặc nhiễm độc ở ký chủ bị suy giảm miễn dịch.

Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa

Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.

Các rối loạn liên quan đến bệnh dạ dày

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì hoặc có khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Xác định chuẩn đoán bằng nội soi.

Khám lâm sàng bệnh da liễu

Kiểm tra da nên được thực hiện trong phòng đủ ánh sáng và bệnh nhân phải được bộc lộ hoàn toàn khi khám. Cùng thiết bị khám hữu ích bao gồm một kính lúp.

Mất thị lực từ từ

U thần kinh thị hoặc u giao thoa thị giác tương đối hiếm, nhưng thường không phát hiện ra vì chúng gây mất thị lực từ từ và ít khi tìm ra khi khám lâm sàng, ngoại trừ có mờ đĩa thị.

Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ bệnh da

Có ích cho việc phát hiện nấm ngoài da hoặc nấm men. Vảy da được lấy từ rìa của tổn thương bằng cách cạo nhẹ nhàng bằng bản kính mang mẫu ở kính hiển vi hoặc một lưỡi dao.

Liệt đa dây thần kinh sọ

Rối loạn vận động hoàn toàn mà không thiểu dưỡng thì nghi ngờ bệnh nhược cơ, liệt hai bên mặt thì phổ biến trong hội chứng Guillain-Barré.

Bệnh phổi kẽ: nguyên lý nội khoa

Các triệu chứng thường gặp trong bệnh phổi kẽ bao gồm khó thở và ho khan. Triệu chứng ban đầu và thời gian khởi phát có thể hỗ trợ trong chẩn đoán phân biệt.

Chấn thương đầu: nguyên lý nội khoa

Thay đổi tri giác kéo dài có thể do máu tụ trong nhu mô não, dưới màng nhện hay ngoài màng cứng tổn thương sợi trục lan tỏa trong chất trắng.

Thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu và chảy máu cấp

Tương tự, các nguyên nhân mắc phải có mối liên hệ với các yếu tố ngoài hồng cầu vì hầu hết các yếu tố này là ngoại sinh. Trường hợp ngoại lệ là hồng cầu tan máu ure máu có tính gia đình.

Đau đầu: nguyên lý nội khoa

Kiểm tra toàn bộ hệ thống thần kinh là rất quan trong trong đánh giá đau đầu. Nếu kiểm tra bất thường hoặc nghi ngờ các nguyên nhân tiềm ẩn, bước đầu chỉ định chuẩn đoán hình ảnh.

Viêm gan mãn tính: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Một số bệnh nhân có xuất hiện các biến chứng xơ gan: cổ trướng, dãn tĩnh mạch chảy máu, bệnh lý não, và lách to.

Hội chứng chuyển hoá: nguyên lý nội khoa

Sự gia tăng các chất chuyển hoá của acid béo nội bào góp phần vào sự đề kháng insulin bằng cách hạn chế con đường tín hiệu insulin và gây tích tụ triglycerides ở xương.

Viêm khớp vảy nến: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Một số bệnh nhân sẽ mang kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA B27, khởi phát của bệnh vảy nên thường trước khi có sự phát triển của bệnh khớp.

Đau vai và cổ: nguyên lý nội khoa

Viêm xương khớp cột sống cổ có thể gây đau cổ lan ra sau đầu, lưng hoặc tay, có thể là nguyên nhân đau đầu vùng chẩm sau. Có thể xuất hiện kết hợp bệnh lý rễ và tủy.

Ghép thận: nguyên lý nội khoa

Tạng ghép của người sống cho kết quả tốt nhất, phần vì tối ưu hóa sự liên kết các mô và phần vì thời gian đợi chờ có thể giảm đến mức tối thiểu.

Sỏi mật: nguyên lý nội khoa

Phần lớn sỏi mật phát triển thầm lặng nghĩa là bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng gì. Triệu chứng xuất hiện khi sỏi gây viêm hoặc tắc ống túi mật hoặc ống mật chủ.

Tiêu chảy: nguyên lý nội khoa

Các chất tan không được hấp thu làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, gây kéo nước tràn vào lòng ruột; thường giảm khi nhịn ăn; khoảng trống nồng độ osmol trong phân.

Nuốt khó: nguyên lý nội khoa

Nuốt khó gần như luôn luôn là triệu chứng của một bệnh cơ quan hơn là một than phiền chức năng. Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn hầu, soi huỳnh quang có quay video khi nuốt có thể giúp chẩn đoán.

Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa

Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.

Chèn ép tủy sống ở bệnh nhân ung thư

U tủy sống nguyên phát hiếm gặp, và chèn ép tủy là triệu chứng thường gặp do di căn ngoài màng cứng từ khối u liên quan thân đốt sống, đặc biệt là tiền liệt tuyến, phổi, vú.

Phù phổi cấp: nguyên lý nội khoa

Bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nặng, thường vã mồ hôi, đột ngột ngồi bật dậy, thở nhanh, xanh tái có thể biểu hiện. Ran phổi hai phế trường, tiếng tim thứ ba có thể xuất hiện.

Viêm tụy mãn: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Đau là triệu chứng chủ yếu. Sút cân, đại tiện phân mỡ, và các triệu chứng kém hấp thu khác. Khám thực thể thường thường không có gì nổi bật.