Lorazepam
Lorazepam là một benzodiazepin, dùng để điều trị các tình trạng lo âu, mất ngủ, co giật hoặc trong các phác đồ kiểm soát triệu chứng buồn nôn hay nôn do thuốc chống ung thư.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên quốc tế: Lorazepam.
Loại thuốc: Chống lo âu, an thần gây ngủ.
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch đậm đặc để uống: 2 mg/ml (có polyethylenglycol 400 và propylenglycol)
Viên nén: 0,5 mg, 1 mg, 2 mg và 2,5 mg.
Viên nén đặt dưới lưỡi: 0,5 mg, 1 mg, 2 mg.
Ống tiêm: 2 mg/ml (có alcol benzylic 2%; polyethylenglycol 400 và propylenglycol).
Ống tiêm 4 mg/ml (có alcol benzylic 2%; polyethylenglycol 400 và propylenglycol).
Tác dụng
Lorazepam là một benzodiazepin, dùng để điều trị các tình trạng lo âu, mất ngủ, co giật hoặc trong các phác đồ kiểm soát triệu chứng buồn nôn hay nôn do thuốc chống ung thư và cũng còn được dùng như một thuốc tiền mê có tác dụng an thần trong phẫu thuật.
Chỉ định
Ðiều trị các trạng thái lo âu, điều trị ngắn ngày tình trạng mất ngủ và trong cơn động kinh liên tục. Thuốc cũng được dùng như một thuốc tiền mê và cũng được sử dụng trong các phác đồ chống nôn để kiểm soát triệu chứng buồn nôn và nôn liên quan với hóa trị liệu ung thư.
Chống chỉ định
Ðã có quá mẫn với benzodiazepin và với các dung môi pha chế dạng thuốc tiêm (như polyethylenglycol, propylenglycol và alcol benzyl), glôcôm góc hẹp cấp tính.
Thận trọng
Những người đang dùng lorazepam không được vận hành các máy móc hoặc tham gia vào các công việc nguy hiểm, không được lái xe có động cơ trong vòng 24 đến 48 giờ vì họ không thể tập trung được tốt. Sự dung nạp của họ đối với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác sẽ bị giảm.
Những người bị bệnh thận hoặc bệnh gan ở mức độ nhẹ hoặc trung bình chỉ nên dùng lorazepam ở liều thấp nhất.
Nguy cơ của sự phụ thuộc thuốc và cai thuốc:
Phụ thuộc thuốc thường xảy ra sau khi dùng đều đặn các thuốc benzodiazepin, ngay cả ở liều điều trị trong thời gian ngắn, đặc biệt là ở những người có tiền sử nghiện thuốc, nghiện rượu hoặc rối loạn nhân cách.
Các triệu chứng cai thuốc (co giật, run rẩy, chuột rút ở cơ và bụng, nôn, toát mồ hôi) đã xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn thường chỉ gặp ở những người bệnh sử dụng thuốc liều cao và kéo dài. Do đó khi dùng các benzodiazepin một cách đều đặn (thậm chí chỉ trong ít tuần) thì không được ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng rồi mới cắt hẳn.
Lorazepam và alprazolam là những benzodiazepin có nguy cơ cao gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc.
Thời kỳ mang thai
Lorazepam đi qua hàng rào nhau thai và nồng độ thuốc ở cuống rốn tương tự như nồng độ trong huyết thanh người mẹ.
Chống chỉ định sử dụng đều đặn lorazepam cho người mang thai vì thuốc sẽ tập trung trong các mô của thai nhi, ở đó chức năng chuyển hóa của gan kém nhất. Thuốc có thể gây trầm cảm, suy giảm trương lực ở trẻ sơ sinh và nếu dùng ở cuối thai kỳ đứa trẻ sinh ra sẽ khó bú. Trẻ nhỏ có thể bị chứng cai thuốc (dễ bị kích thích, khóc, co giật cơ) sau khi sinh 2 - 3 tuần nếu người mẹ dùng thuốc đều đặn với liều gây ngủ khi đang mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Lorazepam bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Vì là một dẫn chất benzodiazepin tác dụng ngắn nên có thể dùng lorazepam an toàn trong thời kỳ cho con bú.
Tác dụng phụ
Thường gặp
An thần, loạng choạng (tỷ lệ mắc tăng theo tuổi), ngủ nhiều, ngủ gà, chóng mặt, mệt mỏi, lú lẫn, mê sảng, ảo giác.
