Intron A
Intron A được tạo thành qua quá trình đông khô, ổn định, tiệt trùng từ một chất có độ tinh khiết cao là Interferon alfa-2b, chất này được sản xuất bằng các kỹ nghệ tái tổ hợp DNA.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bột pha tiêm dưới da, tiêm bắp 3 MIU: Hộp 1 lọ bột.
Bột pha tiêm dưới da, tiêm bắp 5 MIU: Hộp 1 lọ bột.
Độc bảng A.
Thành phần
Mỗi 1 lọ:
Interferon alfa-2 b tái tổ hợp 3MIU; 5MIU.
(Albumine người)
Ống dung môi : Nước cất pha tiêm
Tính chất
Interferon alfa-2b tái tổ hợp.
Intron A được tạo thành qua quá trình đông khô, ổn định, tiệt trùng từ một chất có độ tinh khiết cao là Interferon alfa-2b, chất này được sản xuất bằng các kỹ nghệ tái tổ hợp DNA. Interferon alfa-2b tái tổ hợp là 1 prot ine tan được trong nước, có trọng lượng phân tử xấp xỉ 19.300 dalton. Chất này được chiết tách từ một dòng E. coli, plasmide của loài này được lai giống với gen Interferon alfa-2 từ bạch cầu của người bằng các công nghệ gen. Bột Intron A đông khô có màu trắng đến vàng kem.
Hoạt tính của Intron A biểu diễn theo đơn vị quốc tế (IU), với 1 mg protéine Interferon alfa-2b tái tổ hợp tương đương với 2 x 108 IU. Đơn vị quốc tế này được xác định bằng cách so sánh hoạt tính của Interferon alfa-2b với hoạt tính của chất chuẩn quốc tế Interferon bạch cầu người do Tổ chức y tế thế giới quy định.
Tác dụng
Interferon alfa-2b tái tổ hợp có công hiệu ngăn chặn quá trình tăng sinh trong các nghiên cứu tiền lâm sàng trên cả tế bào nuôi cấy và khối u của người được ghép trên thú vật. Nó cũng có tác động điều hòa miễn dịch trong điều kiện in vitro. Interferon alfa-2b tái tổ hợp còn ức chế sự nhân đôi virus in vivo và in vitro.
Interferon tác động lên hoạt động tế bào bằng cách gắn vào các thụ thể màng tế bào đặc hiệu trên bề mặt tế bào. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy một khi đã gắn kết vào màng tế bào, Interferon bắt đầu một chuỗi hoạt động rất phức tạp bên trong tế bào trong đó có sự cảm ứng của một số enzyme. Người ta cho rằng quá trình này hoặc ít nhất một phần của quá trình này, chịu trách nhiệm cho các đáp ứng khác nhau của tế bào đối với Interferon, bao gồm việc ức chế sự sao chép của virus trong các tế bào bị nhiễm virus, ngăn chận quá trình tăng sinh tế bào và có tác động điều hòa miễn dịch như gia tăng tính thực bào của đại thực bào và tăng độc tố tế bào đặc hiệu của limpho bào đối với tế bào đích. Một phần hoặc tất cả các hoạt tính này của Interferon đóng góp vào hiệu lực trị liệu của nó.
Chỉ định
Dùng đường toàn thân: Điều trị bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính, viêm gan C/không A, không B mãn tính, viêm gan delta mãn tính, u nhú thanh quản, bệnh bạch cầu thể tế bào tóc, bệnh bạch cầu mãn dòng tủy, bệnh tăng tiểu cầu đi kèm với bệnh bạch cầu mãn dòng tủy, bệnh đa u tủy, u bạch huyết không Hodgkin, Sarcome Kaposi ở những bệnh nhân bị AIDS, carcinome tế bào thận, ung thư buồng trứng, khối u carcinoide di căn (khối u nội tiết tụy) và u sắc tố ác tính.
Dùng tiêm trong bàng quang: Ung thư bề mặt bàng quang.
Dùng tiêm trong sang thương: Bệnh condyloma sùi mồng gà, carcinome tế bào đáy, u bạch huyết tế bào T ở da và chứng dày sừng quang hóa.
Chống chỉ định
Tiền sử tăng mẫn cảm đối với Interferon alfa-2b hay bất cứ thành phần nào của Intron A.
Thận trọng
Các phản ứng quá mẫn cấp tính trầm trọng (như nổi mề đay, phù mạch, co thắt phế quản, phản vệ) với Intron A rất hiếm gặp trong quá trình trị liệu với Intron A. Nếu có biểu hiện phản ứng như thế thì phải ngưng thuốc và áp dụng các biện pháp thích hợp ngay lập tức. Chứng nổi ban thoáng qua không cần thiết phải ngưng trị liệu.
Nên cẩn thận khi dùng Intron A cho bệnh nhân mắc những chứng bệnh làm suy nhược cơ thể như có tiền sử bệnh phổi (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hay tiểu đường có khuynh hướng nhiễm acide-c tone. Cũng nên cẩn thận khi dùng cho bệnh nhân có rối loạn đông máu (như chứng viêm tĩnh mạch huyết khối, nghẽn mạch phổi) hay suy tủy trầm trọng. Sử dụng thuốc tiêm Intron A phối hợp với các tác nhân hóa trị liệu khác có thể làm gia tăng nguy cơ ngộ độc (về mức độ và thời gian), có thể gây tử vong hay đe dọa tính mạng do tác động của thuốc dùng đồng thời. Các tác dụng ngoại { thường thấy nhất có khả năng gây tử vong hay đe dọa đến tính mạng bao gồm viêm niêm mạc, tiêu chảy, giảm bạch cầu trung tính, suy thận và rối loạn chất điện giải. Do nguy cơ gia tăng độc tính, cần điều chỉnh liều cẩn thận đối với Intron A và cả các tác nhân hóa trị liệu dùng đồng thời.
Vì sốt có thể gặp trong hội chứng giả cúm khi điều trị bằng Interferon, ta nên loại trừ các nguyên nhân gây sốt dai dẳng khác.
Không nên dùng Intron A cho bệnh nhân viêm gan mạn có suy gan mất bù, cho bệnh nhân viêm gan tự miễn hay có tiền sử bệnh tự miễn hay những người đã được ức chế miễn dịch để ghép các cơ quan bởi vì Intron A có thể làm bệnh gan trầm trọng hơn trên những bệnh nhân này. Nhiễm độc gan dẫn đến tử vong rất hiếm gặp. Do đó, nếu bệnh nhân có các bất thường chức năng gan trong quá trình điều trị với Intron A nên được theo dõi chặt chẽ và ngưng thuốc nếu các triệu chứng tiến triển nặng.
Không nên dùng Intron A cho bệnh nhân suy gan mất bù. Bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn với bằng chứng suy giảm chức năng tổng hợp của gan (như giảm albumine hay kéo dài thời gian prothrombine), nếu được điều trị bằng Intron A có thể tăng nguy cơ mất bù lâm sàng nếu có sự dao động của aminotransf rase trong quá trình điều trị với Intron A (xem phần Xét nghiệm). Nên cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trị liệu khi chỉ định Intron A cho những bệnh nhân này. Nên duy trì bổ sung đầy đủ nước cho bệnh nhân điều trị với Intron A vì chứng hạ huyết áp do tình trạng mất nước đã được quan sát thấy ở một số bệnh nhân. Việc bù nước có thể rất thiết yếu.
Bệnh nhân có tiền sử suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim và/hoặc có tiền sử hay đang bị loạn nhịp tim, nếu cần phải điều trị với Intron A, nên được theo dõi chặt chẽ. Bệnh nhân có các bất thường trước đó về tim và/hoặc đang trong giai đoạn ung thư tiến triển, nên làm điện tâm đồ trước khi dùng thuốc cũng như trong quá trình điều trị. Chứng loạn nhịp tim (chủ yếu là loạn nhịp trên thất) thường đáp ứng với các điều trị thông thường nhưng có thể đòi hỏi phải ngưng dùng Intron A.
