- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Viêm nhiều rễ dây thần kinh
Viêm nhiều rễ dây thần kinh
Tổn thương giải phẫu bệnh rất giống tổn thương trong viêm dây thần kinh câp thực nghiệm bằng cách tiêm cho con vật một tinh chất của dây thần kinh ngoại vi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Viêm nhiều rễ dây thần kinh là một hội chứng biểu hiện tổn thương lan toả của nơron ngoại biên cả vận động lẫn cảm giác thưòng là đối xứng ở cả hai khu vực tuỷ và sọ não. Có 2 thể:
Viêm nhiều rế dây thần kinh tiên phát, có thể tiến triển
Cấp tính: đó là hội chứng Landry-Guillain Barré.
Bán cấp hay mạn.
Tái phát.
Viêm nhiều rễ dây thần kinh thứ phát (ít găp hơn) sau
Bệnh nhiễm khuẩn.
Rối loạn chuyển hoá.
Ngộ độc cấp.
Sinh bệnh học
Có nhiều lý do để chứng minh cơ chế miễn dịch của bệnh này.
Bệnh thường xảy ra sau một nhiễm khuẩn hoặc sau khi tiêm chủng.
Tổn thương giải phẫu bệnh rất giống tổn thương trong viêm dây thần kinh câp thực nghiệm bằng cách tiêm cho con vật một tinh chất của dây thần kinh ngoại vi. Hình thái điển hình của các tổn thương là một phản ứng mẫn cảm chậm.
Test chuyển dạng lympho khi tiêm tinh chất protein đặc hiệu của tổ chức thần kinh ngoại vi làm nghĩ tới vai trò miễn dịch của tế bào.
Phản ứng lympho mạnh nhất ở thời kỳ câp của bệnh và mất đi khi khỏi.
Kính hiển vi điện tử cho thây có sự tập trung đại thực bào ăn myelin quanh trục tế bào thần kinh.
Trên mặt các dây thần kinh bị tổn thương có bám những mẩu IgG, IgM và bổ thể.
Trong 50% trường hợp G. B có những kháng thể kháng dây thần kinh có nồng độ tốĩ đa ở thời kỳ cấp.
Tuy nhiên dù do bất cứ nguyên nhân nào, vấn đề hồi sức cấp cứu vẫn là một biện pháp điều trị quan trọng nhất.
Triệu chứng lâm sàng
Khởi đầu
Khó biết vì toàn là triệu chứng chủ quan:
Không sốt, rối loạn cảm giác chủ quan, nhức đầu, đau mình mẩy.
Rối loạn vận động kín đáo, xuất hiện sau vài ba ngày: khó đi, khó đứng dậy, khó leo cầu thang, khám kỹ mới thấy liệt, thường bắt đầu ở chi dưối, cân xứng.
Phân xạ gân gối mất.
Thời kỳ toàn phát
Liệt rõ từ chi dưới lên chi trên; lên thân:
Ở gốc chi trước rồi đến ngọn chi (liệt nặng dần tiến tối liệt hoàn toàn) trong vài tuồn, teo cơ chậm.
Phản xạ gân xương mất.
Liệt hô hấp:
Cơ hoành, cơ liên sườn.
Liệt các dây thần kinh sọ:
Liệt mặt hai bên rất thường gặp, liệt tiến triển dần. Chẩn đoán hầu như chắc chắn là Guillain Barré nếu có liệt mặt hai bên, liệt vận động, rối loạn cảm giác.
Liệt dây IX - X (liệt màn hầu, nuốt sặc).
Liệt dây XII (không lè lưỡi được).
Liệt dây V (không cắn chặt hàm được).
Tuy nhiên bệnh nhân không có rối loạn ý thức khi được thông khí tốt.
Rối loạn cảm giác:
Chủ yếu là rôl loạn cảm giác sâu (cảm nhận được vận động khớp, cảm nhận được rung bằng âm thoa). Kéo dài nhiều tuần.
Ít khi có rối loạn cảm giác nông, đôi khi chỉ rối loạn cảm giác ở đầu chi.
