- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Nguyên lý y học nội khoa
- Bệnh lý tĩnh mạch và bạch huyết
Bệnh lý tĩnh mạch và bạch huyết
DVT có thể phòng bằng cách đi lại sớm sau phẫu thuật hoặc heparin khối lượng phân tử liều thấp trong quá trình nằm giường bệnh kéo dài.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Viêm tắc tĩnh mạch máu nông
Một rối loạn lành tính đặc trưng bởi các hồng ban, đau, và phù dọc theo tĩnh mạch tổn thương. Liệu pháp bảo tồn bao gồm giữ nhiệt tại chỗ, thuốc chống viêm như aspirin. Các tình trạng trầm trọng hơn như viêm tế bào, hoặc viêm mạch bạch huyết có thể biểu hiện tương tự, nhưng thường kèm theo sốt, rét run, hạch to, và các đường sọc đỏ nông trên bề mặt dọc theo mạch bạch huyết viêm.
Bảng. CÁC BỆNH LÝ TĂNG NGUY CƠ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH
Phẫu thuật: chỉnh hình, lồng ngực, bụng và niệu dục.
Ung thư: Tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, đường niệu, vú, dạ dày.
Chấn thương: gãy cộtsống, xương chậu, xương đùi, xương chày.
Bất động: Nhồi máu cơ tim cấp,suy tim sung huyết, đột quỵ, hậu phẫu.
Mang thai: sử dụng Estrogen (nhằm thay thế hoặc ngừa thai).
Tình trạng tăng đông máu: kháng proteinChoạt hóa; đột biến prothrombin 20210A; Thiếu antithrombin III, protein C, hoặc protein S; kháng thể chống phospholipid; bệnh tăng sinh tủy; rối loạn fibrinogen máu, hội chứng đông máu rải rác nội mạch.
Viêm tĩnh mạch: viêm thuyên tắc mạch, bệnh Behçet’s, homocystin niệu.
Huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Đây là bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến thuyên tắc phổi. Đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân nằm lâu ngày, bn với bệnh suy nhược mãn tính, và bn với bệnh lý ác tính.
Bệnh sử
Đau hoặc căng cứng bắp chân hoặc bắp đùi, thường xảy ra 1 bên; có thể không triệu chứng, kèm theo thuyên tắc phổi là các biểu hiện chính.
Thăm khám lâm sàng
Thường bình thường; phù khu trú hoặc đau khi sờ có thể xảy ra tại tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
Cận lâm sàng
Xét nghiêm d-Dimer nhạy nhưng không đặc hiệu để chẩn đoán. Xét nghiệm không xâm lấn hữu hiệu nhất là siêu âm tĩnh mạch sâu với Doppler [nhạy nhất cho DVT phần gần (phần trên chân), ít nhạy hơn cho DVT vùng bắp chân]. Chụp tĩnh mạch xâm lấn hiếm khi được chỉ định. MRI có thể hữu hiệu nhằm chẩn đoán DVT đoạn gần và DVT trong tĩnh mạch chậu hoặc trong tĩnh mạch chủ trên/dưới.
Điều trị bệnh tĩnh mạch
Chống đông đường toàn thân với heparin [5000-10,000-U bolus, sau đó truyền IV liên tục nhằm giữ aPTT ở mức 2 × bình thường (hoặc sử dụng nomogram: 80-U/kg bolus sau đó truyền 18 (U/kg)/h)] hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) (VD, enoxaparin 1 mg/kg tiêm dưới da 2 lần/ ngày), sau đó dùng warfarin uống (dùng heparin trong ít nhất 4–5 ngày và tiếp tục trong ít nhất 3 tháng nếu tĩnh mạch sâu đoạn gần bị ảnh hưởng).
Điều chỉnh liều warfarin nhằm giữ prothrombin time INR 2.0–3.0.
DVT có thể phòng bằng cách đi lại sớm sau phẫu thuật hoặc heparin khối lượng phân tử liều thấp trong quá trình nằm giường bệnh kéo dài (5000 U tiêm dưới da 2-3 lần/ngày) hoặc heparin phân tử thấp (VD, enoxaparin 40 mg SC hàng ngày), hỗ trợ bằng băng áp lực. Sau phẫu thuật gối hoặc hông, wafarin (INR 2.0–3.0) là chỉ định có hiệu quả. LMWHs đều hiệu quả trong phòng chống DVT sau phẫu thuật tổng quát hoặc chỉnh hình
Suy tĩnh mạch mạn tính
Là hậu quả của huyết khối tĩnh mạch sâu trước đó hoặc suy van tĩnh mạch và biểu hiện đau âm ỉ mạn tính nặng dần khi đứng lâu, phù, và suy tĩnh mạch nông. Có thể dẫn đến hồng ban, tăng sắc tố, và viêm tế bào tái phát; vết loét có thể xuất hiện ở mắt cá trong và ngoài. Điều trị bao gồm băng áp lực và nâng cao chân.