Các bệnh thâm nhiễm phổi, viêm phổi bao gồm cả các bệnh có thể gây tử vong rất hiếm gặp trên bệnh nhân được điều trị với Interferon alfa, trong đó bao gồm cả bệnh nhân điều trị bằng Intron A. Bệnh căn học vẫn chưa được xác định. Nếu bệnh nhân bị sốt, ho, khó thở hay các triệu chứng hô hấp khác, nên kiểm tra bằng X quang. Nếu X quang phổi cho thấy có thâm nhiễm hay nếu có bằng chứng suy chức năng phổi, bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận và ngưng thuốc nếu có thể. Trong khi ảnh hưởng này được báo cáo xảy ra thường xuyên hơn với bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn C/NANB được điều trị với Interferon alfa, nó cũng được báo cáo xảy ra trên những bệnh nhân mắc các bệnh ung thư được điều trị với Interferon. Hơn nữa, các triệu chứng này đã được báo cáo xuất hiện thường hơn khi Interferon alfa được dùng đồng thời với shosaikoto, một thảo dược có nguồn gốc từ Trung quốc.
Bệnh nhân đã mắc bệnh tâm thần trước đó, đặc biệt là chứng trầm cảm hay tiền sử bệnh tâm thần nặng không nên điều trị bằng Intron A.
Nếu có các triệu chứng trầm trọng trên hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là chứng trầm cảm, nên ngưng điều trị Intron A. Các tác động trên hệ thần kinh trung ương được biểu hiện với chứng trầm cảm, lú lẫn và những thay đổi tình trạng tâm thần đã được quan sát thấy trên một vài bệnh nhân dùng Intron A và { định tự tử cũng có thể xảy ra tuy nhiên rất hiếm. Các tác dụng ngoại ý này đã xảy ra trên bệnh nhân dùng Intron A với liều khuyến cáo cũng như với liều cao hơn. Vài bệnh nhân có thể hôn mê, nhất là những người già và điều trị liều cao. Những tác dụng này nói chung thường là có hồi phục, ở một vài bệnh nhân cần phải có đến 3 tuần để hồi phục hoàn toàn. Rất hiếm khi xuất hiện cơn động kinh khi sử dụng liều cao Intron A. Chứng xuất huyết võng mạc, tắc nghẽn động mạch hay tĩnh mạch với những điểm như nốt bông rất hiếm gặp trên bệnh nhân được điều trị với Interferon alfa, trong đó có thuốc tiêm Intron A (Interferon alfa-2b tái tổ hợp). Chưa giải thích được nguyên nhân bệnh căn của những hiện tượng này. Các tác dụng này có vẻ như xuất hiện sau vài tháng dùng thuốc, nhưng cũng được báo cáo xảy ra trong những khoảng thời gian điều trị ngắn hơn. Chứng tiểu đường hay cao huyết áp cũng xuất hiện trên một vài bệnh nhân. Bệnh nhân có những thay đổi thị lực và thị trường hay những triệu chứng ở mắt trong quá trình điều trị với Intron A nên được khám mắt. Các dấu hiệu trên võng mạc gây bởi Intron A nên được phân biệt với các tai biến trên mắt trong các bệnh võng mạc do tiểu đường hay do cao huyết áp, do đó nên khám mắt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hay cao huyết áp trước khi điều trị với Intron A. Khi bệnh nhân có rối loạn chức năng giáp, chỉ có thể bắt đầu hay tiếp tục điều trị với Intron A khi có thể duy trì nồng độ TSH ở mức độ bình thường bằng cách dùng thuốc. Việc ngưng điều trị với Intron A không làm hồi phục lại rối loạn chức năng giáp xảy ra trong quá trình trị liệu. Do có các báo cáo về sự gia tăng bệnh vẩy nến đã có sẵn trước đó, chỉ nên dùng Intron A cho bệnh nhân bị vẩy nến khi lợi ích trị liệu lớn hơn nguy cơ có thể gây ra.
Trên bệnh nhân bị sarcome Kaposi do AIDS, không nên dùng Intron A khi có sự hiện diện của các bệnh nội tạng đang tiến triển nhanh chóng. Bệnh nhân dùng thuốc đồng thời với zidovudine gây ra giảm bạch cầu trung tính với tỉ lệ cao hơn so với khi chỉ dùng zidovudine đơn thuần. Tác dụng của Intron A khi kết hợp với những thuốc khác trong điều trị bệnh liên quan tới AIDS chưa rõ ràng.
Các xét nghiệm tác nhân trung hòa Interferon được thực hiện trên những mẫu huyết thanh của bệnh nhân được tiêm Intron A trong một vài thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát. Tỉ lệ trên lâm sàng của hoạt động trung hòa phát triển trên bệnh nhân ung thư được điều trị toàn thân là vào khoảng 3%. Bệnh nhân viêm gan siêu vi NANB/C mạn tính được điều trị với liều 3 MIU ba lần mỗi tuần trong 6 tháng có tỉ lệ là 15% mà không có tác động nào lên kết quả lâm sàng. Tác động trung hòa của Interferon trong huyết thanh được tìm thấy trong khoảng 1% bệnh nhân tiêm Intron A vào trong sang thương để điều trị bệnh mồng gà. Nồng độ của yếu tố trung hòa trong hầu hết các trường hợp đều thấp và biểu hiện lâm sàng của hoạt động trung hòa này cũng không rõ. Sự phát triển của những kháng thể trung hòa chưa được chứng minh trên bệnh nhân được tiêm Intron A vào trong sang thương trong điều trị carcinome tế bào nền hay trên bệnh nhân được tiêm Intron A trong bàng quang trong điều trị ung thư bàng quang. Xét nghiệm : các xét nghiệm huyết học tiêu chuẩn và sinh hóa của máu (công thức máu, số lượng tiểu cầu, chất điện giải, các men gan, bao gồm ALT huyết thanh, bilirubine và albumine huyết thanh, protéine huyết thanh và créatinine huyết thanh) nên được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân trước khi điều trị và có định kỳ trong quá trình điều trị với thuốc tiêm Intron A. Nồng độ TSH phải được giữ trong các giới hạn bình thường trước khi bắt đầu điều trị với Intron A. Bệnh nhân có những triệu chứng cho thấy có rối loạn chức năng giáp trong quá trình điều trị với Intron A nên được thăm khám chức năng giáp. Trên bệnh nhân được điều trị viêm gan, phác đồ xét nghiệm khuyến cáo là vào tuần thứ 1, 2, 4, 8, 12, 16 và mỗi tháng sau đó, trong suốt quá trình điều trị. Nếu ALT tăng (gấp hai bình thường hay nhiều hơn) trong quá trình điều trị với Intron A, có thể tiếp tục dùng thuốc, trừ phi quan sát được những triệu chứng và dấu hiệu của suy gan. Khi ALT tăng, nên thực hiện các xét nghiệm chức năng gan như thời gian prothombine, ALT, phosphatase kiềm, nồng độ albumine và bilirubine cách khoảng mỗi 2 tuần. Ảnh hưởng lên khả năng sinh sản : Interferon có thể làm giảm khả năng sinh sản. Trong những nghiên cứu về sử dụng Interferon trên động vật linh trưởng, người ta thấy có những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự suy giảm nồng độ estradiol và progest rone đã được báo cáo xuất hiện ở phụ nữ được điều trị với Interferon bạch cầu của người. Do đó, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ không nên dùng Intron A trừ khi áp dụng biện pháp tránh thai hữu hiệu trong thời gian điều trị.
Thận trọng khi dùng Intron A cho nam giới trong tuổi sinh đẻ.