Ðau ở nơi tiêm, cảm giác nóng bỏng.
Ít gặp
Trầm cảm, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, kích động.
Tăng hoặc hạ huyết áp.
Hiếm gặp
Buồn nôn, nôn (ở những người bệnh dùng lorazepam dạng tiêm kết hợp với các thuốc khác trong gây mê và phẫu thuật) mất trí nhớ nhất thời hoặc rối loạn trí nhớ.
Rối loạn chức năng mắt, nhìn một hóa hai.
Phát ban, viêm da.
Liều lượng và cách dùng
Lorazepam được dùng theo đường uống hoặc tiêm. Chỉ tiêm bắp khi người bệnh không thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch được và phải tiêm bắp sâu.
Nếu sử dụng dung dịch uống đậm đặc phải pha loãng với 30 ml nước, hoặc nhiều hơn, trước khi uống.
Ngay trước khi tiêm tĩnh mạch, dung dịch tiêm phải được pha loãng với 1 thể tích tương đương của nước cất pha tiêm (hoặc dung dịch tiêm natri clorid 0,9% hay dung dịch tiêm glucose 5%) và không được dùng nếu dung dịch đổi màu hoặc bị tủa. Sau khi pha loãng, thuốc có thể tiêm từ từ trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch (khi pha với dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%). Khi tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch cần hút thử kiểm tra để đảm bảo chắc chắn thuốc không bị tiêm vào động mạch và không bị thoát quanh mạch.
Phải rất thận trọng khi dùng lorazepam dạng tiêm cho người cao tuổi, người bệnh nặng hoặc có tổn thương ở phổi vì có thể gây ngừng tim do thiếu oxy. Cần chuẩn bị sẵn các thiết bị hồi sức để hỗ trợ hô hấp.
Ðiều trị các trạng thái lo âu
Uống: 1 - 6 mg/ngày; chia 2 - 3 lần; liều cao nhất được uống vào buổi tối. Khi cần có thể dùng tới 10 mg/ngày.
Tiêm: Dùng cho các trạng thái lo âu cấp, 0,025 - 0,03 mg/kg/lần; cách 6 giờ tiêm một lần.
Ðiều trị mất ngủ do lo lắng: Uống 1 - 4 mg khi đi ngủ.
Trong tiền mê
Uống: 2 - 3 mg vào buổi tối trước khi phẫu thuật, nếu cần sáng hôm sau có thể uống thêm một liều nhỏ hơn. Hoặc uống 2 - 4 mg trước phẫu thuật 1 - 2 giờ.
Trẻ em từ 5 - 13 tuổi uống 0,5 - 2,5 mg (0,05 mg/kg) ít nhất một giờ trước phẫu thuật.
Tiêm: Tiêm tĩnh mạch 0,05 mg/kg trước phẫu thuật 30 - 45 phút hoặc tiêm bắp 60 - 90 phút trước phẫu thuật.
Ðiều trị trạng thái động kinh liên tục: Tiêm tĩnh mạch liều duy nhất 4 mg; với trẻ em dùng một nửa liều trên.
Phòng buồn nôn và nôn liên quan đến hóa trị liệu ung thư:
Uống 1 - 2 mg cùng với dexamethason trước khi bắt đầu hóa trị liệu. Hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1,5 mg/m2 (thường có thể tới liều tối đa là 3 mg) 45 phút trước hóa trị liệu.
Với người cao tuổi hoặc suy nhược chỉ dùng một nửa liều người lớn hoặc ít hơn.
Tương tác
Dùng đồng thời hoặc trong giai đoạn hồi phục do lorazepam với các thuốc ảnh hưởng đến thần kinh trung ương (như các phenothiazin, các opiat, các barbiturat, ethyl alcol, scopolamin, các chất ức chế MAO và các thuốc chống trầm cảm khác) có thể làm tăng tác dụng của lorazepam. Việc kết hợp này có thể gây nên sự an thần quá mức làm tắc nghẽn hô hấp một phần. Phải chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị cần thiết để duy trì thông khí và hô hấp hỗ trợ.
Scopolamin không có tác dụng cộng hợp có lợi khi dùng đồng thời với lorazepam nhưng có thể làm tăng tác dụng an thần, gây ảo giác và rối loạn tác phong.
Lorazepam có thể làm giảm liều của dẫn chất fentanyl cần để khởi mê và làm giảm thời gian mất ý thức với liều khởi mê.
