- Trang chủ
- Sách y học
- Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản
- Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh
Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh
Dinh dưỡng là một nhu cầu cơ bản của mỗi người, nhưng đối vối người bệnh do ảnh hưởng của bệnh tật nên thường cảm thấy ăn không ngon miệng nhất là những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh và toàn phát bệnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Dinh dưỡng là một nhu cầu cơ bản của mỗi người, nhưng đối vối người bệnh do ảnh hưởng của bệnh tật nên thường cảm thấy ăn không ngon miệng nhất là những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh và toàn phát bệnh, không những vậy một số bệnh lý còn đòi hỏi sự tiết chế trong chế độ ăn, ví dụ như bệnh thận thì không được ăn mặn hay bệnh đái tháo đường thì lại hạn chế đường tối đa trong thức ăn v.v... Do dó, với những yếu tố trên càng làm cho người bệnh cảm thấy ăn không ngon miệng hơn, và chúng ta cũng đã biết vai trò của dinh dưỡng cũng quan trọng như thuốc dùng trong việc điếu trị, giúp người bệnh mau chóng bình phục. Do vậy, vai trò của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho người bệnh ăn.
Lý thuyết liên quan
Trong cơ thể con người có hai quá trình trái ngược nhau, luôn luôn gắn bó và kết hợp chặt chẽ với nhau đó là quá trình đồng hoá và quá trình dị hóa. Quá trình đồng hoá bao gồm các phản ứng chuyển các phân tử hữu cơ có trong thức ãn như protid, lipid và glucid thuộc các nguồn gốc khác nhau từ động vật hay thực vật thành chất hữu cơ đặc hiệu của cơ thể để tham gia vào sự tạo hình, tăng trưởng và dự trữ cho cơ thể. Muốn thực hiện phản ứng này cần phải có năng lượng. Quá trình dị hoá là quá trình bao gồm các phản ứng thoái hoá của các chất hữu cơ thành những sản phẩm trung gian, thải những chất cặn bã (CCL, H X), urê v.v...) mà cơ thề không cần nữa ra ngoài, các phản ứng này tạo ra năng lượng dưới dạng nhiệt, năng lượng này dùng cho các phản ứng tổng hợp và các phàn ứng khác của cơ thể như co cơ, hấp thu, bài tiết v.v... ở trẻ nhỏ quá trình đồng hoá mạnh hơn quá trình dị hoá, ở tuổi trưởng thành nếu ăn uống quá mức thì làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên, chất dư thừa được dự trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ. Còn ở người bệnh thì quá trình dị hoá tăng do cần phải tiêu hao năng lượng do bệnh lý như sốt v.v..., do vậy nếu dinh dưỡng không đủ cơ thể sẽ sử dụng protid, glucid dự trữ để tạo ra năng lượng, người bệnh sẽ sụt cân và khả năng chống lại bệnh tật kém. Do đó sự dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là cho người bệnh.
Việc dinh dưỡng hợp lý là phải cung cấp đầy đủ cho cơ thể những thực phẩm cần thiêt cho sự sống, thực phẩm phải đáp ứng được ba yêu cầu: cung cấp đủ nguyên liệu tạo ra năng lượng cho quá trình dị hoá, cung cấp đủ nguyên liệu để xây dựng và bảo tồn mô, cung cấp những chất cần thiết để điếu hoà quá trình sinh hoá trong cơ thể.
Thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày bao gồm: đường, tinh bột, đạm, chất béo, nước, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đường, tinh bột, đạm, mỡ là những chất sinh năng lượng hay còn gọi là chất hữu cơ. Vitamin, nươcs, muối khoáng là những chất không sinh năng lượng nhưng nó có nhiệm vụ đệm trong các phản ứng hoá học của cơ thể, tham gia vào cấu trúc của các mô, điều hoà thần kinh và thể dịch... và được gọi là chất vô cơ, còn chất xơ là chất không sinh năng lượng nhưng nó có nhiệm vụ làm tăng thể tích phân và giúp việc bài tiết chất bã qua đường tiêu hoá dễ dàng.
Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm nhu cầu về năng lượng và nhu cầu về chất:
Nhu cầu về năng lượng hằng ngày bao gồm nhu cầu năng lượng cho chuyển hoá cơ bản và nhu cầu năng lượng cần thiết cho những hoạt động của cơ thể, nhu cầu năng lượng hằng ngày tuỳ thuộc vào từng người, từng giai đoạn phát triển, bệnh lý và tuỳ theo mức độ hoạt động của mỗi người.
Nhu cầu về chất bao gồm: đạm (protid), mỡ (lipid), đường, bột (glucid), nước, chất khoáng: Mg, Fe, Na, K, Ca v.v..., chất xơ.
Một chế độ ăn đầy đủ là nó cung cấp một sự cân bằng về tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, do vậy khẩu phần ăn là lượng thực phẩm cần dùng cho một người trong một ngày để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và chất cho cơ thể. Nhu cầu dư trong khẩu phần ăn không thể xác định một cách tuyệt đối mà nó tuỳ thuộc vào đối tượng, mức độ lao động, tình trạng bệnh lý v.v..., cần có tỷ lệ cân đôi giữa các chất đạm, đường, mỡ, vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn
Ngày nay, để đánh giá tình trạng cân nặng của một người, người ta dựa vào chỉ số BMI là một tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng, nó phản ánh dược tổng lượng mỡ dư thừa trong cơ thể một cách chính xác, chỉ số BMI không phân biệt theo giới tính. Bình thường BMI phái nằm trong giới hạn: 18 < BMI < 23.
Một chế độ ăn hợp lý phải
Ăn đa dạng nhiều loại thức ăn, thông thường một ngày trong một khẩu phần ăn trung bình có từ 20 - 30 loại thức ăn không kể các loại gia vị như nước mắm, hành, tỏi v.v...
Ăn chừng mực, điều độ, không nên ăn quá nhiều hay loại bỏ không ăn một loại thực phẩm nào.
Ăn thức ăn phải nguyên vẹn chưa qua chế biến hay chỉ ép lấy một phần của loại thức ăn v.v...
Điều dưỡng nên ý thức rằng tình trạng dinh dưỡng kém của người bệnh có nhiều khả năng làm chậm sự hồi phục bệnh, do vậy người điều dưỡng có thể hưỏng dẫn người bệnh lúc họ nghỉ ngơi, hoặc khi cho người bệnh ăn v.v... để người bệnh hiếu rõ về vai trò quan trọng của việc dinh dưỡng đúng cách và hợp lý. Những hướng dẫn này có thể là:
Hướng dẫn trực tiếp cho thân nhân người bệnh lúc thích hợp, cũng có thể dùng bảng chỉ dẫn để hướng dẫn họ.
Khuyên người bệnh không nên cô ăn những thức ăn mà họ không thích.
Khuyên người bệnh không nhất thiết phải thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ nếu chế độ dinh dưỡng đó không phù hợp với tín ngưỡng hoặc là những thức ăn quá đắt tiền, khó tìm và khó chế biến.
Luôn luôn ủng hộ và khuyên khích người bệnh ăn.
Nếu có thể nên hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho họ từ từ trong vài ngày hoặc trong vài tuần, không nên áp đảo người bệnh quá nhiều thông tin cùng một lúc và phải cho phép họ có thời gian tiếp thu, suy nghĩ và thắc mắc.
Ước định được mức độ tiếp thu của người bệnh.
Điểu dưỡng cũng cần phải quan tâm đến việc kích thích sự thèm ăn của người bệnh: đau ốm, bệnh tật, lo âu hay đang điều trị bằng thuốc có thể dẫn đến biếng ăn và ăn ít đi, do vậy thức ăn và cách thức ăn uống có ý nghĩa rất lớn. Người bệnh không được tự mua thức ăn, không được chế biến, chuẩn bị nó và còn phải ăn trong môi trường bệnh viện không thân thuộc làm giảm sự ăn ngon miệng.