Dùng thuốc cho trẻ em : các liều lên đến 10 MIU/m2 đã được dùng một cách an toàn khi dùng cho trẻ em bị viêm gan siêu vi B mạn tính hoạt động. Tuy nhiên, hiệu lực của liệu pháp chưa được chứng minh. Nói chung, kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vẫn còn giới hạn và trong những trường hợp này, nên cân nhắc giữa lợi ích trị liệu với nguy cơ có thể xảy ra.
Có thai và cho con bú
Intron A đã cho thấy có tác động gây sẩy thai trên Macca mulatta (khỉ rhesus) với liều gấp 90 và 180 lần so với liều tiêm bắp hay tiêm dưới da là 2 MIU/m2. Mặc dù sự sẩy thai được quan sát trên tất cả các nhóm liều (7,5, 15 hay 30 MIU/kg), tác dụng này chỉ có { nghĩa thống kê đối với các kiểm soát ở nhóm liều trung bình và liều cao (tương ứng với gấp 90 và 180 lần liều khuyến cáo tiêm bắp hay liều tiêm dưới da 2 MIU/m2). Không có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm chứng chặt chẽ trên phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng Intron A trong lúc có thai nếu lợi ích trị liệu cao hơn nguy cơ có thể gây ra cho bào thai. Không nên tiêm Intron A vào bàng quang cho phụ nữ có thai.
Việc bài tiết các thành phần của thuốc qua sữa mẹ chưa được xác định. Do Intron A có thể gây tác dụng ngoại ý cho trẻ bú sữa mẹ, quyết định ngưng cho bú hay ngưng điều trị phụ thuộc vào tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Tương tác
Điều trị kết hợp : ac taminophène (parac tamol) đã được dùng thành công để làm giảm triệu chứng sốt và nhức đầu có thể xảy ra khi điều trị bằng thuốc tiêm Intron A. Liều khuyến cáo acétaminophène là 500 mg-1 g dùng 30 phút trước khi tiêm Intron A. Liều acétaminophène tối đa là 1 g, 4 lần/ngày.
Nên dùng thuốc mê, thuốc ngủ hay thuốc an thần cẩn thận khi cho đồng thời với thuốc tiêm Intron A. Chưa đánh giá được về tương tác thuốc giữa thuốc tiêm Intron A với những thuốc khác. Nên cẩn thận khi dùng Intron A kết hợp với các tác nhân có khả năng làm suy tủy. Tác dụng ngoại { đồng vận trên số lượng bạch cầu có thể xuất hiện khi dùng đồng thời Intron A với zidovudine. Bệnh nhân dùng cả hai tác nhân này đồng thời có chứng giảm bạch cầu trung tính xảy ra phụ thuộc liều lượng và với tần suất cao hơn vượt quá mức chờ đợi so với khi dùng duy nhất một thuốc zidovudine.
Tác dụng phụ
Dùng toàn thân:
Các phản ứng phụ được thấy nhiều nhất là sốt, mệt mỏi, nhức đầu và đau cơ. Các dấu hiệu sốt và mệt mỏi có liên quan đến liều dùng và được hồi phục sau 72 giờ tạm ngưng thuốc hoặc ngưng trị liệu.
Các phản ứng phụ thường gặp là chuột rút, chán ăn và buồn nôn.
Các phản ứng phụ ít gặp hơn là ói mửa, tiêu chảy, đau khớp, suy nhược, buồn ngủ, chóng mặt, rụng lông tóc, khô miệng, các triệu chứng giống như cúm (không đặc hiệu), đau lưng, trầm cảm, khó ở, đau nhức, vã mồ hôi , thay đổi vị giác, kích thích, mất ngủ, lẫn lộn, giảm tập trung và hạ huyết áp.
Các phản ứng phụ hiếm gặp là đau bụng, nổi ban, lo lắng, tai biến tại nơi tiêm, dị cảm, herpès simplex, ngứa, đau mắt, lo lắng, chảy máu cam, ho, viêm họng, thâm nhiễm phổi, viêm phổi, giảm sáng suốt, sụt cân, phù mặt, khó thở, khó tiêu, tim đập nhanh, cao huyết áp, tăng cảm giác ngon miệng, giảm tình dục, giảm cảm giác, thay đổi vị giác, phân lỏng, chảy máu lợi, bệnh thần kinh và bệnh đa dây thần kinh. Chứng cường hay nhược giáp cũng rất hiếm gặp. Nhiễm độc gan, bao gồm khả năng gây tử vong rất hiếm gặp (xem thêm mục Chú ý đề phòng). Các phản ứng phụ về tim mạch, đặc biệt là loạn nhịp, thường có liên quan đến bệnh của hệ tim mạch đã có từ trước và tiền sử của việc điều trị độc tính trên tim. Bệnh cơ tim thoáng qua và có hồi phục rất hiếm gặp ở những bệnh nhân không có bệnh tim trước đó.
Những bất thường về xét nghiệm thường xảy ra khi dùng liều trên 10 MIU/ngày bao gồm giảm bạch cầu hạt và bạch cầu ; giảm nồng độ hémoglobine và số lượng tiểu cầu ; tăng phosphatase kiềm, lactate déhydrogénase (LDH), créatinine huyết thanh, urea nitrogène huyết thanh và nồng độ TSH. Sự gia tăng nồng độ ALT/AST (SGOT, SGPT) trong huyết thanh đã được ghi nhận như một bất thường trên những đối tượng không viêm gan cũng như trên một vài bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn tính xảy ra cùng lúc với sự thải loại DNAp của virus.
Tiêm vào trong sang thương:
Hầu hết các tác dụng ngoại ý là nhẹ cho đến trung bình, thoáng qua và có thể hồi phục nhanh chóng. Mức độ của các tác dụng ngoại ý được báo cáo xảy ra trên những bệnh nhân được điều
trị bệnh mồng gà, cho thấy có gia tăng tương ứng với số lượng sang thương điều trị và do đó, phụ thuộc vào liều lượng.
Tác dụng ngoại ý thường gặp nhất là hội chứng giống như bệnh cúm, (ớn lạnh, sốt, nhức đầu, đau cơ và mệt mỏi). Các tác dụng ngoại ý thông thường khác được báo cáo bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, đau khớp, đau lưng và phản ứng tại chỗ (bỏng rát, ngứa, đau và chảy máu nơi tiêm). Trên bệnh nhân được điều trị bệnh mồng gà, phản ứng tại nơi tiêm cho thấy phụ thuộc vào diển tiến của sang thương hơn là vào việc điều trị với Intron A. Các tác dụng ngoại ý hiếm gặp bao gồm tiêu chảy, buồn ngủ, trầm cảm, đau, khó tiêu, vã mồ hôi, triệu chứng dạng cúm không đặc hiệu, lẫn lộn, yếu ớt, nôn mửa, nóng bừng, vọp bẻ ở chân, suy nhược, thay đổi vị giác, viêm da và ngứa.
Giảm bạch cầu, gia tăng nồng độ men gan trong huyết thanh (AST/SGOT) và giảm số lượng tiểu cầu đã được báo cáo xuất hiện trên một vài bệnh nhân tiêm Intron A vào trong sang thương. Hầu hết các thay đổi cận lâm sàng này là thoáng qua, hồi phục nhanh chóng và chỉ ở trong mức độ từ nhẹ đến trung bình.
Tác dụng ngoại ý và kết quả xét nghiệm bất thường quan sát được ở những bệnh nhân được tái điều trị bệnh mồng gà bằng Intron A thì tương tự về mặt định tính cũng như định lượng với những tác dụng ngoại { được báo cáo trước đó.
Các tai biến sau đã được báo cáo xảy ra rất hiếm sau khi dùng Intron A:
Rối loạn về huyết học: Thiếu máu huyết tán, tăng g-globuline, rối loạn đông máu. Tổng thể : mất nước, tăng calci huyết, suy mòn, phù ngoại vi, bệnh hạch bạch huyết, phù quanh hốc mắt, sốt cao ác tính, thải loại cơ quan ghép và toan hóa máu.
