- Trang chủ
- Xét nghiệm
- Một số thủ thuật và xét nghiệm trong lâm sàng
- Xét nghiệm đánh giá hệ thống đông máu cầm máu
Xét nghiệm đánh giá hệ thống đông máu cầm máu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các rối loạn đông cầm máu có thể gặp trên thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa và trong nhiều trường hợp, các rối loạn này là nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân.
Các rối loạn đông cầm máu bao gồm các nhóm chính
Nhóm các rối loạn gây nên tình trạng giảm đông với biểu hiện chính là chảy máu. Đây cũng là loại rối loạn chính cần lưu ý về chẩn đoán và xử trí ở bệnh viện tuyến tỉnh,bệnh viện khu vực.
Nhóm các rối loạn tăng đông gây huyết khối, tắc mạch.
Nhóm các rối loạn tăng đông nhưng có biểu hiện lâm sàng là chảy máu.
Nhóm các rối loạn giảm đông nhưng biểu hiện lâm sàng lại là huyết khối, tắc mạch.
Bên cạnh khai thác tiền sử, thăm khám phát hiện triệu chứng lâm sàng (xuất huyết, huyết khối), việc tiến hành các xét nghiệm đông cầm máu một cách hợp lý đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, chẩn đoán và xử trí các rối loạn đông cầm máu.
Bình thường, máu lưu thông trong lòng mạch ở trạng thái lỏng, không bị đông nhờ có sự cân bằng giữa hệ thống đông máu và ức chế đông máu. Khi xảy ra tổn thương mạch máu, hệ thống đông cầm máu được khởi động nhằm tạo cục đông khu trú tại chỗ tổn thương, làm ngừng chảy máu. Sau khi hoàn thành chức năng cầm máu, cục máu đông sẽ được tiêu đi,trả lại sự lưu thông bình thường cho lòng mạch. Toàn bộ quá trình này cần có sự tham gia của các thành phần: thành mạch, tiểu cầu, các yếu tố đông máu, các chất ức chế đông máu và hệ thống tiêu sợi huyết.
Quá trình đông cầm máu bao gồm các giai đoạn
Cầm máu ban đầu (tạo nút cầm máu tạm thời).
Đông máu huyết tương (tạo nút cầm máu vĩnh viễn).
Tiêu cục máu đông.
Các xét nghiệm đánh giá tình trạng đông cầm máu cũng chia làm 3 nhóm chính tương ứng với 3 giai đoạn trên. Có nhiều xét nghiệm để đánh giá mỗi giai đoạn. Sự lựa chọn xét nghiệm hoặc kỹ thuật nào là phụ thuộc vào quy mô của bệnh viện, tình trạng trang thiết bị và trên hết là nhu cầu của lâm sàng cũng như khả năng đánh giá, nhận định kết quả xét nghiệm của các bác sỹ lâm sàng và phòng xét nghiệm.
Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu
Tiểu cầu và thành mạch đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn cầm máu ban đầu. Các xét nghiệm thông dụng để đánh giá giai đoạn này bao gồm:
Đếm số lượng tiểu cầu.
Thời gian máu chảy.
Nghiệm pháp dây thắt.
Co cục máu đông.
Đây là những xét nghiệm hiện đang được sử dụng tại hầu hết các bệnh viện trong đó có bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực bởi khả năng dễ áp dụng của các xét nghiệm này. Tuy nhiên, các xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, dễ bỏ sót những bất thường nhẹ, kín đáo.
Hiện nay, tại một số bệnh viện lớn, nhiều kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào sử dụng giúp đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu chính xác hơn như:
Đo độ ngưng tập tiểu cầu với các chất kích tập và nồng độ khác nhau.
Đánh giá tổng quát chức năng tiểu cầu bằng máy phân tích tự động (Platelet Funtion Analyzer: PFA).
Đàn hồi đồ cục máu (ThromboElastoGraph: TEG).
Định lượng yếu tố von Willebrand…
Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn đông máu huyết tương
Giai đoạn đông máu huyết tương là giai đoạn hình thành sợi fibrin, tạo nút cầm máu vĩnh viễn. Để quá trình hình thành sợi fibrin xảy ra bình thường, cần có sự tham gia đầy đủ của các yếu tố đông máu cũng như các chất ức chế đông máu. Thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu đều có thể dẫn tới giảm hình thành sợi fibrin, giảm khả năng cầm máu, gây chảy máu; Trong khi đó, nếu thiếu hụt chất ức chế đông máu sẽ dẫn tới tăng khả năng tạo fibrin, gây tăng đông, tắc mạch.
Xét nghiệm đánh giá đường đông máu ngoại sinh
PT (Prothrombin Time: thời gian prothrombin; còn được gọi là TQ: thời gian Quick; Tỷ lệ prothrombin). Xét nghiệm này có thể tiến hành thủ công hoặc bằng máy bán tự động, tự động và hiện đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện.