Phù bạch huyết
Phù mạn tính, phù không đau, thường ở chi dưới; có thể nguyên phát (di truyền) hoặc thứ phát do tổn thương hoặc tắc nghẽn mạch bạch huyết (VD, viêm bạch mạch tái phát, khối u, bệnh giun chỉ bạch huyết).
Thăm khám lâm sàng
Phù ấn lõm ở các giai đoạn đầu; chi trở nên cứng dần với phù ấn không lõm.
Phân biệt với suy tĩnh mạch mạn tính, bệnh có tăng sắc tố, viêm da, và suy tĩnh mạch nông.
Cận lâm sàng
Siêu âm bụng và hố chậu hoặc CT hoặc MRI nhằm xác định tổn thương tắc nghẽn. Chụp mạch bạch huyết hoặc xạ hình bạch mạch (hiếm khi làm) nhằm khẳng định chẩn đoán.Nếu phù 1 bên, phân biệt với DVT nhờ các xét nghiệm tĩnh mạch không xâm lấn (như trên).
Điều trị phù bạch huyết
(1) Vệ sinh chân sạch sẽ nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng, (2) nâng cao chân, (3) vớ nén và/hoặc giày nén bằng khí. Nên tránh dùng lợi tiểu nhằm phòng tránh suy giảm thể tích trong lòng mạch.
Bài viết cùng chuyên mục
Trụy tim mạch và đột tử: nguyên lý nội khoa
Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp có thể được thúc đẩy bởi các rối loạn điện giải, hạ oxy máu, toan hóa hoặc cường giao cảm nhiều, cũng như có thể xảy ra trong tổn thương CNS.
Ung thư đại trực tràng và hậu môn
Phần lớn ung thư đại tràng có nguồn gốc từ các polyp tuyến. Các bậc di truyền từ polyp đến loạn sản thành ung thư tại chỗ, ung thư thâm nhiễm đã được xác định.
Đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu ST không chêch
Bệnh nhân với có khả năng thấp thiếu máu tiến triển được theo dõi bởi chuỗi điện tâm đồ và men tim trong huyết thanh, và tình trạng đau ngực; nếu tất cả xét nghiệm trên đều âm tính.
Bệnh gan do rượu: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Rối loạn chức năng của ty nạp thể, cảm ứng enzym vi thể làm thay đổi chuyển hóa thuốc peroxy hóa lipid làm tổn thương màng.
Bệnh sỏi thận: nguyên lý nội khoa
Sỏi bể thận có thể không có triệu chứng hoặc gây đái máu đơn thuần, tắc nghẽn có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo đường tiết niệu.
Suy tim: nguyên lý nội khoa
X quang ngực có thể thấy tim to, tái phân phối tuần hoàn phổi, đường Kerley B, tràn dịch màng phổi. Rối loạn chức năng co bóp và tâm trương thất trái có thể tiếp cận bằng siêu âm tim Doppler.
Phòng các biến chứng của xơ vữa động mạch
Các hướng dẫn Chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia dựa trên nồng độ LDL huyết tương và các yếu tố nguy cơ khác.
Xơ cứng toàn thân (SSC): nguyên lý chẩn đoán điều trị
Xơ cứng toàn thân là một rối loạn đa cơ quan đặc trưng bởi dày da và đặc biệt có sự tham gia của nhiều cơ quan nội tạng.
Tiếp cận theo dõi monitor: nguyên lý nội khoa
Các sai sót y khoa thường xảy ra ở ICU. Các tiến bộ về kĩ thuật cho phép nhiều bệnh nhân ít hoặc không có cơ hội phục hồi có nhiều cơ hội hơn khi nằm ở ICU.
Nhiễm kiềm chuyển hóa: nguyên lý nội khoa
Các loại nhiễm kiềm chuyển hóa thường gặp thường được chẩn đoán dựa vào tiền sử, thăm khám, và/hoặc những xét nghiệm cơ bản. Khí máu động mạch sẽ giúp xác định.