Tim mạch: Đánh trống ngực, hạ huyết áp tư thế, đau ngực, tim chậm, suy tim, rung nhĩ, loạn nhịp, ngoại tâm thu, đau thắt ngực, viêm tĩnh mạch huyết khối và thiếu máu cục bộ ngoại biên.
Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: Mất trí nhớ, trạng thái sững sờ, co giật, tăng trương lực cơ, tăng cảm, bừng hỏa, nhức nửa đầu, bệnh não, run rẩy, hôn mê, rối loạn ngoại tháp, sa sút trí tuệ liệt, rối loạn lời nói, ngất, ù tai, chóng mặt, phối hợp bất thường, mất điều hòa, thất ngữ, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, dáng đi bất thường, tăng vận động, loạn trương lực cơ, liệt.
Hệ nội tiết: Chứng to vú ở nam giới, nam hoá, nặng thêm bệnh tiểu đường, tăng đường huyết.
Hệ tiêu hóa: Ợ hơi, viêm miệng, táo bón, tắc ruột, khát nước, đại tiện máu đen, tăng tiết nước bọt, viêm thực quản, xuất huyết trực tràng sau khi đi tiêu, khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày, viêm lợi, tăng sản lợi, xuất huyết trực tràng, bạch sản miệng, nhợt nhạt niêm mạc đường tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, lưỡi nhợt nhạt, viêm lưỡi, mất vị giác.
Hệ gan mật: Kết qua xét nghiệm bất thường chức năng gan, tăng bilirubine huyết, vàng da, gan lách to, lách to, bệnh não do gan.
Hệ cơ xương: Đau xương, yếu cơ, viêm khớp, bệnh khớp, bệnh cơ.
Rối loạn tâm thần: Bất lực, bồn chồn, dễ xúc cảm, rối loạn tính cách, suy nghĩ bất thường, cố gắng tự tử, ác mộng, lãnh đạm, trầm cảm nặng hơn, loạn thần kinh, phản ứng hung dữ, cảm giác giống say rượu, ảo giác, sa sút trí tuệ.
Hệ sinh dục: Khí hư, đa kinh, xuất huyết tử cung, xuất huyết âm đạo, mất kinh. Rối loạn cơ chế đề kháng : chắp mắt, viêm kết mạc, nhiễm nấm và virus, bệnh candida, nhiễm khuẩn.
Hệ hô hấp: Giảm oxy không khí thở vào, tiếng thở rít, sung huyết mũi, viêm phổi, viêm xoang, viêm mũi, co thắt phế quản, tím tái, thở khò khè, đau màng phổi, hắt hơi, ho khan, nghẽn mạch phổi, phù phổi, viêm thanh quản.
Da và phần phụ của da: Mề đay, trứng cá, bệnh móng, ban xuất huyết, thiếu máu cục bộ ngoại vi, nhọt, mụn lở không herpès, hoại tử biểu bì, rối loạn tuyến lệ, nhạy cảm ánh sáng, da nhợt nhạt, nám da, bất thường kết cấu tóc, tăng mọc tóc, mất sắc tố da, viêm da dạng liken, nhiễm hắc sắc tố và bạch biến da.
Hệ niệu: Rối loạn tiểu tiện, tiểu đêm, đa niệu, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, viêm bàng quang, thiểu niệu, hội chứng thận hư, tiểu không kiềm chế, tăng acide urique huyết.
Rối loạn thị giác và thính giác: Viêm kết mạc, sợ ánh sáng, nhìn mờ, song thị, khô mắt, liệt dây thần kinh vận động mắt, bệnh võng mạc, xuất huyết võng mạc, quáng gà, đau tai, điếc, tăng thính lực.
Liều lượng
Intron A có thể được sử dụng bằng cách dùng dạng chai vô trùng hay ống tiêm nhựa. Nên kiểm soát thuốc bằng mắt thường về độ đục và tính không màu trước khi tiêm. Đối với phác đồ duy trì dùng đường tiêm dưới da, bệnh nhân có thể tự tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân có số lượng tiểu cầu nhỏ hơn 50.000/mm3 không nên tiêm bắp Intron A mà nên dùng theo đường tiêm dưới da.
Nếu tác dụng phụ xuất hiện trong khi trị liệu với thuốc tiêm Intron A trong bất cứ chỉ định nào, nên điều chỉnh liều dùng (giảm 50%) hay phải tạm thời ngưng điều trị cho đến khi các tác dụng phụ bớt đi. Nếu biểu hiện không dung nạp xuất hiện dai dẵng hoặc tái đi tái lại dù đã điều chỉnh liều, hay bệnh lại tiến triển thêm, nên ngưng trị liệu bằng thuốc tiêm Intron A. Viêm gan siêu vi B mạn tính : liều khuyến cáo là 30-35 MIU/tuần tiêm dưới da hay tiêm bắp hoặc 5 MIU/ngày hay 10 MIU, 3 lần/tuần, trong vòng 16 tuần. Nói khác đi, liều tác dụng thấp nhất của thuốc tiêm Intron A là 3 MIU, 3 lần/tuần, tiêm dưới da hay tiêm bắp. Những bệnh nhân có HBV-DNA trong máu trước khi điều trị thấp (nghĩa là dưới 100 pcg) có đáp ứng tốt nhất với trị liệu Intron A và hầu hết các đáp ứng là giảm 50% HBV-DNA trong vòng 1 tháng. Bệnh nhân có nguy cơ cao (HBV-DNA > 100 mg) hay những bệnh nhân không đáp ứng với trị liệu trong vòng 1 tháng, có thể được điều trị với liều lượng 5 MIU, 3 lần/tuần hoặc 5 MIU mỗi ngày. Liều lượng có thể được điều chỉnh tùy theo khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân. Khi có đáp ứng, chế độ điều trị được chọn lựa phải duy trì tối đa 4 tháng, trừ khi có sự không dung nạp trầm trọng.
Viêm gan siêu vi C/NANB mạn tính : liều lượng đề nghị là tiêm dưới da 3 MIU, 3 lần/tuần, trong 18 tháng. Hầu hết những bệnh nhân có đáp ứng cho thấy có sự cải thiện mức ALT trong 12 tuần. Một vài bệnh nhân không đáp ứng với liều 3 MIU có thể đáp ứng với liều cao hơn là 10 MIU, 3 lần/tuần. Những bệnh nhân tái phát sau khi trị liệu bằng Intron A có thể được tái điều trị với liều tương tự với lần đáp ứng trước.
Viêm gan siêu vi delta mạn tính: Intron A có thể tiêm dưới da với liều ban đầu 5 MIU/m2 da, 3 lần/tuần, ít nhất từ 3-4 tháng dù rằng điều trị k o dài hơn có thể được chỉ định. Liều lượng có thể được điều chỉnh theo khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân.
Bệnh u nhú thanh quản: liều lượng khuyến cáo của Intron A là tiêm dưới da 3 MIU/m2 da, 3 lần/tuần (cách ngày), bắt đầu sau phẫu thuật (bằng tia laser) lấy đi mô bướu. Liều lượng có thể điều chỉnh theo khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân. Có thể cần hơn 6 tuần trị liệu mới thấy đáp ứng.