Kết quả của PT thường được thể hiện ở các dạng:
Thời gian: giá trị bình thường khoảng 11-13 giây, kéo dài khi PT bệnh dài hơn PT chứng 3 giây.
%: giá trị bình thường khoảng 70-140%, giảm khi <70%.
INR: được sử dụng cho những bệnh nhân điều trị kháng vitamin K.
Các xét nghiệm đánh giá đường đông máu nội sinh
Bao gồm khá nhiều các xét nghiệm: thời gian Howell, APTT, định lượng các yếu tố đông máu VIII, IX, XI, XII, vonWillebrand…
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xét nghiệm APTT (Activated Partial Thromboplastin Time: thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa) hay còn gọi là TCK được khuyến cáo sử dụng bởi độ nhạy cao cũng như tính khả thi tại hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực. Kết quả của APTT thường được thể hiện ở các dạng:
Thời gian: bình thường 25-33 giây.
Chỉ số (Ratio) APTT bệnh /APTTchứng: bình thường 0,85- 1,25; APTT kéo dài khi chỉ số này >1,25.
Xét nghiệm đánh giá đường đông máu chung
TT (Thrombin Time: thời gian thrombin):
Kết quả của TT thường được thể hiện ở các dạng:
Thời gian: bình thường 12- 15 giây.
Chỉ số (Ratio) TT bệnh /TTchứng: bình thường: 0,80- 1,25; TT kéo dài khi chỉ số này >1,25.
Định lượng fibrinogen (phương pháp Clauss).
Nồng độ fibrinogen bình thường: 2-4 g/l.
Các xét nghiệm đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết
Những xét nghiệm của nhóm này rất có giá trị trong phát hiện, chẩn đoán cũng như theo dõi những rối loạn đông máu cấp tính có tỷ lệ tử vong cao như DIC (đông máu rải rác trong lòng mạch), tiêu sợi huyết tiên phát, huyết khối…Nhưng thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực chưa triển khai nhóm xét nghiệm này. Tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực, để phát hiện một tình trạng chảy máu do tăng hoạt hóa tiêu sợi huyết thường sử dụng các xét nghiệm: tan cục máu đông, nghiệm pháp Von – Kaulla, định lượng D-Dimer.
Bình thường, máu sau khi được lấy vào ống nghiệm (không có chất chống đông) sẽ đông lại và xảy ra hiện tượng co cục máu. Sau khi co, cục máu bị tan hoàn toàn sau 12 giờ. Trong những trường hợp tiêu sợi huyết cấp, cục máu sẽ tan nhanh sau khi đông, thậm chí không thể đông được trong những trường hợp tiêu sợi huyết tối cấp. Đây là xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện ở các bệnh viện tuyến khu vực, tuyến tỉnh; Tuy nhiên độ nhạy của xét nghiệm này không cao, thời gian theo dõi kéo dài, không đáp ứng kịp thời trong những trường hợp cấp tính.
Nghiệm pháp Von – Kaulla (thời gian tiêu Euglobulin): được sử dụng để phát hiện tình trạng tăng tiêu sợi huyết ở bệnh nhân. Xét nghiệm này có khả năng áp dụng rộng rãi ở các bệnh viện nhưng độ nhạy không cao.
Định lượng D- Dimer: là xét nghiệm đánh giá nồng độ các sản phẩm thoái giáng của fibrin, được khuyến cáo sử dụng trong đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết bởi độ nhạy cao của xét nghiệm này; Tăng D- Dimer là một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán DIC. D- Dimer cũng tăng trong tiêu sợi huyết tiên phát, huyết khối…
Hiện nay, tại một số bệnh viện lớn, một số kỹ thuật mới đã được đưa vào sử dụng trong đánh giá giai đoạn tiêu sợi huyết như: định lượng D – Dimer bằng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang, đàn hồi đồ cục máu (ThromboElastoGraph: TEG)...
Bài viết cùng chuyên mục
Xạ hình túi mật: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Trong quá trình xạ hình túi mật, chất đánh dấu phóng xạ được đưa vào tĩnh mạch ở cánh tay, gan loại bỏ chất đánh dấu ra khỏi máu và thêm nó vào mật
Siêu âm Doppler: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Thông tin từ các sóng âm phản xạ có thể được sử dụng để tạo ra các biểu đồ hoặc hình ảnh cho thấy dòng máu chảy qua các mạch máu
C - Peptide: ý nghĩa lâm sàng xét nghiệm cho bệnh tiểu đường
Xét nghiệm C peptide có thể được thực hiện khi không rõ liệu bệnh tiểu đường loại 1 hay tiểu đường loại 2 có mặt
Truyền máu
Việc truyền máu làm tăng nồng độ trong máu thấp, hoặc vì cơ thể không làm đủ hoặc vì máu đã bị mất trong quá trình phẫu thuật, chấn thương hoặc bệnh.
HIDA scan
HIDA scan, viết tắt của hepatobiliary iminodiacetic acid scan, tạo ra hình ảnh của gan, túi mật, ống dẫn mật và ruột non. Cholescintigraphy, scintigraphy gan mật và quét gan mật là những cái tên thay thế cho HIDA quét.
