Cấp cứu tràn khí màng phổi

2014-09-17 10:17 PM

Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Tràn khí màng phổi là sự xuất hiện không khí trong khoang màng phổi. tràn khí màng phổi có xu páp là tràn khí màng phổi có áp lực dương từ 10 - 25cm nưốc. Không khí vào khoang màng phổi nhưng không ra được làm cho nhu mô phổi co lại về phía rốn phổi, đồng thời làm cho phổi phía bên kia không giãn ra được nhiều. Đôi khi vết thủng thông với phế quản.

Chẩn đoán

Lâm sàng:

Cơ năng:

Đau dữ dội một bên ngực, khó thở.

Có thể kèm theo ho nhưng ho khó khăn.

Thực thể:

Lồng ngực một bên không di động, căng, gõ trong, rung thanh mất, rì rào phế nang mất. Ngoài ra: nhịp thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp hạ (do tăng áp lực trong phổi ảnh hưởng đến tuần hoàn trở về và cung lượng tim), kết thúc bằng truỵ tim mạch ngừng tim nếu không dẫn lưu kịp thòi.

Có thể thấy tràn khí dưới da.

X quang:

Hình ảnh tràn khí màng phổi toàn thể, như mô phổi thu nhỏ lại, cho thấy riềm màng phổi.

Hình tim có thể bị lệch sang bên lành nếu tràn khí màng phổi có xu páp mạnh.

Đôi khi thấy hình tràn khí trung thất: hình tim có viền hơi.

Có thể phối hợo tràn dịch tràn khí màng phổi:

Hình mức nưổc ở màng phổi.

Lâm sàng: tiếng óc ách, tiếng thổi vò.

Xử trí

Làm cho phổi giãn ra như cũ:

Phòng ngừa tái phát.

Làm cho phổi giãn ra như cũ.

Có nhiều biện pháp phải lựa chọn tuỳ theo nguyên nhân và tình trạng của lỗ thủng.

Chọc kim nhỏ hay đặt catheter có nòng nhỏ.

Đặt ông thông dẫn lưu to.

Dùng hoá chất gây dính màng phổi.

Phẫu thuật mở lồng ngực khâu lại lỗ thủng.

Hoặc ngược lại chỉ để theo dõi mà không làm gì.

Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp. Sự duy trì mức độ áp lực âm tiếp theo dựa vào việc so sánh lượng khí thoát vào màng phổi và lượng khí dẫn lưu qua một lọ nước. Nếu đã dùng lọ nước mà phổi vẫn không giãn ra hoặc nhỏ lại thì phải dùng áp lực âm (so sánh các phim XQ). Tăng dần áp lực âm để tránh các biến chứng do áp lực âm gây ra (phù phổi câp tổn thương). Một yếu tô" gây xuâ't hiện phù phổi cấp tổn thương là hạ huyết áp. Vì vậy cần đảm bảo thể tích máu khi dùng áp lực âm.

Phòng ngừa tái phát:

Sau khi tràn khí màng phổi đã được ổn định với một ống dẫn lưu mà không cần hút (không cần dùng áp lực âm) trong 30 phút, nếu tràn khí màng phổi chắc chắn sẽ tái phát (ở bệnh nhân có giãn phế nang nhiều) thì phải tiến hành làm dính màng phổi. Có nhiều phương pháp làm dính màng phổi:

Tiêm máu bệnh nhân vào khoang màng phổi, kết quả tốt nhưng có nhiều nguy, cơ nhiễm khuẩn.

Tiêm bột talc có kết quả tốt nhưng sau này khó kiểm tra phổi bằng X quang.

Tiêm tetracyclin đặc 500mg trong 20-30 ml dung dịch máu đẳng trương. Tetracyclin kích thích mặt trong của màng phổi làm cho các lá màng phổi dính vào nhau. Streptomycin cũng có tác dụng tương tự. Trong một số trường hợp phải kết hợp cả dẫn lưu, tiêm chất dính và mỗ màng phổi.

Cấp cứu ban đầu:

Chọc 1 kim tiêm bắp hoặc kim Veinocath vào khoảng gian sườn 2 trên đưòng nách giữa cho khí màng phổi xì ra.

Nốỉ kim hoặc catheter (sau khi đã luồn qua kim) vào lọ nước để thấp dưới dất. Cột nưốc trong ống dẫn lưu cao 1 - 2 cm.

Chuẩn bị hệ thống Jeanneret để hút qua máy hút (áp lực - 40 đến - 15 cmH20).

Giảm dần áp lực khi có kết quả

Xử trí theo nguyên nhân:

Tràn khí màng phổi tự phát:

Phổi bình thường hoặc do tai biến sau chọc tĩnh mạch dưối đòn, nói chung thường nhẹ. Chỉ cần đặt ống thông nhỏ.

Sau khi phổi đã giãn trở lại bình thường: nối ống thông với một lọ nưởc để dưới chân giường.

Tràn khí màng phổi ở người đặt ống thông dưói đòn.

Nguyên nhân: chọc kim trong thì thở vào nên đụng vào đỉnh phổi gây tổn thương màng phổi. Nếu đã truyền dịch rồi mới phát hiện ra thì phải dẫn lưu dịch. Chỉ cần chọc hút bằng kim tiêm to hoặc ống thông tĩnh mạch.

Tràn khí màng phổi do tụ cầu phổi:

Dùng ống dẫn lưu to thay Veinocath để tránh tắc.

Tràn khí màng phổi do lao:

Lao tiến triển: chỉ cần dẫn lưu và dùng thuốc chống lao đặc hiệu và mạnh cách 3 ngày bơm, 1g streptomycin vào màng phổi.

