- Trang chủ
- Xét nghiệm
- Một số thủ thuật và xét nghiệm trong lâm sàng
- Chỉ định xét nghiệm đông máu cầm máu trong lâm sàng
Chỉ định xét nghiệm đông máu cầm máu trong lâm sàng
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các rối loạn đông cầm máu có thể gặp trên thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa và trong nhiều trường hợp, các rối loạn này là nguyên nhân gây tử vong của bệnh nhân.
Các rối loạn đông cầm máu bao gồm các nhóm chính
Nhóm các rối loạn gây nên tình trạng giảm đông với biểu hiện chính là chảy máu. Đây cũng là loại rối loạn chính cần lưu ý về chẩn đoán và xử trí ở bệnh viện tuyến tỉnh,bệnh viện khu vực.
Nhóm các rối loạn tăng đông gây huyết khối, tắc mạch.
Nhóm các rối loạn tăng đông nhưng có biểu hiện lâm sàng là chảy máu.
Nhóm các rối loạn giảm đông nhưng biểu hiện lâm sàng lại là huyết khối, tắc mạch.
Bên cạnh khai thác tiền sử, thăm khám phát hiện triệu chứng lâm sàng (xuất huyết, huyết khối), việc tiến hành các xét nghiệm đông cầm máu một cách hợp lý đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, chẩn đoán và xử trí các rối loạn đông cầm máu.
Xét nghiệm đông cầm máu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tình trạng hệ thống đông cầm máu bình thường hay bất thường, nếu bất thường thì thuộc loại nào, mức độ bất thường…Vì vậy, các xét nghiệm đông cầm máu thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
Chỉ định xét nghiệm nhằm mục đích sàng lọc, phát hiện nguy cơ chảy máu
Để đánh giá tổng quát hệ thống đông cầm máu, tiến hành các xét nghiệm:
Số lượng tiểu cầu: đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu.
PT: đánh giá con đường đông máu ngoại sinh.
APTT: đánh giá con đường đông máu nội sinh.
TT hoặc định lượng fibrinogen (phương pháp Clauss): đánh giá con đường đông máu chung.
Các xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm vòng đầu (first –line tests), đông máu cơ bản, xét nghiệm tiền phẫu và thường được chỉ định trong các trường hợp: khảo sát tình trạng đông cầm máu cho bệnh nhân nghi ngờ có bất thường đông cầm máu, trước can thiệp, phẫu thuật.
Dựa trên kết quả của các xét nghiệm này sẽ định hướng chỉ định các xét nghiệm tiếp theo để đi đến chẩn đoán xác định loại rối loạn và mức độ rối loạn đông máu, từ đó đề ra được phác đồ xử trí đúng đắn.
Chỉ định xét nghiệm khi bệnh nhân có triệu chứng trên lâm sàng hoặc tiền sử gợi ý có rối loạn đông cầm máu
Trong trường hợp này, chỉ định xét nghiệm gì thường phụ thuộc vào đặc điểm của triệu chứng lâm sàng (loại xuất huyết, thời gian xuất hiện…), đặc điểm tiền sử bất thường (xuất huyết sau va chạm, sau mổ, sau đẻ, …) của bản thân, gia đình bệnh nhân và đặc biệt phụ thuộc kết quả của các xét nghiệm vòng đầu.
Chỉ định khi bệnh nhân điều trị thuốc chống đông
Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị, điều chỉnh liều của thuốc đạt hiệu quả chống đông máu nhưng không gây chảy máu. Tùy thuộc loại thuốc chống đông điều trị cho bệnh nhân mà chỉ định xét nghiệm. Cụ thể:
Điều trị thuốc chống ngưng tập tiểu cầu cần xét nghiệm thời gian máu chảy, đo độ ngưng tập tiểu cầu, PFA…
Điều trị thuốc kháng vitamin K cần làm xét nghiệm PT và điều chỉnh liều thuốc dựa vào chỉ số INR của xét nghiệm này
Điều trị heparin tiêu chuẩn cần xét nghiệm APTT.
Điều trị Heparin trọng lượng phân tử thấp: định lượng anti Xa, xét nghiệm ACT (activated clotting time: thời gian đông máu hoạt hóa).
Bài viết cùng chuyên mục
Soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sử dụng một thiết bị phóng đại có ánh sáng trông giống như một cặp ống nhòm, thiết bị này được gọi là máy soi cổ tử cung
Xét nghiệm độc tính: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Xét nghiệm độc tính, thường được thực hiện trên nước tiểu, hoặc nước bọt, thay vì máu, nhiều loại thuốc xuất hiện trong nước tiểu, hoặc nước bọt
Xét nghiệm Cytochrome P450 (CYP450)
Kiểm tra cytochrome P450 thường được sử dụng khi điều trị thuốc chống trầm cảm ban đầu không thành công. Tuy nhiên, khi chúng trở nên thành lập
Thử nghiệm di truyền (kiểm tra DNA)
Nếu có các triệu chứng của một bệnh có thể được gây ra bởi biến đổi gen, thử nghiệm di truyền có thể tiết lộ nếu có rối loạn nghi ngờ.