Dùng đồng thời neomycin và cholestyramin với lorazepam có thể làm giảm nửa đời thải trừ của lorazepam dạng uống khoảng 26% và tăng sự thanh thải của lorazepam ở dạng tự do là 34%. Nếu cần thiết phải tăng liều lorazepam.
Thức ăn có thể giảm và cản trở tác dụng gây ngủ của lorazepam và do đó giấc ngủ sẽ bắt đầu chậm và tác dụng của thuốc cũng bị giảm đi.
Bảo quản
Dung dịch uống và dung dịch tiêm lorazepam được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C, tránh ánh sáng; không được để đông lạnh dạng tiêm. Không được dùng nếu dung dịch biến màu hoặc bị tủa. Dung dịch uống cần đựng trong chai, lọ nút kín. Dạng viên phải giữ trong các bao bì kín ở nhiệt độ 15 - 30 độ C.
Tương kỵ
Lorazepam tiêm tương kỵ vật lý với dung dịch tiêm buprenorphin.
Quá liều và xử trí
Quá liều các benzodiazepin thường biểu hiện bằng ức chế thần kinh trung ương ở những mức độ khác nhau từ ngủ gà đến hôn mê. Trường hợp nhẹ, các biểu hiện là ngủ gà, lú lẫn và ngủ lịm. Trường hợp nặng hơn, có thể loạng choạng, giảm trương lực, hạ huyết áp, trạng thái buồn ngủ, hôn mê độ 1 đến độ 3 và rất hiếm khi tử vong.
Ðiều trị quá liều chủ yếu là điều trị hỗ trợ cho đến khi thuốc bị loại trừ khỏi cơ thể. Phải theo dõi cẩn thận những dấu hiệu sống và sự cân bằng dịch. Phải duy trì thông khí và hô hấp hỗ trợ khi cần thiết. Với những người bệnh có chức năng thận bình thường thì gây bài niệu mạnh bằng cách truyền dịch và các chất điện giải có thể làm tăng sự thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể. Các thuốc lợi tiểu thẩm thấu (như mannitol) có thể có tác dụng bổ trợ. Nếu tình trạng nguy kịch hơn thì có thể chỉ định thẩm tách thận và truyền thay máu.
Trường hợp quá liều đường uống, cùng với các biện pháp chăm sóc hỗ trợ chung, cần tiến hành gây nôn và/hoặc rửa dạ dày. Nếu bị hạ huyết áp (mặc dù ít khi xảy ra) thường có thể kiểm soát được bằng tiêm noradrenalin bitartrat.
Có thể dùng flumazelin (thuốc kháng benzodiazepin) cho người bệnh đang nằm viện như một chất phụ trợ cho điều trị quá liều benzodiazepin nhưng khi chỉ định cần cảnh giác về nguy cơ gây cơn động kinh liên quan đến việc sử dụng flumazelin, đặc biệt ở những người dùng benzodiazepin kéo dài.
Thông tin qui chế
Thuốc hướng tâm thần.
Bài viết cùng chuyên mục
Liothyronine
Liothyronine là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị chứng suy giáp, bướu cổ không độc, phù niêm và hôn mê phù niêm.
Lansoprazole - Amoxicillin - Clarithromycin: thuốc điều trị loét tá tràng
Lansoprazole, Amoxicillin, Clarithromycin là sự kết hợp của các loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị loét tá tràng ở người lớn.
Lumateperone
Lumateperone là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực ở người lớn.
Lemborexant: thuốc ức chế thần kinh trung ương gây ngủ
Lemborexant là một loại thuốc ức chế thần kinh trung ương theo toa được sử dụng cho người lớn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ (mất ngủ) ở người lớn.
Mục lục các thuốc theo vần L
L - Asnase - xem Asparaginase, L - Asparaginase - xem Asparaginase, L - cid - xem Lansoprazol, L - Thyroxin - xem Levothyroxin, Labazene - xem Acid valproic, Labetalol hydroclorid.
Lignopad: thuốc giảm triệu chứng đau thần kinh sau nhiễm Herpes zoster
Lidocain hấp thu được qua đường tiêu hoá nhưng bị chuyển hoá qua gan lần đầu lớn. Tiêm gây giãn mạch nơi tiêm, vì vậy nếu dùng gây tê thì thường phối hợp với chất co mạch để giảm hấp thu thuốc.
Lazibet MR: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2
Lazibet MR được chỉ định điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin typ 2 mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không kiểm soát được glucose – huyết. Lazibet MR nên dùng cho người cao tuổi bị đái tháo đường.