Ung thư máu tế bào tóc: liều lượng đề nghị của Intron A là tiêm dưới da hay tiêm bắp 2 MIU/m2 da, 3 lần/tuần (cách ngày). Liều lượng có thể điều chỉnh lại tùy theo khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân. Những bệnh nhân không cắt lách cũng đáp ứng tương tự bệnh nhân cắt lách với những nhu cầu về truyền máu giảm dần giống nhau. Sự bình thường hóa một hay nhiều thông số huyết học thường bắt đầu trong vòng 2 tháng điều trị. Sự cải thiện tất cả ba thông số (lượng bạch cầu hạt, lượng tiểu cầu và mức hémoglobine) có thể cần đến 6 tháng hay hơn nữa. Trước khi bắt đầu điều trị, cần làm các xét nghiệm để đánh giá lượng hémoglobine, tiểu cầu, bạch cầu hạt và các tế bào tóc ở máu ngoại biên và các tế bào tóc tủy xương. Các thông số này phải được kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình điều trị để xác định có hay không có đáp ứng với điều trị. Nếu có đáp ứng, nên duy trì điều trị cho đến khi không cải thiện hơn nữa và các thông số trên được ổn định trong khoảng 3 tháng. Nên ngưng thuốc nếu không có đáp ứng trong vòng 6 tháng. Phác đồ điều trị này phải được duy trì trừ khi bệnh tiến triển nhanh hoặc có sự không dung nạp trầm trọng. Nếu việc điều trị với Intron A bị gián đoạn, nên lưu { rằng hơn 90% bệnh nhân có đáp ứng lại với việc tái điều trị bằng Intron A.
Ung thư máu dòng tủy mạn tính: liều lượng đề nghị của Intron A là tiêm dưới da 4-5 MIU/m2 mỗi ngày. Để kiểm soát lượng bạch cầu, có thể cần liều duy trì thay đổi từ 0,5-10 MIU/m2. Khi lượng bạch cầu đã được kiểm soát, có thể tiêm 3 lần/tuần (cách ngày). Các nghiên cứu đã cho thấy bệnh nhân ở giai đoạn bệnh mãn tính có đáp ứng với Intron A tốt hơn. Điều trị nên bắt đầu sớm ngay sau chẩn đoán và duy trì cho đến khi có đáp ứng hoàn toàn về huyết học hay ít nhất 18 tháng.
Nói chung, các bệnh nhân đáp ứng thường có đáp ứng về huyết học trong vòng 2- 3 tháng điều trị. Những bệnh nhân này phải được tiếp tục điều trị cho đến khi có đáp ứng hoàn toàn về huyết học, như đã được định nghĩa là có lượng bạch cầu vào khoảng 3-4 x 109/l. Tất cả các bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn về huyết học phải được điều trị tiếp tục để đạt được đáp ứng di truyền tế bào học, mà đáp ứng này ở một số bệnh nhân chỉ có thể đạt được sau 2 năm điều trị. Với bệnh nhân lúc chẩn đoán có lượng bạch cầu cao hơn 50 x 109/l, bác sĩ có thể chọn lựa để bắt đầu điều trị với liều chuẩn hydroxyurea và sau đó thay thế bằng Intron A khi bạch cầu giảm dưới 50 x 109/l. Những bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thư máu dòng tủy mãn tính với Ph dương tính cũng nên được điều trị phối hợp Intron A và hydroxyurea. Intron A được bắt đầu dùng với liều thay đổi từ 6-10 MIU mỗi ngày tiêm dưới da. Hydroxyurea được thêm vào với liều 1,0-1,5 g, 2 lần/ngày nếu lượng bạch cầu ban đầu hơn 10 x 109/l và được tiếp tục cho đến khi lượng bạch cầu xuống dưới 10 x 109/l. Sau đó, ngưng hydroxyurea và chỉnh liều Intron A lên hay xuống để duy trì bạch cầu đa nhân trung tính giữa 1- 5 x 10 9/l và tiểu cầu lớn hơn 75 x 10 9/l.
Bệnh tăng tiểu cầu đi kèm theo ung thư máu dòng tủy mãn tính: liều khuyến cáo giống như với liều điều trị bệnh ung thư máu dòng tủy mãn tính. Việc điều chỉnh liều áp dụng để kiểm soát lượng bạch cầu cũng tỏ ra thích hợp để kiểm soát lượng tiểu cầu. Dựa trên kinh nghiệm lâm sàng tích tụ cho đến nay, khoảng 1/4 (26%) bệnh nhân được chẩn đoán bạch cầu tủy mạn tính đồng thời có bệnh tăng tiểu cầu với lượng tiểu cầu trên 500 x 10 9/l. Lượng tiểu cầu đã được kiểm soát trên tất cả các bệnh nhân sau 2 tháng điều trị. Lượng tiểu cầu được kiểm tra mỗi tháng không có lần nào dưới 80 x 10 9/l.
Bệnh đa u tủy:
Điều trị tấn công: thêm vào cùng với hóa trị liệu tấn công, Intron A có thể được tiêm dưới da với liều 3-5 MIU/m2, 3 lần/tuần (cách ngày) trong suốt giai đoạn tấn công. Điều trị duy trì : ở những bệnh nhân trong giai đoạn ổn định sau đợt hóa trị liệu tấn công, có thể dùng duy nhất Intron A với liều 3-5 MIU/m2, 3 lần/tuần, tiêm dưới da. Điều trị tái phát hay bệnh kháng trị : ở bệnh nhân có bệnh tái phát sau hóa trị liệu hay kháng với hóa trị, có thể chỉ cần tiêm Intron A đơn thuần với liều 3-5 MIU/m2, 3 lần/tuần. U lympho bào không Hodgkin : bổ sung thêm trong hóa trị liệu, có thể tiêm Intron A dưới da với liều 5 MIU, 3 lần/tuần (cách ngày).
Ung thư Kaposi do AIDS: liều thích hợp vẫn chưa được xác định. Có hiệu quả khi tiêm dưới da hay tiêm bắp Intron A với liều 30 MIU/m2, 3-5 lần/tuần. Liều thấp hơn (10-12 MIU/m2/ngày) cũng được áp dụng mà không ghi nhận sự giảm rõ rệt hiệu quả điều trị. Một cách khác, Intron A có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch với liều 50 MIU/m2/ngày trong 30 phút trong 5 ngày liên tiếp, sau đó ngưng ít nhất 9 ngày rồi mới bắt đầu đợt trị liệu 5 ngày kế tiếp. Khi bệnh ổn định hoặc điều trị có đáp ứng, nên tiếp tục trị liệu cho đến khi không có biểu hiện của bướu hoặc cho đến khi cần thiết ngưng thuốc do có dấu hiệu của nhiễm trùng cơ hội hay tác dụng phụ trầm trọng.
Kết hợp với zidovudine (AZT) : trong các nghiên cứu lâm sàng, những bệnh nhân AIDS cùng với Sarcome Kaposi được cho dùng Intron A kết hợp với AZT. Đối với hầu hết bệnh nhân, phác đồ điều trị sau được dung nạp tốt : Intron A 5-10 MIU/m2 mỗi ngày ; AZT 100 mg mỗi 4 giờ. Triệu chứng độc tính để giới hạn liều là giảm bạch cầu trung tính. Intron A có thể được bắt đầu với liều 3-5 MIU/m2 mỗi ngày. Sau 2-4 tuần, tùy theo sự dung nạp của bệnh nhân, có thể tăng liều Intron A từ 5 đến 15 MIU/m2 mỗi ngày ; AZT có thể tăng đến 200 mg mỗi 4 giờ. Liều lượng phải được điều chỉnh trên từng cá nhân, dựa vào sự đáp ứng trị liệu và sự dung nạp thuốc của mỗi người bệnh.