Soi cổ tử cung
Nhiều phụ nữ cảm thấy lo âu trước khi kỳ thi soi cổ tử cung của họ. Biết những gì mong đợi trong quá trình soi cổ tử cung có thể giúp cảm thấy thoải mái hơn.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) vai: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Chụp cộng hưởng từ vai, là thủ thuật được thực hiện với một máy sử dụng từ trường, và các xung năng lượng sóng vô tuyến, để tạo ra hình ảnh của vai
Sinh thiết tuyến tiền liệt
Sau sinh thiết tuyến tiền liệt, các mẫu mô sinh thiết tuyến tiền liệt được kiểm tra dưới kính hiển vi cho các bất thường tế bào là một dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
Sinh thiết vú: ý nghĩa lâm sàng kết quả sinh thiết
Sinh thiết vú kiểm tra xem một khối u vú hoặc khu vực đáng ngờ nhìn thấy trên nhũ ảnh là ung thư, ác tính hoặc không ung thư, lành tính
Nuôi cấy da và vết thương: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Một số loại vi khuẩn sống trong cơ thể, có thể gây nhiễm trùng nếu đi đến các bộ phận của cơ thể, nơi chúng bình thường không được tìm thấy
Phản ứng mantoux: xét nghiệm phản ứng da tuberculin
Xét nghiệm da tuberculin, không thể cho biết đã bị nhiễm lao bao lâu, nó cũng không thể biết liệu nhiễm trùng có tiềm ẩn
Tiêm Cortisone
Cortisone tiêm phổ biến nhất ở các khớp, chẳng hạn như mắt cá chân, khuỷu tay, hông, đầu gối, cột sống, vai và cổ tay. Ngay cả các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân có thể hưởng lợi từ cortisone.
Thử fibronectin khi mang thai
Kiểm tra fibronectin của bào thai được sử dụng để loại trừ sinh non. Nó thường không hữu ích cho phụ nữ có nguy cơ sinh non thấp, nhưng nó có thể cung cấp thông tin có giá trị
Đo hấp thu iốt phóng xạ (RAIU): ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Đo hấp thu iốt phóng xạ, thường được thực hiện cùng với quét tuyến giáp, cho thấy chất đánh dấu, được trải đều trong tuyến
Xạ hình xương: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Xạ hình xương để tìm ung thư xương hoặc xác định liệu ung thư từ một khu vực khác, chẳng hạn như vú, phổi, thận, tuyến giáp hoặc tuyến tiền liệt, đã di căn đến xương
Xạ hình gan và lá lách: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Chất đánh dấu phóng xạ được sử dụng trong thủ thuật này có thể vào sữa mẹ, không cho con bú trong 2 ngày sau khi xạ hình gan và lá lách
Xét nghiệm loại mô (HLA): ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Hai nhóm kháng nguyên được sử dụng cho xét nghiệm loại mô, lớp I có ba loại kháng nguyên, lớp II có một loại kháng nguyên
Bốn xét nghiệm sàng lọc khi mang thai (AFP, HCG, estriol và inhibin A)
Thông thường, xét nghiệm sàng lọc được thực hiện giữa tuần 15 và tuần 20 của thai kỳ, kết quả của xét nghiệm sàng lọc cho thấy nguy cơ nhất định khi mang thai em bé
Xét nghiệm karyotype hay lập bộ nhiễm sắc thể: ý nghĩa lâm sàng chỉ số kết quả
Xét nghiệm karyotype có thể được thực hiện để tìm hiểu xem các vấn đề về nhiễm sắc thể có thể khiến thai nhi chết lưu hay không
Nội soi tiêu hóa
Nội soi được sử dụng để chẩn đoán và đôi khi điều trị có ảnh hưởng đến phần trên của hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non
Điện động nhãn đồ (ENG): ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Trong thời gian điện động nhãn đồ, các điện cực được gắn vào mặt gần mắt để ghi lại chuyển động của mắt, các chuyển động được ghi lại trên giấy biểu đồ
Màng ngăn âm đạo
Không dùng nếu thấy máu trên màng ngăn âm đạo sau khi gỡ bỏ nó không liên quan đến kinh nguyệt hoặc trải nghiệm đau đớn cho đối tác trong hoặc sau khi sử dụng màng ngăn âm đạo.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) cơ thể: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Chụp CT có thể được sử dụng để nghiên cứu tất cả các bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như ngực, bụng, xương chậu hoặc cánh tay hoặc chân
Nội soi bàng quang: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Nội soi bàng quang được thực hiện bởi bác sĩ tiết niệu, với một hoặc nhiều trợ lý, thủ thuật được thực hiện trong bệnh viện hoặc phòng của bác sĩ
Điện di Hemoglobin: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Các loại huyết sắc tố có điện tích khác nhau và di chuyển ở tốc độ khác nhau, số lượng của từng loại huyết sắc tố hiện tại được đo