Đọc kết quả khí máu

2012-05-25 01:55 PM

Khí máu là một xét nghiệm có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho các bác sỹ, đặc biệt là các bác sỹ làm việc tại các khoa Điều trị Tích cực về tình trạng toan kiềm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khí máu là một xét nghiệm có giá trị, cung cấp nhiều thông tin cho các bác sỹ, đặc biệt là các bác sỹ làm việc tại các khoa Điều trị Tích cực về tình trạng toan kiềm, tình trạng thông khí và tình trạng oxy hóa máu của bệnh nhân. Nếu ta làm thêm khí máu tĩnh mạch trung tâm (lấy qua catheter tĩnh mạch trung tâm), khí máu từ mao mạch phổi (lấy qua catheter Swan-Ganz) ta có thể có thêm được các thông tin về khả năng sử dụng oxy của tổ chức và tình trạng shunt của mạch máu hệ thống và mạch máu phổi.

Để tiến hành đọc được một kết quả khí máu ta cần nhắc lại một số kiến thức về thăng bằng toan kiềm.  

Thông số cơ bản

Thăng bằng kiềm axít (kiềm - toan)

Bình thường pH máu được duy trì ổn định trong khoảng 7,35-7,45 ([H+] : 45-35 nmol/L).

Khi pH > 7,45 gọi là máu bị kiềm.

Khi pH < 7,35 gọi là máu bị axít (toan).

Phương trình Henderson Hasselbalch: mô tả tương quan giữa pH, PaCO2 và HCO3-

pH=pK+log([HCO3-]/[H2CO3])=6,1+log{[HCO3-]/(0,03 xPaCO2)}

Nguồn gốc của axít - kiềm

Hàng ngày các tế bào của cơ thể con người sản xuất ra một khối lượng rất lớn các ion H+, bao gồm các axít cố định và các axít bay hơi.

Axít cố định: Hàng ngày cơ thể (ở mức chuyển hóa trung bình) sản xuất ra khoảng 50-100 mEq axít, bao gồm các axít vô cơ (H2SO4, H3PO4,…) và các axít hữu cơ (beta hydroxybutyric…).

Axít bay hơi: Chuyển hóa carbonhydrate, chất béo, và protein đều sinh ra CO2. Sau đó CO2 tác dụng với nước để sinh ra axít cacbonic (H2CO3). Axít cacbonic lại tự phân ly để tạo ra H+ và HCO3-.

CO2 + H2O ó H2CO3 ó H+ + HCO3- (1)

Mặc dù vậy, nồng độ ion H+ luôn được cơ thể giữ ở trong một giới hạn bình thường nhờ 2 cơ chế:

Cơ chế đệm ion H+

Cơ chế loại bỏ ion H+

Cơ chế đệm

Sự kết hợp giữa một axít yếu và một kiềm mạnh hoặc ngược lại một axít mạnh và kiềm yếu sẽ tạo nên một dung dịch đệm. Dung dịch đệm có đặc tính là khi thêm các ion H+ hoặc OH- vào chỉ làm thay đổi không đáng kể tới pH của dung dịch đệm.

Trong huyết tương và dịch tổ chức có 3 hệ thống đệm

Hệ đệm protein.  H+ + Prot - Û Hprot.

Hệ đệm phosphate. H+ + HPO4 - Û H2PO4- (2)

Hệ đệm bicarbonate. H+ + HCO3 - Û H2CO3 Û H2O + CO2  (3)

Tuy nhiên do H2CO3 nhanh chóng được phân ly thành CO2 và nước và CO2 sau đó lại được loại bỏ qua đường hô hấp. Ngoài ra thận cũng tham gia vào điều hoà nồng độ bicarbonate. Do vậy hệ đệm bicarbonate trở thành hệ đệm quan trọng nhất.

Trong hồng cầu có thêm hệ đệm hemoglobin

Các hệ đệm có tác dụng ngay tức khắc để giảm sự thay đổi đột ngột về nồng độ ion H+ (pH).

Cơ chế loại bỏ ion H+

Phổi, thận là 2 cơ quan quan trọng trong quá trình loại bỏ ion H+.

Phổi. Bình thường trong 1 ngày phổi thải khoảng 20.000 mmol axít dưới dạng CO2 (CO2 được tạo ra từ quá trình chuyển hóa của tế bào và từ hệ đệm bicarbonate (xem phương trình 3)). Tốc độ này thay đổi tùy theo lượng ion H+ được tạo ra hoặc nhập vào cơ thể. Tốc độ loại bỏ CO2 phụ thuộc vào thông khí phế nang. Các rối loạn thông khí phế nang sẽ gây nên tình trạng rối loạn toan kiềm. Đáp ứng của phổi để loại trừ ion H+ rất nhanh nhưng không hoàn toàn.