Ung thư tế bào thận: trong khi liều thích hợp vẫn chưa được xác định, liều khuyến cáo trong giai đoạn tấn công là 10 MIU/m2/ngày (tối đa đến 18 MIU/ngày), tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Liều lượng có thể được điều chỉnh tùy theo tuổi tác và tình trạng của bệnh nhân. Liều này có thể đạt đến bằng cách tăng từ từ theo từng nấc 3 MIU/m2/ngày trong khoảng thời gian 3 ngày (3 MIU/m2/ngày cho 3 ngày, 9 MIU/m2/ngày cho 3 ngày, rồi 18 MIU/ngày). Liều tối đa được khuyến cáo là 36 MIU/ngày, tùy vào sự dung nạp của bệnh nhân. Thời gian điều trị tấn công kéo dài ít nhất là 3 tháng để có thể quyết định tiếp tục hay ngưng trị liệu. Nếu bệnh nhân có bằng chứng tiến triển bệnh, phải ngưng ngay điều trị tấn công. Đối với trị liệu duy trì, có thể dùng liều tương tự với kéo dài khoảng cách dùng thành 3 lần mỗi tuần trong ít nhất 6 tháng. Ung thư buồng trứng : liều khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư buồng trứng dai dẵng, di căn đã giảm bớt là 50 MIU tiêm vào phúc mạc nếu chỉ dùng duy nhất một loại thuốc. Pha thuốc tiêm Intron A trong 250 ml dung dịch muối, thêm vào 1750 ml dung dịch thẩm phân và tiêm phúc mạc qua catheter. Nên thực hiện tiêm truyền nhỏ giọt trong khoảng một giờ. Có thể lặp lại cách thức này mỗi tuần, trong ít nhất 16 tuần trước khi bệnh nhân được đánh giá lại tình trạng bệnh.
Bướu di căn dạng carcinome (bướu tuyến tụy nội tiết): hoạt tính trị liệu của Intron A đã được thấy rõ ràng ở bệnh nhân bướu di căn dạng carcinome và hội chứng sau khi dùng thuốc tiêm dưới da 3-4 MIU/m2 mỗi ngày hay cách ngày, và tiêm dưới da 3 lần một tuần bắt đầu với liều 2 MIU/m2 và tăng dần đến 3, 5, 7 và 10 MIU/m2 với các khoảng cách 2 tuần tùy theo độc tính. Trong khi sự thoái hóa bướu nguyên phát không xuất hiện, 20% bệnh nhân giảm 50% ở nước tiểu trong vòng 24 giờ [mức 5-hydroxyindole acetic acid (5-HIAA)]. Những bệnh nhân dùng Intron A trong 6 tháng (2 MIU/m2/ngày, tiêm dưới da trong vòng 3 ngày đầu sau đó tăng đến 5 MIU/m2, tiêm dưới da 3 lần/tuần) cho đáp ứng khách quan khoảng 50% trong điều trị kéo dài. Những bệnh nhân bướu ác tính dạng carcinome có thể xuất hiện bệnh tự miễn trong thời gian trị liệu Intron A, đặc biệt khi có tự kháng thể. Vì vậy, phải kiểm soát chặt chẽ bệnh nhân về các triệu chứng thực thể và triệu chứng cơ năng của bệnh tự miễn trong suốt quá trình điều trị. Bệnh u sắc tố ác tính : được dùng như một điều trị hỗ trợ cho phẫu thuật, Intron A được tiêm tĩnh mạch với liều 20 MIU/m2, 5 lần mỗi tuần trong vòng 4 tuần, sau đó là 10 MIU/m2, tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần trong vòng 48 tuần. Khi phối hợp với hóa trị liệu cho bệnh nhân u sắc tố di căn, Intron A được dùng tiêm tĩnh mạch với liều 15 MIU/m2, 5 lần mỗi tuần trong 3 tuần, sau đó tiêm dưới da 10 MIU/m2, 3 lần mỗi tuần cho đến khi có dấu hiệu cải thiện hay khi bác sĩ cảm thấy không còn cần thiết ; bệnh nhân được điều trị lâu hơn 2 năm.
Ung thư bề mặt bàng quang: đối với ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, liều khuyến cáo là 30-50 MIU mỗi tuần tiêm nhỏ giọt vào bàng quang trong khoảng 8-12 tuần ; đối với ung thư tại chỗ, liều khuyến cáo là 60-100 MIU, tiêm nhỏ giọt mỗi tuần trong vòng 12 tuần. Cách thức tiêm truyền nhỏ giọt Intron A đã pha vào trong bàng quang : bệnh nhân nên nhịn uống trong 8 giờ trước khi tiêm truyền để giúp duy trì nồng độ thuốc tối ưu và tránh sự bài tiết quá sớm. Bàng quang nên trống trước khi tiêm truyền. Dung dịch được tiêm truyền từ bơm tiêm vào bàng quang qua 1 catheter tiệt trùng. Bệnh nhân phải giữ dung dịch trong bàng quang trong 2 giờ. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải thay đổi tư thế mỗi 15 phút để bảo đảm toàn bộ bề mặt bàng quang được tiếp xúc. Sau 2 giờ, nên khuyên bệnh nhân đi tiểu để bài tiết hoàn toàn.
Condylomata Acuminata (condilom sùi, bệnh mồng gà): các sang thương được tiêm thuốc trước tiên phải được lau sạch sẽ bằng gạc tẩm cồn vô trùng. Tiêm vào trung tâm sang thương bằng một kim nhỏ (số 30). Tiêm 0,1 ml dung dịch pha sẵn chứa 1 MIU Intron A vào sang thương 3 lần một tuần và cách ngày trong vòng 3 tuần. Có thể cùng lúc điều trị 5 sang thương. Liều tổng cộng tối đa cho việc tiêm thuốc mỗi tuần không được vượt quá 15 MIU. Sang thương rộng có thể được điều trị bằng cách tiêm nhiều mũi (tối đa 5 MIU Intron A tổng cộng trong một ngày) hay bằng cách tiêm liên tục lên những vùng khác nhau của sang thương. Tái điều trị : sự cải thiện thường xuất hiện 4-8 tuần sau khi bắt đầu đợt điều trị đầu tiên. Nếu kết quả lần trị liệu này chưa thỏa đáng, nên trị liệu đợt thứ nhì với cùng phác đồ tương tự nếu các triệu chứng chức năng và thực thể hay các thay đổi về các thông số xét nghiệm không ngăn cản việc tái điều trị.
Điều trị các sang thương phụ: ngay sau khi kết thúc 3 tuần điều trị đầu tiên, có thể bắt đầu đợt điều trị thứ hai với phác đồ điều trị tương tự để điều trị tối đa 5 sang thương phụ ở bệnh nhân có từ 6-10 condylom. Bệnh nhân có hơn 10 condylom có thể được điều trị liên tiếp phụ thuộc vào số lượng condylom. Trong các nghiên cứu lâm sàng, những bệnh nhân có condylom cũng được điều trị với Intron A tiêm vào trong sang thương với liều 1,5 MIU/sang thương sau đó bôi tại chỗ podophylline 25%. Việc điều trị này được thực hiện mỗi tuần một lần, trong vòng 3 tuần. Ung thư tế bào nền : sang thương trước hết phải được làm sạch bằng gạc tẩm cồn vô trùng. Tiêm vào phần nền và phần chất của sang thương bằng một kim nhỏ (số 30) và 1 ống tiêm 1 ml. Với những sang thương có diện tích ban đầu dưới 2 cm2, tiêm 0,15 ml dung dịch chứa 1,5 MIU Intron A vào sang thương 3 lần một tuần cách ngày, trong vòng 3 tuần. Liều tổng cộng nên đạt đến 13,5 MIU. Sang thương tế bào nền có diện tích rộng và nốt lo t (sang thương rộng 2-10 cm2) nên được điều trị 3 lần một tuần trong vòng 3 tuần với 0,5 MIU/cm2 diện tích ban đầu của sang thương (liều tối thiểu là 1,5 MIU). Mỗi sang thương nên được điều trị một lần. Sự cải thiện tình trạng lâm sàng (hình dáng kích thước, ban đỏ...) của sang thương đã được điều trị là chỉ định đáng tin cậy cho việc điều trị bằng sinh thiết. Do đó tình trạng lâm sàng phải được kiểm tra định kỳ sau khi kết thúc điều trị. Sự cải thiện triệu chứng thực thể của bệnh thường xuất hiện khoảng 8 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Nếu không thấy cải thiện lâm sàng sau 2-3 tháng, nên dùng phẫu thuật cắt bỏ sang thương.