Rối loạn thần kinh tự chủ
Các rối loạn này đôi khi gây biến chứng nặng:
Nhịp tim chậm, đôi khi có ngừng tim trong lúc hút dòm.
Huyết áp đôi khi tăng vọt.
Rối loạn vận mạch và bài tiết: vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, phế quản với hậu quả là dễ ngạt thở, sặc và mất nước, mất muối.
Rối loạn tiêu hoá: giãn dạ dày cấp, liệt ruột.
Rốì loạn cơ tròn: táo, bí đái.
Tăng ADH: đái ít, Na niệu thưòng tăng, ứ nước tự do.
Xét nghiệm nước não tuỷ
Điển hình là có sự phân ly giữa protein và tế bào trong nước não tuỷ. Protein có thể lên tới 10g/l; tế bào bình thường, đôi khi hơi tăng nhưng không quá 20 tế bào trong 1ml.
Tuy nhiên nếu chọc dò sớm, protein có thể chưa tăng, phải chọc dò lại sau 1 tuần.
Xử trí
Về mặt hồi sức
Hội chứng Landry-Guillain Barré có 3 nguy cơ chính:
Liệt vận động lan toả, đã gây loét mục, tắc mạch phổi, viêm phổi.
Liệt hô hấp tử vong nhanh.
Rối loạn thần kinh tự chủ.
Vì vậy công việc quan trọng hàng đầu là phải:
Thông khí nhân tạo ngay cho bệnh nhân: mở khí quản, bóp bóng Ambu, thở máy, hút dòm. Phải dùng phương thức hô hấp nhân tạo kiểu thể tích. Khi dung tích sống giảm xuống dưới 50% là có chỉ định thở máy.
Vận động trị liệu, đặc biệt là chú ý vận động hô hấp (vỗ, gõ, rung lồng ngực). Thường xuyên khám xét phổi để phát hiện triệu chứng xẹp phổi.
Cũng như trong bại liệt, có thể cho bệnh nhân tập thở lại khi dung tích sống lên tới 50% dung tích sông lý thuyết và chỉ thôi thở máy khi dung tích sống lên quá 75%.
Xử trí nguyên nhân
Lọc huyết tương (plasmapheresis): là một phương pháp mới có nhiều hứa hẹn. Dùng một màng lọc có khả năng chặn lại hồng cầu, chỉ để huyết tương đi qua. số huyết tương thải qua màng lọc sẽ được bù bằng nhiều đơn vị huyết tương mổi, không mang khả năng tự miễn, lọc càng sốm, kết quả càng tốt.
Ngược lại, điều trị bằng corticoid không mang lại hiệu quả rõ rệt.
Xử trí các nguyên nhân do virus gây nên như virus (Opstein Barr, cytomegalovirus...) chắc chắn là có khó khăn.
Xử trí và phòng ngừa tái phát: nếu nguyên nhân là porphyri cấp, nhiễm độc cấp.
Bài viết cùng chuyên mục
Cấp cứu nhồi máu cơ tim
Huyết áp có thể tăng hoặc giảm lúc đầu do phản xạ. Huyết áp giảm thường kèm theo nhịp chậm hay gặp trong nhồi máu cơ tim sau dưới, có thể giải quyết được bằng atropin.
Luồn ống thông vào mạch máu bằng phương pháp Seldinger
Tìm mạch cảnh đẩy vào phía trong, cắm kim vào bơm tiêm 20ml, chọc vào giữa tam giác, vừa chọc vừa hút song song với mặt cắt trưóc sau và làm một góc 30° vói mặt trước cổ, chọc sâu khoảng 1,5 - 3cm.
Ngộ độc các chất ma túy (opiat)
Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.
Sốc nhiễm khuẩn
Sốc xuất hiện nhanh, hội chứng màng não, chảy máu dưối da, đông máu rải rác trong lòng mạch, vài giờ sau xuất huyết nhiều nơi: não.
Ngộ độc các dẫn chất của acid salicylic
Kích thích trung tâm hô hấp ở tuỷ làm cho bệnh nhân thở nhanh (tác dụng chủ yếu). Nếu ngộ độc nặng kéo dài, tình trạng thở nhanh dẫn đến liệt cơ hô hấp.