Thận. Thận có thể loại ion H+ bằng cách loại bỏ dihydrogen phosphate (xem phương trình 2), ammonia (ammonia được tạo ra từ ion H+ và NH3 tại tế bào biểu mô ống thận) và trao đổi với ion Na+ (quá trình trao đổi diễn ra khi thận tái hấp thu HCO3- tại ống lượn gần dưới tác dụng của men CA). Các tổn thương và rối loạn chức năng thận sẽ gây ra những rối loạn toan kiềm. Đáp ứng của thận chậm nhưng mạnh.

Phân tích khí máu

Khi phân tích khí máu luôn có 2 phần: phân tích rối loạn toan kiềm, và phân tích rối loạn ôxy hóa máu.

Phân tích rối loạn toan kiềm

Khi phân tích khí máu để đánh giá rối loạn toan kiềm, chúng ta luôn luôn phải kết hợp với lâm sàng. Giá trị pH sẽ trở nên vô nghĩa khi không xem xét tới PaCO2 và HCO3. Ion H+ liên tục được tạo ra, và sẽ được trung hòa ban đầu bằng các hệ đệm, và khi vượt quá khả năng của các hệ đệm thì thận và phổi sẽ tham gia bù trừ để cố duy trì pH ở trong giá trị bình thường.

Có 4 rối loạn cơ bản trong mất thăng bằng kiềm toan, đó là: toan chuyển hóa, toan hô hấp, kiềm chuyển hóa, kiềm hô hấp (xem bảng). Ngoài ra còn có các rối loạn toan kiềm hỗn hợp.

Bảng: Các rối loạn toan kiềm cơ bản (chỉ có 1 rối loạn)

Rối loạn

pH (7,35-7,45)

PaCO2 (35-45)

HCO3 (22-28)

Toan hô hấp

Giảm

Tăng

Tăng *

Toan chuyển hóa

Giảm

Giảm *

Giảm

Kiềm hô hấp

Tăng

Giảm

Giảm *

Kiềm chuyển hóa

Tăng

Tăng *

Tăng

*: thay đổi bù

Có nhiều cách phân tích khí máu. Sau đây chúng tôi giới thiệu một cách tiếp cận đơn giản gồm 5 bước: (1) xác định tình trạng toan kiềm của máu, (2) xác định rối loạn tiên phát, (3) đánh giá đáp ứng bù trừ của cơ thể, (4) xác định rối loạn phối hợp, (5)  kiểm tra sự phù hợp với lâm sàng.

Xác định tình trạng toan-kiềm

Dựa vào giá trị pH chúng ta có thể xác định tình trạng toan kiềm trong kết quả khí máu.

Khi pH < 7,4 được gọi là tình trạng nhiễm toan (acidosis).

            Khi pH < 7,35 được gọi là tình trạng toan máu (acidemia).

Khi pH > 7,4 được gọi là tình trạng nhiễm kiềm (alkalosis).

            Khi pH > 7,45 được gọi là tình trạng kiềm máu (alkalemia).

Xác định rối loạn tiên phát

Xác định các thay đổi của HCO3- và PaCO2:

Khi HCO3-  < 22 được gọi là toan chuyển hoá.

Khi HCO3- > 28 được gọi là kiềm chuyển hoá.

Khi PaCO2 > 45 được gọi là toan hô hấp.

Khi PaCO2 < 35 được gọi là kiềm hô hấp.

Tìm rối loạn tiên phát

Khi có tình trạng nhiễm toan (pH < 7,4):

Nếu chỉ có toan chuyển hoá: rối loạn tiên phát là do chuyển hoá (thận).

Nếu chỉ có toan hô hấp: rối loạn tiên phát là do hô hấp (phổi).

Nếu có cả toan hô hấp và toan chuyển hoá: rối loạn tiên phát do cả hô hấp và chuyển hoá (rối loạn phối hợp).

Nếu không có cả toan chuyển hoá và toan hô hấp thì hoặc là kết quả xét nghiệm bình thường (pH > 7,35) hoặc là xét nghiệm sai.

