Bệnh hạch bạch huyết: nguyên lý nội khoa

2018-02-12 12:01 AM

Khi một tế bào T tiếp xúc với một kháng nguyên mà nó nhận ra, nó sẽ tăng sinh và đến mạch bạch huyết đi. Mạch bạch huyết đi chứa đầy các kháng nguyên và tế bào T đặc hiệu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiếp xúc với kháng nguyên qua một vết thương ở da hoặc niêm mạch dẫn đến kháng nguyên bị bắt giữ bởi tế bào trình diện kháng nguyên và được vận chuyển trong kênh bạch huyết đến hạch lympho gần nhất. Các kênh bạch huyết chảy trong khắp cơ thể ngoại trừ ở não và xương. Bạch huyết vào trong hạch qua mạch bạch huyết đến và ra khỏi hạch qua mạch bạch huyết đi. Khi các tế bào trình diện kháng nguyên đi qua hạch lympho, chúng trình diện kháng nguyên đến các lympho bào đang nằm sẵn. Các lympho bào trong hạch được thay thế liên tục bởi các lympho bào “ngây thơ” có trong máu. Chúng được giữ lại trong hạch qua các thụ thể homing đặC biệt. Tế bào B nằm trong các nang lympho trong vùng vỏ; tế bào T nằm trong vùng cận vỏ. Khi một tế bào B gặp và immunoglobulin bề mặt của nó có thể kết hợp được với kháng nguyên, nó ở lại trong nang một vài ngày và hình thành trung tâm mầm nơi các gene immunoglobulin bị đột biến để cố gắng tạo ra kháng thể có ái lực cao với kháng nguyên. Tế bào B sau đó di chuyển đến vùng tuỷ, biệt hoá thành tương bào, và tiết ra immunoglobulin vào trong mạch bạch huyết đi.

Khi một tế bào T tiếp xúc với một kháng nguyên mà nó nhận ra, nó sẽ tăng sinh và đến mạch bạch huyết đi. Mạch bạch huyết đi chứa đầy các kháng nguyên và tế bào T đặc hiệu cho kháng nguyên đi qua nhiều hạch khác trên đường đi cho đến ống ngực, nơi dẫn lưu bạch huyết từ khắp nơi trong cơ thể. Từ ống ngực, bạch huyết đi vào dòng máu ở tĩnh mạch dưới đòn trái. Bạch huyết ở vùng đầu cổ và tay phải dẫn lưu vào tĩnh mạch dưới đòn phải. Từ dòng máu, kháng thể và tế bào T đi đến và khu trú ở các vị trí có nhiễm trùng.

Bệnh bạch huyết có thể do nhiễm trùng, bệnh ở hệ miễn dịch, bệnh ác tính, bệnh do tích trữ lipid, hoặc các bệnh khác chưa rõ nguyên nhân (vd, sarcoidosis, bệnh Castleman; Bảng). Hai cơ chế chính của bệnh là tăng sản, để phản ứng với kích thích miễn dịch hoặc nhiễm trùng, và thâm nhiễm, do các tế bào ung thư hoặc các đại thực bào ứ đầy lipid hoặc glycoprotein.

Bảng. CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH HẠCH BẠCH HUYẾT

1. Nhiễm trùng

a. Virus-hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (EBV, CMV), viêm gan do nhiễm trùng, herpes simplex, herpesvirus 6, varicella-zoster virus, rubella, sởi, adenovirus, HIV, viêm giáckết mạc mắt thành dịch, đậu mùa, herpesvirus 8

b. Vi khuẩn-streptococci, staphylococci, bệnh mèo cào, bệnh brucellosis, bệnh tularemia, dịch hạch, bệnh hạ cam, bệnh melioidosis, bệnh ngựa, lao, nhiễm mycobacterium không điển hình, giang mai nguyên phát và thứ phát, bạch hầu, phong