Sàng lọc ung thư phổi: CT scan liều thấp
Không cần sàng lọc ung thư phổi thường xuyên, chỉ được khuyến nghị cho những người từ 55 đến 74 tuổi, hoặc có tiền sử hút thuốc ít nhất 30 năm
Chụp cắt lớp vi tính (CT) cột sống: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X để làm cho hình ảnh chi tiết của cột sống và đốt sống ở cổ, lưng, hoặc lưng dưới, cột sống thắt lưng cùng
Tiêm Cortisone
Cortisone tiêm phổ biến nhất ở các khớp, chẳng hạn như mắt cá chân, khuỷu tay, hông, đầu gối, cột sống, vai và cổ tay. Ngay cả các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân có thể hưởng lợi từ cortisone.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) cơ thể: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Chụp CT có thể được sử dụng để nghiên cứu tất cả các bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như ngực, bụng, xương chậu hoặc cánh tay hoặc chân
Xét nghiệm liên cầu nhóm B
Nếu có liên cầu nhóm B, điều trị bằng thuốc kháng sinh trong quá trình sinh sẽ được khuyến khích để tiêu diệt vi khuẩn trong ống sinh và giảm nguy cơ em bé bị nhiễm trùng
Quét canxi mạch vành: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Thông thường, các động mạch vành không chứa canxi, canxi trong động mạch vành có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành
Kiểm tra gen BRCA ung thư vú
Đàn ông thừa hưởng đột biến gen BRCA cũng phải đối mặt với tăng nguy cơ ung thư vú, Đột biến BRCA có thể làm tăng nguy cơ các loại ung thư ở phụ nữ và nam giới.
Xét nghiệm Ferritin chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt
Nếu mẫu máu đang được thử nghiệm chỉ dành cho ferritin, có thể ăn uống bình thường trước khi thử nghiệm. Nếu mẫu máu sẽ được sử dụng cho các xét nghiệm bổ sung
Xạ hình túi mật: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Trong quá trình xạ hình túi mật, chất đánh dấu phóng xạ được đưa vào tĩnh mạch ở cánh tay, gan loại bỏ chất đánh dấu ra khỏi máu và thêm nó vào mật
Chụp cắt lớp vi tính (angiograms CT) mạch vành
Trong chụp mạch CT, không có ống thông được đặt trong háng, và thuốc nhuộm nhìn thấy trên CT scan được tiêm qua một đường (IV) tiêm tĩnh mạch đặt trong tay hay cánh tay.
Nội soi buồng tử cung: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Nội soi buồng tử cung có thể được thực hiện để tìm ra nguyên nhân chảy máu bất thường, hoặc chảy máu xảy ra sau khi một phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh
Xạ hình thận: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Các loại xạ hình thận bao gồm xem cách máu chảy và qua thận, hình dạng và kích thước của thận, nước tiểu được tạo ra và chảy ra khỏi thận
Tỉ lệ lắng đọng hồng cầu (sed)
Kiểm tra tốc độ Sed được sử dụng thường xuyên hơn trong quá khứ hơn là ngày hôm nay vì bây giờ đã có nhiều biện pháp cụ thể của hoạt động viêm.
Sinh thiết da
Sinh thiết da được sử dụng để chẩn đoán hoặc loại trừ các điều kiện và các bệnh da. Nó cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các tổn thương da.
Các thủ thuật sinh thiết sử dụng để chẩn đoán ung thư
Sinh thiết là một thủ thuật, để loại bỏ một mảnh mô hoặc một mẫu tế bào từ cơ thể, để có thể được phân tích trong phòng xét nghiệm
Xạ hình tuyến giáp: ý nghĩa lâm sàng kết quả thủ thuật
Xạ hình tuyến giáp, tìm các vấn đề với tuyến giáp, xem ung thư tuyến giáp đã lan ra ngoài, xạ hình toàn bộ cơ thể, thường sẽ được thực hiện
Xét nghiệm Pap: ý nghĩa lâm sàng xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Trong xét nghiệm Pap, một mẫu tế bào nhỏ từ bề mặt cổ tử cung được bác sĩ thu thập, sau đó mẫu được trải trên một phiến kính
Kiểm tra huyết áp
Có thể kiểm tra huyết áp thường xuyên nếu đã được chẩn đoán với tiền tăng huyết áp, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp
Hóa trị ung thư vú
Loại thuốc hóa trị khác nhau có sẵn để điều trị ung thư vú. Thuốc hóa trị liệu ung thư vú có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Điện cơ (EMG) và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: ý nghĩa lâm sàng chỉ số kết quả
Thần kinh điều khiển các cơ trong cơ thể bằng các tín hiệu điện gọi là xung, những xung động này làm cho các cơ phản ứng theo những cách nhất định
Xét nghiệm niệu động học: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Xét nghiệm niệu động học, cho tiểu không tự chủ, là các phép đo được thực hiện, để đánh giá chức năng, và hiệu quả bàng quang