Khi có tình trạng nhiễm kiềm (pH > 7,4):

Nếu chỉ có tình trạng kiềm chuyển hoá: rối loạn tiên phát là do chuyển hoá (thận)

Nếu chỉ có tình trạng kiềm hô hấp: rối loạn tiên phát là do hô hấp (phổi)

Nếu có cả tình trạng kiềm hô hấp và kiềm chuyển hoá thì rối loạn tiên phát do cả rối loạn hô hấp và chuyển hoá gây nên.

Nếu không có cả kiềm chuyển hoá và kiềm hô hấp thì hoặc là xét nghiệm sai hoặc là xét nghiệm cho kết quả bình thường.

Đánh giá đáp ứng bù trừ.

Khi hô hấp là rối loạn tiên phát thì thận sẽ điều chỉnh HCO3- để cố gắng đưa pH về tới giới hạn bình thường.

Khi chuyển hoá là rối loạn tiên phát thì phổi sẽ điểu chỉnh CO2 để cố đưa pH về tới giá trị bình thường.

Sau khi đã xác định được rối loạn tiên phát chúng ta sẽ dựa vào sự thay đổi của HCO3- (nếu rối loạn hô hấp là tiên phát) và PaCO2 (nếu rối loạn chuyển hoá là tiên phát) để xác định xem đáp ứng bù trừ có thoả đáng hay không (xem bảng).

Bảng: Đáp ứng bù trừ của cơ thể đối với các rối loạn toan kiềm.

Rối loạn

Thay đổi tiên phát

Đáp ứng bù trừ

Toan chuyển hoá

Giảm HCO3-

Giảm: 1-1,3 mmHg PaCO2-; 1 mmol/L HCO3-

Kiềm chuyển hoá

­ HCO3-

­ 0,6-0,7 mmHg PaCO2; 1 mmol/L HCO3-

Toan hô hấp cấp

PaCO2

­ 1 mmol/L HCO3-; 10 mmHg PaCO2

Toan hô hấp mạn

PaCO2

­ 3-3.5 mmol/L HCO3-; 10 mmHg PaCO2

Kiềm hô hấp cấp

Giảm PaCO2

Giảm: 2 mmol/L HCO3-; 10 mmHg PaCO2

Kiềm hô hấp mạn

Giảm PaCO2

Giảm 4-5 mmol/L HCO3-; 10 mmHg PaCO2

Xác định rối loạn phối hợp

Kiểm tra, so sánh với tình trạng lâm sàng.

Phân tích rối loạn ôxy hóa máu.

Tính phân áp ôxy phế nang (PAO2).

PAO2 = 713 x FiO2  –  PaCO2 x 1,25.

Tính chênh lệch phân áp riêng phần ôxy phế nang và máu động mạch (D(A-a)O2)

D(A-a)O2 = PAO2 - PaO2.

Với FiO2 = 21%, D(A-a)O2 = 10-25 mmHg.

       FiO2 = 100%, D(A-a)O2 = 30-50 mmHg.

Nếu D(A-a)O2 > 50 mmHg thì chắc chắn có shunt ở phổi làm giảm khả năng ôxy hoá máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Xạ hình Gallium: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Gallium tích tụ trong ruột già trước khi cơ thể loại bỏ nó dưới dạng phân, vì vậy, có thể cần phải uống thuốc nhuận tràng vào đêm trước khi thủ thuật

Nội soi đường mật ngược dòng (ERCP): ý nghĩa lâm sàng chỉ số kết quả

Nội soi đường mật ngược dòng có thể điều trị một số vấn đề, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô, kiểm tra các vấn đề, loại bỏ sỏi mật

Kiểm tra chỉ số mắt cá chân: ý nghĩa lâm sàng chỉ số kết quả

Thủ thuật này được thực hiện để kiểm tra bệnh động mạch ngoại biên của chân, nó cũng được sử dụng để xem một phương pháp điều trị hiệu quả tốt như thế nào

Chụp động mạch: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Chụp động mạch thông thường có thể nhìn vào các động mạch gần tim, phổi, não, đầu và cổ, chân hoặc cánh tay và động mạch chủ.

Soi đáy mắt: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Bác sỹ cũng có thể nhìn thấy các cấu trúc khác trong mắt, sử dụng một công cụ phóng đại gọi là kính soi đáy mắt, và nguồn sáng để nhìn vào bên trong mắt

Tỉ lệ lắng đọng hồng cầu (sed)

Kiểm tra tốc độ Sed được sử dụng thường xuyên hơn trong quá khứ hơn là ngày hôm nay vì bây giờ đã có nhiều biện pháp cụ thể của hoạt động viêm.