c. Nấm-histoplasmosis, coccidioidomycosis, paracoccidioidomycosis

d. Chlamydia-bệnh hột xoài, bệnh mắt hột

e. Ký sinh trùng-toxoplasmosis, leishmaniasis, trypanosomiasis, filariasis

f. Rickettsia-sốt mò, rickettsialpox, sốt Q

2. Bệnh miễn dịch

a. Viêm khớp dạng thấp

b. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

c. Các bệnh mô liên kết kết hợp

d. Lupus ban đỏ hệ thống

e. Viêm bì cơ

f. Hội chứng Sjögren

g. Bệnh huyết thanh

h. Tăng nhạy cảm với thuốc-diphenylhydantoin, hydralazine, allopurinol, primidone, vàng, carbamazepine, v.v

i. Bệnh lý hạch lympho phù mạch

j. Xơ gan mật nguyên phát

k. Bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ

l. Liên quan Silicone

m. Hội chứng tăng sinh mô bạch huyết tự miễn

3. Bệnh ác tính

a. Huyết học-bệnh Hodgkin, u lym pho không Hodgkin, bệnh

bạch cầu lympho cấp hoặc mạn, bệnh bạch cầu tế bào lông,

bệnh mô bào ác tính, amyloidosis

b. Di căn-từ nhiều vị trí nguyên phát

4. Bệnh tích tụ lipid-Gaucher, Niemann-Pick, Fabry, Tangier

5. Bệnh nội tiết-cường giáp

6. Các bệnh khác

a. Bệnh Castleman (tăng sản hạch lympho khổng lồ)

b. Sarcoidosis

c. Viêm hạch bạch huyết đỏ da

d. Bệnh bạch cầu hạt dạng lympho

e. Viêm hạch bạch huyết hoại tử tăng mô bào (bệnh Kikuchi)

f. Bệnh mô bào xoang gây hạch bạch huyết to (bệnh RosaiDorfman)

g. Hội chứng hạch-da niêm (bệnh Kawasaki)

h. Bệnh tăng mô bào X

i. Sốt Địa Trung Hải có tính gia đình

j. Tăng triglycerid máu nặng

k. Biến đổi mạch máu của các xoang

l. Viêm giả u của hạch bạch huyết

m. Suy tim sung huyết

Viết tắt: CMV, cytomegalovirus; EBV, Epstein-Barr virus

Tiếp cận bệnh nhân

Tuổi, nghề nghiệp, tiếp xúc với động vật, xu hướng tình dục, tiền căn lạm dụng chất gây nghiện, tiền căn dùng thuốc, và các triệu chứng đồng mắc đều ảnh hưởng đến chẩn đoán. Bệnh hạch thường có nguồn gốc ác tính ở người trên 40 tuổi. Nông dân có tỷ lệ mắc bệnh brucellosis và u lympho tăng. Đồng tính nam có thể mắc bệnh hạch do HIV. Nghiện rượu và thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh ác tính.

Phenytoin gây ra bệnh hạch. Các biểu hiện đồng mắc của bệnh hạch cổ gồm đau họng hoặc sốt, đổ mồ hôi đêm, và sụt cân gợi ý các chẩn đoán đặc biệt (tăng bạch cầu đơn nhân trước, bệnh Hodgkinsau).

Khám lâm sàng

Vị trí hạch bệnh lý, kích thước, kết cấu của hạch, và ấn đau hạch rất quan trọng để chẩn đoán phân biệt. Bệnh hạch toàn thân (ba hoặc nhiều vị trí giải phẫu) gợi ý nhiễm trùng hệ thống hoặc u lympho. Hạch dưới đòn hoặc hạch cơ bậc thang luôn luôn là bất thường và nên được sinh thiết. Hạch > 4 cm nên được sinh thiết ngay lập tức. Hạch cứng như đá, cố định so với mô mềm xung quanh thường là dấu hiệu của carcinoma di căn. Hạch đau đa số là lành tính.