U bạch huyết tế bào T ở da (u sùi dạng nấm): ở bệnh nhân có mảng u sùi dạng nấm, Intron A gây thuyên giảm lâm sàng khi tiêm vào trong vết thương với liều lượng 1-2 MIU/vị trí tiêm 3 lần mỗi tuần trong vòng 4 tuần liên tiếp. Trước hết, sang thương phải được lau sạch bằng gạc tẩm cồn tiệt trùng ; kim được tiêm theo một góc gần như song song với da. Tiêm vào biểu mô bề mặt dưới mảng sang thương với một kim nhỏ (số 30) và ống tiêm 1 ml. Cần chú { không được đưa quá sâu dưới sang thương và cần tránh tiêm dưới da. Nên lặp lại liệu pháp này 3 lần một tuần, trong vòng 4 tuần với tổng số 12 mũi tiêm vào mỗi sang thương. Trong những thử nghiệm lâm sàng, cải thiện ngay tại vị trí sang thương được ghi nhận duy trì vài tuần sau khi kết thúc điều trị bằng cách tiêm thẳng vào trong sang thương với liều tổng cộng là 2 MIU/lần thực hiện. Dày sừng quang hóa : sang thương có thể được điều trị với 500 000 (5 x 105 IU) Intron A trong 0,1 ml dung dịch, tiêm vào sang thương với 1 kim nhỏ (số 25-30). Kim nên đâm vào phần nền của sang thương với một góc gần như song song với mặt phẳng da. Cần phải chú { không đưa vào dưới sang thương quá sâu ; cần nên tránh tiêm dưới da vì khu vực này ở dưới nền của sang thương. Mũi tiêm bề mặt có thể đưa đến chỗ rò rỉ với sự thâm nhiễm của duy nhất lớp sừng hoá. Nên lặp lại liệu pháp này 3 lần mỗi tuần trong vòng 3 tuần với tổng số 9 mũi tiêm vào mỗi chỗ dày sừng quang hóa/lần thực hiện với liều tổng cộng là 1,5 MIU/lần thực hiện. Nên chờ khoảng bốn tuần từ lúc kết thúc đợt trị liệu trước đó cho đến khi có kết quả lâm sàng rõ rệt. Sang thương có hình thái học hay triệu chứng học lâm sàng bất thường không nên điều trị bằng Intron A.
Pha chế bột đông khô Intron A để tiêm hay tiêm thẳng vào sang thương: lọ bột chứa liều duy nhất phải được pha với 1 ml nước cất pha tiêm. Cũng có thể dùng nước định khuẩn pha tiêm chứa 0,9 % rượu benzylique. Lọ chứa nhiều liều phải được pha với nước định khuẩn pha tiêm chứa 0,9 % rượu benzylique (5 ml cho lọ 25 MIU). Để tiêm vào sang thương, pha một lọ 10 MIU Intron A với 1 ml dung môi sẽ cho một dung dịch đẳng trương với nồng độ mong muốn là 1 MIU/0,1 ml. Pha thuốc với những lọ có kích cỡ khác nhau để đạt được liều lượng khuyến cáo cho một dung dịch nhược hay đẳng trương. Dùng bơm và kim tiêm tiệt trùng, tiêm một lượng thích hợp dung môi vào lọ Intron A.
Lắc nhẹ để hòa tan bột hoàn toàn. Sau đó, liều lượng thích hợp sẽ được rút ra bằng bơm tiêm tiệt trùng và tiêm dưới da, bắp thịt hay vào sang thương như được chỉ định. Pha chế dung dịch Intron A để tiêm truyền tĩnh mạch : (xem Liều lượng và cách dùng). Không được tiêm truyền đồng thời thuốc khác cùng với Intron A.
Bệnh Sarcoma Kaposi: phác đồ liều lượng thay đổi : nếu có thể, nên pha dịch tiêm truyền ngay trước khi dùng. Bột đông khô Intron A nên được pha bằng cách thêm 1 ml nước cất pha tiêm vào lọ. Sau đó rút ra lượng Interferon được tính toán trước cho 1 liều thích hợp và cho vào 50 ml dung dịch muối vô trùng. Trước khi tiêm mỗi liều Intron A, bệnh nhân cần có sẵn một kim bướm số 21 dùng tiêm tĩnh mạch (hay cỡ kim tiêm tĩnh mạch khác được cung cấp). Cần bắt đầu tiêm truyền dung dịch muối đẳng trương (tốc độ 200 ml/giờ) trước khi cho thuốc vào. Nên ngưng tiêm truyền dung dịch muối đẳng trương ngay trước khi bắt đầu cho Intron A vào. Dung dịch Intron A trong 50 ml dung dịch muối tiệt trùng đã pha sẵn nên được tiêm truyền trong khoảng thời gian là 30 phút. Sau khi truyền thuốc xong phải tiếp tục truyền dung dịch muối bình thường trong vòng 10 phút với tốc độ là 200 ml/giờ như ban đầu.
Bệnh u sắc tố ác tính: Bột đông khô Intron A nên được pha bằng cách thêm 1 ml nuớc cất pha tiêm vào lọ. Lượng Interferon được tính trước cho một liều thích hợp sau đó được rút ra và thêm vào trong 100 ml dung dịch muối đẳng trương tiệt trùng và tiêm truyền trong khoảng 20 phút. Không được truyền kết hợp Intron A với một thuốc khác.
Pha Intron A để tiêm vào bàng quang: cho liều khuyến cáo là 100 MIU Intron A, một số thích hợp các lọ 5, 10, 25, 30 hay 50 MIU để làm đủ 100 MIU được pha với nước cất pha tiêm. Không pha Intron A với nước định khuẩn pha tiêm để tiêm truyền vào bàng quang. Thêm vào mỗi lọ 1 ml nước cất pha tiêm. Lắc nhẹ để hòa tan bột hoàn toàn để được một dung dịch trong suốt. Gộp các dung dịch pha lại bằng cách hút vào một ống bơm tiêm 30 ml để được liều tổng cộng 100 MIU Intron A. Thêm một lượng vừa đủ nước cất pha tiêm vào bơm tiêm để có một thể tích là 30 ml dung dịch. Để tiêm nhỏ giọt vào bàng quang, bơm tiêm phải được nối vào một catheter tiệt trùng. Cần quan sát dung dịch bằng mắt thường để kiểm tra các tiểu phân lơ lửng và tính không màu trước khi đưa vào cơ thể. Dung dịch pha phải trong suốt và không màu đến vàng nhạt. Mặc dù dung dịch pha Intron A với nước cất pha tiêm có thể ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ 2-30oC, nên dùng dung dịch tiêm vào bàng quang trong vòng 4 giờ sau khi pha.
Lưu ý
Không tiêm truyền đồng thời các thuốc khác với Intron A.
Tương hợp với các dung dịch tiêm tĩnh mạch khác : trong dung dịch muối đẳng trương thông thường, nồng độ Intron A từ 50.000-1.000.000 IU/ml có tính ổn định và tương hợp với các dung dịch được kể phía dưới, khi giữ trong tủ lạnh trên 24 giờ hoặc để ở nhiệt độ phòng trong chai thủy tinh : dung dịch tiêm Ringer, dung dịch tiêm Lactate Ringer, dung dịch tiêm acide amine, dung dịch tiêm Natri bicarbonate 5%.