Sinh thiết vú

Sinh thiết vú được coi là cách tốt nhất để đánh giá một khu vực đáng ngờ trong vú để xác định xem co nó là ung thư vú, có một số loại thủ thuật sinh thiết vú

Hiến máu

Hiến máu là một thủ tục tự nguyện. Đồng ý để được lấy máu để nó có thể được trao cho một người cần truyền máu. Hàng triệu người cần phải truyền máu mỗi năm

Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Chụp cắt lớp phát xạ Positron thường được sử dụng để đánh giá ung thư, kiểm tra lưu lượng máu, xem các cơ quan hoạt động như thế nào

Tế bào học nước tiểu

Tế bào học nước tiểu thường được dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang, mặc dù các thử nghiệm cũng có thể phát hiện ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt.

Tính ngày kinh nguyệt kế hoạch hóa gia đình

Phương pháp nhịp điệu có thể được sử dụng như một cách để thúc đẩy khả năng sinh sản hoặc như là một phương pháp ngừa thai, bằng cách giúp đánh giá những ngày tốt nhất để có

Xét nghiệm đánh giá hệ thống đông máu cầm máu

Bình thường, máu lưu thông trong lòng mạch ở trạng thái lỏng, không bị đông nhờ có sự cân bằng giữa hệ thống đông máu và ức chế đông máu

Chụp cắt lớp vi tính (CT) cột sống: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X để làm cho hình ảnh chi tiết của cột sống và đốt sống ở cổ, lưng, hoặc lưng dưới, cột sống thắt lưng cùng

Hóa trị ung thư vú

Loại thuốc hóa trị khác nhau có sẵn để điều trị ung thư vú. Thuốc hóa trị liệu ung thư vú có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp để tăng hiệu quả điều trị.

Khám kiểm tra tai: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Trong quá trình kiểm tra tai, dụng cụ gọi là ống soi tai được sử dụng để nhìn vào, ống soi tai là một công cụ cầm tay với ánh sáng và ống kính phóng

Xét nghiệm niệu động học: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm niệu động học, cho tiểu không tự chủ, là các phép đo được thực hiện, để đánh giá chức năng, và hiệu quả bàng quang

Chụp thận ngược dòng: ý nghĩa lâm sàng kết quả thủ thuật

Chụp thận ngược dòng, có thể được sử dụng ngay cả khi bị dị ứng với thuốc, thủ thuật này không có nguy cơ làm tổn thương thận tồi tệ hơn

Phân tích sỏi thận: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Viên sỏi thận có thể nhỏ như một hạt cát, hoặc lớn như một quả bóng golf, đôi khi hòn sỏi có thể rời thận, và di chuyển xuống niệu quản vào bàng quang

Chụp cộng hưởng từ (MRI) vú: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Mặc dù MRI, là một thủ thuật an toàn, và có giá trị để xem xét vú, nhưng nó tốn kém hơn nhiều so với các phương pháp khác, và nó có thể không có sẵn

Sinh thiết tuyến tiền liệt

Sau sinh thiết tuyến tiền liệt, các mẫu mô sinh thiết tuyến tiền liệt được kiểm tra dưới kính hiển vi cho các bất thường tế bào là một dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.

Hóa trị liệu

Tác dụng phụ của loại thuốc hóa trị liệu có thể là đáng kể. Mỗi loại thuốc có tác dụng phụ khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của các loại thuốc đặc biệt mà sẽ nhận được.

Lấy mẫu máu thai nhi (FBS) kiểm tra nhậy cảm Rh: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Lấy mẫu máu thai nhi thường được sử dụng khi siêu âm Doppler và hoặc một loạt các xét nghiệm chọc ối lần đầu cho thấy thiếu máu từ trung bình đến nặng

Chụp đại trực tràng với thuốc xổ Barium: ý nghĩa lâm sàng kết quả

Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, chụp đại trực tràng với thuốc xổ Barium cũng có thể được sử dụng để theo dõi tiến trình của những bệnh này

Sinh thiết vú: ý nghĩa lâm sàng kết quả sinh thiết

Sinh thiết vú kiểm tra xem một khối u vú hoặc khu vực đáng ngờ nhìn thấy trên nhũ ảnh là ung thư, ác tính hoặc không ung thư, lành tính

Xạ hình xương: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Xạ hình xương để tìm ung thư xương hoặc xác định liệu ung thư từ một khu vực khác, chẳng hạn như vú, phổi, thận, tuyến giáp hoặc tuyến tiền liệt, đã di căn đến xương