Ngộ độc lá ngón
Dấu hiệu thần kinh: với liều vừa gây kích thích, giãy giụa, co giật, nhìn đôi, lác mắt. Với liều cao, tác dụng giống cura gây liệt cơ hô hấp, hạ thân nhiệt, hôn mê.
Thay huyết tương bằng máy
Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương.
Ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat
Paraquat và các chất diamin và polyamin nội sinh như putrescin và spermidin đều có các nguyên tử N bậc 4 có khoảng cách từ 0,6 - 0,7 nanomet.
Rắn độc cắn
Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.
Quy trình kỹ thuật lọc máu ngắt quãng cấp cứu
Đa số các bệnh nhân lọc máu ngắt quãng cấp cứu cần có đường vào mạch máu bằng ống thông hai nòng và được đặt ở các tình trạng lớn để đảm bảo lưu lượng máu.
Lọc máu liên tục
Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Ngộ độc các chất gây Methemoglobin máu
Xanh metylen có tác dụng kích thích hệ thống men khử reductase II (Khâu pentose: tiêm tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 10ml xanh metylen trong 500ml glucose.
Hút dịch khí quản
Thầy thuốc cầm đầu ống thông đưa nhanh qua ống nội khí quản cho đến khi có phản xạ ho. Mở máy kéo ống thông từ từ ra ngoài vừa kéo vừa xoay đầu ống thông.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu
Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.
Ngộ độc Meprobamat
Bệnh nhân nằm mê, không giãy giụa, chân tay mềm nhũn, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, khi hôn mê sâu, đồng tử giãn, hạ thận nhiệt, biên độ hô hấp giảm.
Các rối loạn phospho máu
Hoàn cảnh xuất hiện: trong hồi sức cấp cứu nghĩ đến hạ phospho máu khi: dinh dưỡng một bệnh nặng kéo dài, có bệnh tiêu hoá mạn tính, dùng các thuốc chông toan dịch vị.
Thủ thuật Heimlich
Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị.
Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ
Ở trẻ em cần pha loãng 1 phần10 ống 1ml 1mg cộng 9 ml nước cất bằng 10ml sau đó tiêm 0,1ml trên kg, không quá 0,3mg, Liều: adrenalin 0,01mg trên kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Ngộ độc cồn Etylic (rượu)
Tình trạng giảm thông khí phế nang do ức chế trung tâm hô hấp, do tăng tiết khí quản, ứ đọng đờm dãi dẫn đến thiếu oxy tổ chức, cuối cùng là toan chuyển hoá.
Điều trị truyền dịch trong cấp cứu hồi sức
Đa số những người cần muối và điện giải qua tryền tĩnh mạch là do họ không có khả năng uống lượng dịch cần thiết để duy trì. Giới hạn chịu đựng của cơ thể cho phép mở rộng phạm vi một cách hợp lý trong xử trí miễn là chức năng thận bình thường để đảm nhiệm được khả năng điều hòa.
Ngạt nước (đuối nước)
Ngất trắng giống như tình trạng sốc nặng không gây ngừng tim ngay. Nếu may mắn lúc này nạn nhân được vớt lên và được cấp cứu ngay thì dễ có khả năng hồi phục vì phổi chưa bị sặc nước.
Đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn phương pháp chọc Troca qua da
Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10,12cm
Thôi thở máy
Hút đờm ở nhiều tư thế thử để người bệnh ở phương thức SIMV nếu có phương thức này trên máy. Theo dõi trong 15, 30 phút, nếu không có dấu hiệu suy hô hấp cấp.
Suy hô hấp cấp: cấp cứu hồi sức
Suy hô hấp cấp là tình trạng phổi đột nhiên không bảo đảm được chức năng trao đổi khí gây ra thiếu oxy máu, kèm theo hoặc không kèm theo tăng C02 máu.
Thông khí nhân tạo cơ học quy ước (thở máy)
Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần tạo ra một phương thức thông khí nhân tạo áp lực dương không bắt buộc người bệnh phải tham gia vào quá trình thông khí phế nang.