Hỗn hợp này được duy trì ổn định trong tiêm truyền kéo dài 6 giờ qua bộ truyền dịch. Tính tương hợp của Intron A ở nồng độ tối thiểu 105 IU/ml trong dung dịch muối đẳng trương thông thường đã được đánh giá khi dùng qua nhiều bộ truyền dịch khác nhau. Kết quả tóm lược như sau : tính tương hợp với các bộ tiêm đường tĩnh mạch. Có thể tương hợp : 2C001 (Travenol), VI 400 (McGaw), Venoset 78 (Abbott), Ultipor Blood, bộ tiêm thuốc và lọc dịch truyền (Pall), Intrafix Air (B. Braun), bộ tiêm STK loại L76 (Aesca), Perfu Pal (Dubermarid Vitrum), Vacoset V34 (Baxter), Vacoset V2400 (Pharmaseal), Hiplex-Venosteril, Venoset (Abbott), Vacoset V-736 (McGaw), Vacoset V-717U (McGaw).
Không tương hợp: Versaset V13 (Rivero), Addit IV V1444 (McGaw), Continue Flow (Travenol).
Tính ổn định: Sau khi pha với 1 ml nước pha tiêm kìm khuẩn chứa 0,9% cồn benzyl, dung dịch sẽ được ổn định tối thiểu 1 tháng khi được bảo quản ở 2-8oC hoặc trong 2 tuần khi bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-30oC).
Dung dịch sau khi pha trong suốt và không màu hoặc có màu vàng nhạt. Khi pha với nước cất pha tiêm, Intron A có thể được bảo quản đông lạnh (dưới - 10oC) trong ống bơm tiêm polypropylène trong 28 ngày. Dung dịch pha ổn định trong suốt thời gian này khi được giải đông và được đông lạnh trở lại tối đa 2 lần.
Bảo quản
Bảo quản trong khoảng nhiệt độ 2-8 độ C.
Bài viết cùng chuyên mục
Isradipin
Isradipin là thuốc hạ huyết áp loại chẹn kênh calci, thuộc nhóm dihydropyridin. Thuốc chẹn kênh calci trên các kênh typ L phụ thuộc điện thế ở cơ trơn động mạch hiệu quả hơn so với các kênh calci ở tế bào cơ tim.
Iobitridol: Xenetic 350, thuốc cản quang chứa 3 nguyên tử iod
Iobitridol là chất cản quang chứa iod hữu cơ, mỗi phân tử có 3 nguyên tử iod, với tỷ lệ iod chiếm 45,6 phần trăm, Iobitridol là loại monomer không ở dạng ion
Irradiated blood and components: truyền máu phòng ngừa lây nhiễm chéo
Irradiated blood and components được chiếu xạ sử dụng để phòng ngừa lây nhiễm chéo mầm bệnh từ dịch truyền máu hoặc các chế phẩm máu.
Japrolox
Loxoprofen natri hydrate có đặc tính giảm đau nhanh, kháng viêm và hạ sốt mạnh, có khả năng đặc biệt trong tác dụng giảm đau.
Insulin Lispro: thuốc điều trị bệnh tiểu đường
Insulin Lispro là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị Bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2, tên thương hiệu khác như Admelog, Humalog, Humalog Kwikpen, Humalog Junior KwikPen, Admelog Solostar, Insulin Lispro-aabc, Lyumjev.
Ibumed/Targetan: thuốc điều trị giảm đau kháng viêm không steroid
Ibumed điều trị giảm đau nhức nhẹ do cảm cúm, cảm lạnh thông thường, đau họng, đau đầu, đau nửa đầu, đau sau phẫu thuật, đau răng, đau bụng kinh, đau lưng, đau cơ, viêm cơ xương, đau nhức nhẹ do viêm khớp, và hạ sốt tạm thời.
Interferon alfa
Interferon là những cytokin xuất hiện tự nhiên có các đặc tính vừa chống virus vừa chống tăng sinh. Chúng được tạo thành và tiết ra để đáp ứng với nhiễm virus và nhiều chất cảm ứng sinh học và tổng hợp khác.
Intralipid: thuốc cung cấp năng lượng đường tĩnh mạch
Intralipid là nhũ dịch của dầu đậu tương được đẳng trương hóa bằng glycerol và được nhũ hóa bằng các phospho lipid lấy từ lòng đỏ trứng.
Isoniazid
Isoniazid là một trong những thuốc hóa học đầu tiên được chọn trong điều trị lao. Thuốc đặc hiệu cao, có tác dụng chống lại Mycobacterium tuberculosis và các Mycobacterium không điển hình khác như M. bovis, M. kansasii.
Irprestan
Thận trọng giảm thể tích nội mạch, tăng kali huyết, hẹp động mạch chủ, hẹp van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, cường aldosterone nguyên phát, hẹp động mạch thận 2 bên, suy thận.
Insulin Glulisine: thuốc chống đái tháo đường
Insulin glulisine là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2, tên thương hiệu khác như Apidra, Apidra Solostar.
IncobotulinumtoxinA: thuốc chẹn cơ thần kinh
IncobotulinumtoxinA được sử dụng cho bệnh xuất huyết mãn tính, để điều trị chứng co cứng chi trên ở người lớn, để giảm mức độ nghiêm trọng của vị trí đầu bất thường và đau cổ ở cả bệnh nhân độc tố botulinum.
Inofar
Bệnh nhân suy thận mãn tính: không phải lọc máu nhận/không nhận erythropoietin, phải lọc máu có nhận erythropoietin, phụ thuộc việc thẩm phân phúc mạc có nhận erythropoietin.
Idoxuridin
Idoxuridin là một thymidin gắn iod có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus DNA khác nhau, gồm cả các virus herpes và virus đậu mùa.
Indomethacin
Indomethacin là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid indolacetic. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, indomethacin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm và ức chế kết tập tiểu cầu.
Ibrutinib: thuốc điều trị ung thư hạch
Ibrutinib là một loại thuốc kê đơn được sử dụng như một chất ức chế tyrosine kinase của Bruton được sử dụng để điều trị bệnh nhân bị ung thư hạch tế bào lớp áo đã được điều trị ít nhất một lần trước đó.
Isosorbide mononitrate: thuốc chống đau thắt ngực
Isosorbide mononitrate là thuốc kê đơn được chỉ định để phòng ngừa các cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành, sử dụng đường uống không đủ nhanh để loại bỏ cơn đau thắt ngực cấp tính.
Ibutilide: thuốc điều trị rung nhĩ
Ibutilide là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của rung tâm nhĩ. Ibutilide có sẵn dưới các tên thương hiệu khác Corvert.
Iloprost: thuốc điều trị tăng áp động mạch phổi
Iloprost là thuốc theo toa được sử dụng để điều trị các triệu chứng của tăng áp động mạch phổi. Iloprost có sẵn dưới các tên thương hiệu Ventavis.
Jardiance: thuốc điều trị đái tháo đường týp 2
Đơn trị liệu, bệnh nhân không dung nạp metformin, phối hợp thuốc hạ glucose khác điều trị đái tháo đường týp 2, khi chế độ ăn kiêng và vận động không đủ để kiểm soát đường huyết.
Icosapent: thuốc điều trị tăng triglycerid máu
Icosapent là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị chứng tăng triglycerid máu nghiêm trọng. Icosapent có sẵn dưới các tên thương hiệu khác Vascepa.
Imbruvica: thuốc điều trị ung thư nhắm trúng đích
Phản ứng phụ rất thường gặp viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, nhiễm trùng da; giảm bạch cầu trung tính.
Isosorbid: thuốc lợi tiểu thẩm thấu
Isosorbid không có tác động trên thụ thể đặc hiệu, mà tác động vào thành phần dịch ống thận bằng cách phân tán vào dịch ngoài tế bào
Isotretinoin: thuốc điều trị mụn trứng cá
Isotretinoin là một loại retinoid được chỉ định để điều trị mụn trứng cá dạng nốt nghiêm trọng, thương hiệu Amnesteem, Claravis, Myorisan, Absorica và Zenatane.
Iodixanol: chất cản quang
Iodixanol dung dịch tiêm được chỉ định để chụp động mạch, chụp động mạch ngoại vi, chụp động mạch nội tạng và chụp động mạch não; chụp CECT đầu và cơ thể.