Do vậy để kích thích sự ăn ngon miệng của người bệnh ta cần phải
Cần có sự hiện diện của người thân hay của người điều dưỡng cũng một phần giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Chia khẩu phần ăn của người bệnh ra thành từng bữa nhỏ, tránh áp đảo người bệnh với một lượng lớn thức ăn.
Nên thuyết phục người bệnh ăn những thức ăn mà họ thích nhưng cũng phải phù hợp với chế độ ăn điều trị.
Tạo môi trường, không khí thân mật khi cho người bệnh ăn.
Trình bày món ăn hấp dẫn, đẹp mắt để giúp kích thích sự thèm ăn.
Kiểm soát được tình trạng của người bệnh như đau, nôn, buồn nôn, mệt mỏi bằng cách thực hiện thuốc theo y lệnh kịp thời giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng của các triệu chứng bệnh lý đến sự ăn uống của người bệnh.
Lập danh sách các loại thức ăn mà người bệnh không thể ăn hoặc không thích ăn.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng giúp cho người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Dọn dẹp vệ sinh vùng phù cận gọn gàng, sạch sẽ tránh mùi hôi nhất là khi cho người bệnh ăn.
Sắp xếp khay đựng thức ăn gọn gàng dễ sử dụng.
Sắp xếp chỗ ngồi hoặc nằm cho người bệnh tiện nghi trong suốt thời gian ăn.
Khi người bệnh không thể ăn được họ cảm thấy mất tự do và cảm thấy không còn tự tin.
Những cách sau đây có thể giúp cho người bệnh cảm thấy tự tin hơn trong lúc được cho ăn
Nếu có thể, sắp xếp cho nhiều ngưòi bệnh được ăn cùng lúc với nhau, thu hút sở thích của người bệnh bằng cách quan tâm đến thứ tự của các món ăn và nhịp độ ăn của người bệnh.
Có thể nói chuyện với người bệnh đế tạo môi quan hệ thân thiện trong lúc cho người bệnh ăn.
Khuyên khích, động viên, thăm hỏi, tỏ vẻ quan tâm trong khi cho người bệnh ăn.
Chỉ định hỗ trợ người bệnh ăn được áp dụng cho những người bệnh tỉnh táo, còn phản xạ nuôt và không tự ăn uống được.
Cách chuẩn bị bữa ăn
Đối với người Việt Nam một bữa cơm tôi thiểu sẽ có 3 món: món canh, món mặn và món xào.
Áp dụng chế độ ăn đa dạng: trên 10 loại thức ăn trong một bữa ăn và trên 25-30 loại thức ăn trong ngày.
Chế độ ăn theo yêu cầu điểu trị tuỳ theo tình trạng bệnh của người bệnh.
Môi trường xung quanh thoáng mát, không có mùi hôi.
Người bệnh được vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp ăn ngon miệng hơn.
Trình bày thức ăn đẹp mắt và hợp vệ sinh củng là những yêu tô giúp người bệnh ăn ngon miệng.
Quy trình kỹ thuật
Chuẩn bị người bệnh
Báo giải thích cho người bệnh.
Rửa tay
Áp dụng rửa tay thường quy.
Soạn dụng cụ
Soạn một mâm sạch ăn sạch trong đó có chứa:
Chén.
Muỗng.
Đũa.
Dao (nếu cần).
Đĩa đựng thức ăn.
Tô đựng thức ăn.
Chén nhỏ chứa nước chấm.
Ly uống nước.
Khăn ăn.
Trái cây hay bánh ngọt tráng miệng.
Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh
Báo và giải thích cho người bệnh.
Chuẩn bị vùng phụ cận
Dọn dẹp giường, tủ đầu giường cho gọn gàng.
Chuẩn bị người bệnh
Cho người bệnh rửa tay.
Sửa lại đầu tóc, quấn áo người bệnh gọn gàng, tươm tất.
Để tư thế người bệnh thích hơp
Đặt người bệnh nằm hay ngồi tuỳ theo tình trạng bệnh
Trinh bày mâm cơm
Cơm nóng xới ra chén.
Cho canh vào tô, thêm vài cọng hành ngò lèn trên mặt.
Cho các món ăn ra đĩa, trình bày đep mắt.