Xét nghiệm

Thường không cần xét nghiệm nếu là hạch khu trú.

Nếu có hạch toàn thân, cần mổ sinh thiết hạch để chẩn đoán, hơn là sử dụng nhiều xét nghiệm.

Điều trị bệnh hạch bạch huyết

Bệnh nhân trên 40 tuổi, có hạch ở cơ bậc thang hoặc trên đòn, có hạch > 4 cm đường kính, và có nổi hạch cứng không đau cần được mổ sinh thiết ngay lập tức. Ở bệnh nhân trẻ có các hạch nhỏ tính chất như cao su hoặc ấn đau, cần được theo dõi trong 7-14 ngày. Không chỉ định dùng kháng sinh theo kinh nghiệm. Nếu hạch co nhỏ lại, không cần đánh giá gì thêm.

Nếu hạch lớn dần, chỉ định mổ sinh thiết.

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng SIADH ở bệnh nhân ung thư

Do hoạt động của hormon chống bài niệu vasopressin arginine được sản xuất bởi những khối u nhất định đặc biệt ung thư phổi tế bào nhỏ, SIADH đặc trưng bới hạ natri máu.

Ung thư vú: nguyên lý nội khoa

Ung thư vú thường được chẩn đoán bằng sinh thiết các nốt được phát hiện trên nhũ ảnh hay sờ chạm. Phụ nữ thường được tích cực khuyến khích khám vú hàng tháng.

Tiếp cận bệnh nhân suy đa phủ tạng: nguyên lý nội khoa

Suy đa phủ tạng là một hội chứng được định nghĩa bởi có đồng thời sự giảm chức năng hoặc suy hai hay nhiều cơ quan ở những bệnh nhân có bệnh nặng.

Hội chứng tăng tiết hormon tuyến yên

Các sản phẩm nội tiết của các tuyến ngoại vi, đến lượt nó, sẽ thông tin feedback lại vùng dưới đồi và tuyến yên để điều chỉnh chức năng tuyến yên.

Hạ đường huyết: nguyên lý nội khoa

Hạ đường huyết tái phát làm thay đổi ngưỡng của các triệu chứng thần kinh thực vật và đáp ứng chống điều hòa với mức glucose thấp, dẫn đến mất ý thức do hạ đường huyết.

Viêm gan do thuốc và nhiễm độc

Liều và thời điểm khởi phát có thể thay đổi; một số nhỏ bệnh nhân phơi nhiễm bị ảnh hưởng, có thể sốt, phán ban, đau khớp, rối loạn bạch cầu ưa acid.

Cường Aldosteron: cường năng tuyến thượng thận

Chẩn đoán được gợi ý khi tăng huyết áp kháng trị kết hợp với hạ kali máu kéo dài ở bệnh nhân không bị phù và không dùng lợi tiểu gây giảm kali.

Ung thư tiền liệt tuyến: nguyên lý nội khoa

Với bệnh nhân đã đi căn xa, điều trị ức chế sản xuất androgen là 1 lựa chọn. Phẫu thuật cắt tinh hoàn có hiệu quả, nhưng hầu hết bệnh nhân thích dùng thuốc leuprolide.

Viêm khớp phản ứng: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Viêm khớp phản ứng liên quan đến viêm khớp cấp tính không có mủ đang có biến chứng nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.

Xuất huyết tiêu hóa trên: nguyên lý nội khoa

Chất hút từ ống thông mũi-dạ dày có nhiều máu, nếu từ bệnh sử không rõ nguồn chảy máu, có thể âm tính giả lên đến 16 phần trăm nếu máu đã ngừng chảy hoặc chảy máu nguồn gốc ở tá tràng.

Bệnh lý tĩnh mạch và bạch huyết

DVT có thể phòng bằng cách đi lại sớm sau phẫu thuật hoặc heparin khối lượng phân tử liều thấp trong quá trình nằm giường bệnh kéo dài.