Suy giảm chức năng thần kinh ở bệnh nhân nặng
Phần lớn những bệnh nhân ở ICU tiến triển thành mê sảng, được mô tả bởi những thay đổi cấp tính về trạng thái tâm thần, giảm tập trung, suy nghĩ hỗn loạn.
Viêm cầu thận tiến triển nhanh: nguyên lý nội khoa
Điều trị chuẩn ban đầu cho viêm cầu thận tiến triển nhanh liên quan đến kháng thể kháng bạch cầu đa nhân gồm Methylprednisolon và Cyclophosphamid.
Chọc dò màng phổi: nguyên lý nội khoa
Chọc từ phía sau là vị trí ưa thích để chọc dò. Chọn vị trí thuận lợi thì dễ dàng cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân nên ngồi ở góc giường, gập người ra trước, 2 tay ôm gối.
Bệnh lý lympho ác tính: nguyên lý nội khoa
Phần lớn ung thư bạch huyết chưa rõ nguyên nhân. Các tế bào ác tính đơn dòng và thường chứa nhiều bất thường về di truyền. Một số biến đổi di truyền đặc trưng cho các thực thể mô học đặc biệt.
Điều trị đau: nguyên lý nội khoa
Thuốc giảm đau có chất gây nghiện dùng đường uống hoặc đường tiêm có thể dùng trong nhiều trường hợp đau nặng. Đây là những thuốc hiệu quả nhất.
Ho ra máu: nguyên lý nội khoa
Khái huyết thường có nguồn gốc từ phế quản có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vì nguồn cấp máu thường là từ động mạch phế quản, nên có khả năng mất máu nhanh chóng.
Viêm gan do thuốc và nhiễm độc
Liều và thời điểm khởi phát có thể thay đổi; một số nhỏ bệnh nhân phơi nhiễm bị ảnh hưởng, có thể sốt, phán ban, đau khớp, rối loạn bạch cầu ưa acid.
Xơ vữa động mạch ngoại vi: nguyên lý nội khoa
Đo áp lực và siêu âm Doppler mạch ngoại vi trước và trong khi hoạt động nhằm định vị chỗ hẹp, chụp cộng hưởng từ mạch máu, chụp CT mạch máu.
Xơ gan mật tiên phát: nguyên lý chẩn đoán điều trị
Hội chứng Sjogren, bệnh mạch collagen, viêm tuyến giáp, viêm cầu thận, thiếu máu ác tính, toan hóa ống thận.
Bệnh thoái hóa dạng bột ống thận: nguyên lý nội khoa
Bệnh nhân không thể toan hóa nước tiểu mặc dù nhiễm toan hệ thống; có khoảng trống anion, phản ánh một sự giảm bài tiết amoni.
Suy hô hấp: nguyên lý nội khoa
Suy hô hấp tăng cacbondioxit do giảm thông khí phút và/hoặc tăng khoảng chết sinh lý. Trình trạng chung liên quan với suy hô hấp tăng cacbondioxit gồm bệnh lý thần kinh cơ.
Chăm sóc trong những giờ cuối của bệnh nhân
Đặc biệt, bác sĩ cần tinh tế với cảm giác và sự tuyệt vọng của các thành viên trong gia đình. Họ nên yên tâm rằng bệnh đang đúng tiền trình của nó và sự chăm sóc của họ cho bệnh nhân không sai.
Xuất huyết tiêu hóa dưới: nguyên lý nội khoa
Chảy máu không kiểm soát hoặc kéo dài, tái xuất huyết nặng, dò động mạch chủ ruột, Trường hợp chảy máu tĩnh mạch thực quản khó điều trị, cân nhắc đặt sonde cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh.
Bạch cầu cấp thể lympho/u lympho: nguyên lý nội khoa
Điều trị tích cực gắn với độc tính cao liên quan đến nền suy giảm miễn dịch. Glucocorticoid làm giảm tình trạng tăng canxi máu. Khối u có đáp ứng với điều trị nhưng thường trong thời gian ngắn.
Khám lâm sàng bệnh da liễu
Kiểm tra da nên được thực hiện trong phòng đủ ánh sáng và bệnh nhân phải được bộc lộ hoàn toàn khi khám. Cùng thiết bị khám hữu ích bao gồm một kính lúp.