Đặt chén nước chấm giữa khay có thể cho ít ớt nếu người bệnh thích.
Sắp xếp khay ăn, chén, đũa, muỗng ra mâm.
Giúp người bệnh ăn
Choàng khăn ăn qua cổ người bệnh.
Đặt khay thức ăn trước mãt người bệnh.
Điều dưỡng xới cơm ra chén, gắp thức ăn và xúc cho người bệnh ăn từng thìa nhỏ một.
Cho người bệnh uống từng thia canh nhỏ.
Lần lượt xen kẽ giữa các món ân cho đến khi xong bữa.
Cho người bệnh ăn tráng miệng bằng trái cây hoặc bánh ngọt.
Lau miệng lại cho người bệnh.
Cho người bệnh súc miệng và uống nước.
Giúp người bệnh tiện nghi
Để người bệnh nằm, ngồi tư thế thích hợp.
Báo và giải thích việc dã xong.
Thu dọn dụng cụ.
Cho tất cả thức ăn thừa vào thùng chứa.
Rửa sạch khay và các dụng cụ bằng nước và xà phòng.
khô để vào nơi quy định.
Ghi hổ sơ
Ngày giờ cho ăn.
Khẩu phần ăn.
Số lượng thức ăn người bệnh ăn được.
Lý do tại sao không ăn hết suất ăn.
Phản ứng và cảm nhận của người bệnh khi ăn.
Bài viết cùng chuyên mục
Kỹ thuật khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế
Hấp ướt: là phương pháp thông thường và thích hợp nhất để tiệt uẩn cho tất cá các dụng cụ dùng trong các thủ thuật xâm lấn chịu được nhiệt và độ ẩm.
Kỹ thuật thông tiểu nam
Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu đến bàng quang, ở nam, niệu đạo dài khoảng 20 cm dùng để vận chuyển nước tiểu và tinh dịch.
Thở ô xy qua mũi và ống mở khí quản
Liệu pháp oxy được chỉ định cho các người bệnh có biểu hiện thiếu oxy (nồng độ oxy thấp hoặc độ bão hòa oxyhemoglobin trong máu động mạch thấp).
Kỹ thuật sơ cứu gãy xương
Cho dù là gãy xương kín hay gãy xương hở thì công tác sơ cứu gãy xương cũng phải được tiến hành nhanh chóng chính xác tại nơi xảy ra tai nạn.
Quy trình làm sạch và rửa dụng cụ khám chữa bệnh
Mục đích của cọ rửa dụng cụ là để loại bỏ toàn bộ các chất bẩn dính trên dụng cụ, nơi ẩn náu của vi khuẩn tránh tiếp xúc với các hoá chất sát khuẩn.
Sát khuẩn tay bằng dung dịch cồn
Trước khi di chuyên bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một người bệnh và bàn tay không dính máu, không dính dịch tiết của người bệnh.
Các biện pháp cầm máu tạm thời
Trước khi tiến hành sơ cứu mạch máu, cần phải nhận định được vết thương mạch máu thuộc động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.
Kỹ thuật hút đờm rãi
Kỹ thuật hút mở là kỹ thuật hút có sử dụng ống hút vô khuẩn và ống hút này được mở ra tại thời điểm hút, người điều dưỡng phải mang găng vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật hút.
Thay băng rửa vết thương sạch
Vết thương sạch là vết thương ngoại khoa, không bị nhiễm khuẩn, không có biểu hiện viêm (không có dịch rỉ viêm), quá trình điều trị có tiến triển tốt, tổ chức hạt đang phát triển hoặc đang trong giai đoạn lên da non.
Sử dụng bô vịt, bô bẹt cho bệnh nhân
Khi người bệnh không thể rời khỏi giường để đi đến nhà vệ sinh đi tiêu tiểu, người điều dưỡng cần cung cấp bô dẹt để họ sử dụng tại giường. Trong các dụng cụ sử dụng để bài tiết tại giường có hai loại bô dẹt là phù hợp.