Ngộ độc và quá liều thuốc

Carbon monoxid là nguyên nhân hàng đầu gây chết do ngộ độc. Ngộ độc Acetaminophen là thuốc phổ biến nhất gây tử vong. Tử vong do các thuốc khác thường do thuốc giảm đau.

Bất thường về cận lâm sàng thiếu máu

Hồng cầu lưới tăng, soi tiêu bản thấy hồng cầu có nhân và nhiễm sắc, có thể thấy hồng cầu hình cầu, hình elip, mảnh vỡ hồng cầu hoặc hình bia, có gai hoặc hình liềm tùy theo từng rối loạn khác nhau.

Điện tâm đồ: nguyên lý nội khoa

Hệ thống mặt phẳng trán đứng dọc được dùng để tính trục điện học, độ lệch của QRS trong mỗi chuyển đạo xác định là lớn nhất và nhỏ nhất.

Nhiễm trùng huyết với ổ nhiễm trùng nguyên phát ở cơ mô mềm

Đau và các dấu hiệu ngộ độc không tương xứng với các triệu chứng khi khám. Nhiều bệnh nhân thờ ơ và có thể có cảm nhận về cái chết sắp đến

Khám lâm sàng bệnh da liễu

Kiểm tra da nên được thực hiện trong phòng đủ ánh sáng và bệnh nhân phải được bộc lộ hoàn toàn khi khám. Cùng thiết bị khám hữu ích bao gồm một kính lúp.

Bệnh Parkinson: nguyên lý chẩn đoán và điều trị

Hầu hết các trường hợp bệnh Parkinson là tự phát và không rõ nguyên nhân, sự thoái hoá của các neuron của vùng đặc chất đen ở não giữa dẫn đến việc thiếu dopamin.

Nhiễm toan và nhiễm kiềm hô hấp: nguyên lý nội khoa

Mục tiêu là cải thiện tình trạng thông khí bằng cách thông thoáng phổi và giảm tình trạng co thắt phế quản. Đặt nội khí quản hoặc thở chế độ NPPV được chỉ định trong trường hợp cấp nặng.

Huyết khối tăng đông

Trong bệnh viện thường bắt đầu điều trị chống đông bằng heparin trong 4 đến 10 ngày, duy trì tiếp warfarin sau khi dùng đồng thời 3 ngày. Thời gian điều trị phụ thuộc vào bệnh nền.

Một số rối loạn thần kinh sọ

Một số rối loạn thần kinh sọ, rối loạn cảm giác mùi, đau thần kinh thiệt hầu, nuốt khó và khó phát âm, yếu cổ, liệt lưỡi.

Chọc dịch màng bụng: nguyên lý nội khoa

Đối với một chọc lớn khối lượng, hệ thống hút trực tiếp vào thùng chứa chân không lớn sử dụng kết nối ống là một lựa chọn thường được sử dụng.

Tăng kali máu: nguyên lý nội khoa

Trong phần lớn các trường hợp, tăng Kali máu là do giảm bài tiết K+ ở thận. Tuy nhiên, tăng K+ nhập vào qua ăn uống có thể gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân dễ nhạy cảm.

Viêm gan mãn tính: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Một số bệnh nhân có xuất hiện các biến chứng xơ gan: cổ trướng, dãn tĩnh mạch chảy máu, bệnh lý não, và lách to.

Bệnh cơ tim và viêm cơ tim, nguyên lý nội khoa

Cơ tim gia tăng độ cứng làm giảm khả năng giãn của tâm thất, áp suất tâm trương tâm thất gia tăng. Các nguyên nhân bao gồm các bệnh lý thâm nhiễm

Liệt mặt: thần kinh mặt (VII)

Tổn thương thần kinh ngoại biên với phục hồi không hoàn toàn có thể tạo những đợt co thắt của các cơ bị ảnh hưởng.