Locabiotal
Ở người, sau khi dùng thuốc bằng đường hít, không phát hiện thấy fusafungine trong huyết tương do hoạt chất chính đã bám vào niêm mạc đường hô hấp.
Lisdexamfetamine
Lisdexamfetamine là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn ăn uống vô độ.
Lansoprazol
Lansoprazol được dùng điều trị ngắn ngày chứng loét dạ dày - tá tràng và điều trị dài ngày các chứng tăng tiết dịch tiêu hóa bệnh lý (như hội chứng Zollinger - Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống).
Levofloxacin: Dianflox, Dovocin, Draopha fort, thuốc kháng sinh nhóm quinolon
Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp có phổ rộng thuộc nhóm quinolon dẫn chất fluoroquinolon, cũng như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym topoisomerase II.
Laxaton
Các loại táo bón chức năng: táo bón mãn tính, táo bón ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh, táo bón do thuốc, táo bón ở trẻ em, táo bón xảy ra đồng thời với bệnh tim hoặc sau phẫu thuật hậu môn, trực tràng.
Lamotrigine: thuốc chống co giật
Lamotrigine được sử dụng để ngăn ngừa hoặc kiểm soát cơn động kinh, thuốc cũng có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa sự thay đổi tâm trạng quá mức của chứng rối loạn lưỡng cực.
Lactase Enzyme: thuốc điều trị không dung nạp đường sữa
Lactase Enzyme là một loại thuốc không kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng không dung nạp đường sữa, tên thương hiệu khác: Lactaid Original, Colief, Lactaid Fast Act Chewables, Lactaid Fast Act Caplets.
Linaclotide
Linaclotide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị hội chứng ruột kích thích và táo bón vô căn mãn tính.
Lisinopril
Lisinopril là thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin và là một dẫn chất lysin có cấu trúc tương tự enalapril với tác dụng kéo dài. Thuốc ức chế enzym chuyển thường làm giảm huyết áp trừ khi tăng huyết áp do cường aldosteron tiên phát.
Lopinavir và ritonavir: Aluvia, Kaletra, Ritocom, thuốc ức chế protease của HIV
Lopinavir và ritonavir là kết hợp cố định của hai thuốc ức chế protease của virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Lacosamide: thuốc chống co giật
Lacosamide là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các cơn động kinh khởi phát một phần và các cơn động kinh co cứng-co giật toàn thể nguyên phát.
Leflunomid: Arastad 20, Lefra 20, thuốc điều hòa miễn dịch kháng viêm khớp
Leflunomid được coi là tiền thuốc vì sau khi uống, thuốc được chuyển hóa rất nhanh và hầu như hoàn toàn thành chất chuyển hóa có tác dụng là teriflunomid.
L-Bio: thuốc thay thế vi khuẩn chí bị mất do dùng kháng sinh
Thuốc này chỉ là một thứ yếu trong điều trị ỉa chảy chưa có biến chứng mất nước và điện giải. Trước khi dùng bất cứ dạng thuốc nào, cần phải đánh giá đúng tình trạng mất nước và điện giải của người bệnh.
Lamictal: thuốc điều trị động kinh và rối loạn lưỡng cực
Lamictal được chỉ định dùng phối hợp hoặc đơn trị liệu trong điều trị động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, kể cả những cơn co cứng-co giật và những cơn co giật trong hội chứng Lennox-Gastaut.
Lacteol: thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh
Lacteol phòng ngừa và điều trị các rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh hay hóa liệu pháp, sự lên men bất thường ở đường ruột: trướng bụng, tiêu chảy, táo bón, viêm ruột cấp và mãn tính ở trẻ em và người lớn.
Lumigan 0.01%: thuốc làm giảm sự tăng áp suất nội nhãn
Lumigan (Bimatoprost) là một chất tổng hợp tương tự prostaglandin về cấu trúc - có tác dụng làm hạ nhãn áp. Chất này giống một cách chọn lọc tác dụng của chất tự nhiên là prostamid.
Linagliptin
Linagliptin là một loại thuốc theo toa dùng để điều trị bệnh đái tháo đường týp 2. Linagliptin có sẵn dưới các tên biệt dược Tradjenta.
Lyoxatin
Bệnh nhân suy thận vừa, có tiền sử dị ứng platinium, bị loạn cảm giác vùng hầu họng trong lúc hay trong vòng 2 giờ sau tiêm truyền (lần tiêm truyền kế tiếp nên được cho trên 6 giờ).