Kỹ thuật băng
Khi sử dụng băng cuộn nếu băng không đúng sẽ gây ra các thương tổn vùng mô bên dưới, vùng lân cận hoặc tạo ra sự khó chịu cho nạn nhân.
Thay băng vết thương và cắt chỉ
Khâu da được chỉ định trong các trường hợp phẫu thuật, trong chấn thương phần mềm trước 6 giờ. Thường ta sử dụng kim chỉ để khâu, có trường hợp sử dụng móc bấm bằng kim loại (móc bấm Michel), móc có tác dụng bấm ép hai mép da vào nhau thay cho chỉ khâu.
Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn
Vết thương nhiễm khuẩn là vết thương có dấu hiệu của viêm (sưng, nóng, đỏ, đau, có dịch rỉ viêm chảy ra từ vết thương). Nếu nhiễm khuẩn kéo dài thì có mủ hoặc tổ chức hoại tử.
Phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép
Lưu ý sử dụng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi vì đặc điểm sinh lý cơ thể trên lứa tuổi này ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu, chuyển hoá và đào thải thuốc.
Kỹ thuật rửa bàng quang liên tục
Đối với người bệnh có bàng quang bị nhiễm trùng, rửa bàng quang bằng cách truyền nhỏ giọt dung dịch rửa kèm kháng sinh.
Kỹ thuật rửa tay vô khuẩn ngoại khoa
Rửa tay ngoại khoa được áp dụng bắt buộc cho phẫu thuật viên và người phụ mổ trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hay thực hiện các chăm sóc đặc biệt.
Kỹ thuật thụt tháo cho bệnh nhân
Thụt tháo là một phương pháp làm sạch phân ở đại tràng, bằng cách kích thích nhu động ruột thông qua sự truyền một thể tích lớn dung dịch vào đại tràng, kích thích tại chỗ của trực tràng và đại tràng sigma.
Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn y tế
Đảm bảo không cho vi sinh vật, bụi và hơi ẩm xâm nhập. Dụng cụ trong gói/hộp phải được giữ nguyên tình trạng vô khuẩn từ sau khi tiệt khuẩn đến khi dùng.
Dẫn lưu nước tiểu liên tục
Dẫn nước tiểu liên tục là dùng ống thông cố định, lưu giữ một thời gian để dẫn nước tiểu từ bàng quang vào túi đựng nước tiểu vô khuẩn.
Điều dưỡng ghi chép và theo dõi lượng dịch vào ra của bệnh nhân
Dịch vào bao gồm tất cả dịch hiển nhiên như là nước, sữa, nước trái cây, cà phê, trà, và toàn bộ khối lượng dịch đường tĩnh mạch, bao gồm truyền máu và bất cứ loại dịch nào được đưa vào theo đường tĩnh mạch.
Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục cho người bệnh
Những người bệnh nặng không tự chăm sóc vệ sinh được. Hằng ngày ta cần giúp họ rửa sạch vùng hậu môn sinh dục, nhất là khi người bệnh dại, tiểu tiện không tự chủ.
Đặt ống thông vào trực tràng
Trong điều trị người ta đưa nước, chất dinh dưỡng, thuốc vào làm đại tràng giãn ra để làm lỏng phân và có thể đưa các chất dinh dưỡng, thuốc vào cơ thể qua đường ruột.
Kỹ thuật thông tiểu nữ
Tính chất nước tiểu bình thường là trong. Nước tiểu mới bài xuất ra thường sạch, không có cặn lắng, nước tiểu dẫn lưu qua ống thông thường trong không có cặn lắng nhưng thỉnh thoảng có một vài mảnh vụn niêm mạc.
Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn
Người phụ khi mặc áo không tiếp xúc tay với mặt ngoài của áo và tay của người mặc. Áo bị coi là nhiễm khuẩn khi bị chạm vào người phụ giúp.
Kỹ thuật mang găng vô khuẩn
Trên lâm sàng người ta thấy một tỷ lệ lớn các mầm bệnh trong các bệnh phẩm đồng nhất với các vi khuẩn cư trú trên da tay, nó được coi như một chỉ số quan trọng trong việc xác nhận nhiễm khuân bệnh viện.