Lao xơ hang: khó giải quyết vì suy hô hấp mạn sẵn có sẽ nặng lên. Hạn chế đến mức tối đa việc thở máy nhưng không nên loại bỏ khả năng này: dùng phương pháp SIMV hoặc cứ 4-5 phút bóp bóng cho bệnh nhân 1 phút.

Tràn khí màng phổi do bệnh phổi - phế quản mạn:

Tiên lượng nặng thường phải thở IPPV với Vt thấp kết hợp dẫn lưu màng phổi, cố gắng hạn chế thở máy.

Tràn khí màng phổi do chân thương lổng ngực:

Các mảng sưồn di động phải thỏ máy IPPV + PEEP (CPPV) kết hợp vối dẫn lưu màng phổi.

Tràn khí màng phổi kèm theo tràn máu:

Dẫn lưu bằng ống thông to và theo dõi sát vì dễ tắc do cục máu đông.

Truyền máu truyền dịch để đảm bảo thể tích tuần hoàn. Phẫu thuật nếu không đỡ.

Tràn khí màng phổi ở người thở máy:

Thường nặng, cần chú ý các dấu hiệu đầu tiên như tràn khí trung thất, tràn khí dưới da.

Vừa thở máy, vừa dẫn lưu (áp lực đẩy vào thấp, trigger, áp lực hút thấp)

Điều trị duy trì là chính: bơm tetracyclin vào màng phổi. Nếu bệnh nhân đang thở PEEP thì nối ống dẫn lưu vào một lọ nước có chiều cao cột nước bằng độ PEEP

Tràn khí màng phổi ở người vừa được châm cứu ở huyệt phế du:

Châm sâu có thể gây tổn thương màng phổi. Chỉ cần chọc hút bằng kim to có lắp bơm tim 50 ml. Dùng khoá 3 chạc để tránh không khí từ ngoài vào.

Biến chứng của hút dẫn lưu:

Phù phổi cấp ở bên phổi dẫn lưu:

Kiểu ARDS cần bảo đảm thể tích máu đầy đủ.

Nhồi máu phổi:

Xẩy ra do dùng áp lực hút quá cao hoặc dùng các phương pháp gây tăng áp lực hút như bịt ông hút một lúc trước khi hút dịch trong màng phổi để thông ốhg áp lực này có khi tăng lên gấp 10 lần. Nếu hút dịch màng phổi thì áp lực này ít nguy hại đến nhu mô phổi, nhưng nếu phổi chỉ có khí thì rất nguy hiểm cho nhu mô phổi. Đe tránh biến chứng này, cách làm đơn giản nhâ't là không tăng áp lực hút mà chỉ vuốt ống dẫn lưu theo chiều từ trong ra ngoài (từ bệnh nhân vào bình hút).

Phản ứng màng phổi hay tràn dịch màng phổi sau khi:

đặt ổng dẫn lưu. cần theo dõi và phân tích tế bào học ở dịch này. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm phải dùng kháng sinh. Phản ứng màng phổi sẽ mất đi nhanh trong 1 - 2 tuần nếu không có bội nhiễm. Ngược lại nếu bội nhiễm đặc biệt là vi khuẩn gram (- ) thì dịch màng phổi sẽ có mủ và phải giải quyết như viêm màng phổi có mủ (dẫn lưu bằng ống thông to, rửa màng phổi, kháng sinh, đôi khi phải mô cắt màng phổi).

Luồn ống dẫn lưu không đúng vị trí hoặc không đạt yêu cầu. Có nhiều tình huống xảy ra:

Nếu ống dẫn lưu đặt ở thấp vùng dưới nách, ống dẫn lưu nếu đủ cứng thì sẽ hưóng lên phía đỉnh. Vị trí này hút được khí nhưng không hút được dịch. Nếu dịch bị nhiễm, dịch sẽ không qua ống mà luồn qua mặt ngoài ống vào tô chức dưới da đế ra ngoài. Vùng da và tổ chức dưối da ở chân ống sẽ bị toác ra. Phải đặt lại ôhg ở cao hơn (liên sườn 2 trưốc ngực).

Nếu ông dẫn lưu đặt ở cao, ống có xu hướng chúc xuống dưới, dẫn lưu dịch mủ, máu sẽ tốt nhưng dễ tắc và khó hút khí. Vì vậy đôi khi phải đặt thêm một ông nữa.

Kích thước của ống dẫn lưu:

Ông dẫn lưu to ít bị tắc dùng để hút khí và dịch, mủ và máu. Ông dẫn lưu nhỏ dùng để hút khí trong tràn khí màng phổi tự phát cũng đủ...

Dùng ông dẫn lưu to và hút mạnh làm cho bệnh nhân có vết thủng màng phổi lớn thì vết thủng khó liền.

Bài viết cùng chuyên mục

Đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn phương pháp chọc Troca qua da

Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10,12cm

Cai thở máy

Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây. Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV trước khi tháo máy.

Ngộ độc các chất ma túy (opiat)

Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.

Đặt ống thông rửa dạ dày để cầm máu

Cho 200ml dịch mỗi lần chảy qua hệ thống làm lạnh (đảm bảo + 5°C) vào dạ dày người bệnh. Chờ 5 - 10 phút tháo cho dịch chảy ra vào chậu hứng dưới đất.

Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)

Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.

Ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất

Viêm phổi thường là hai bên, ở hai vùng đáy, thường kèm theo phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi tràn khí màng phổi. Viêm phổi có thể bội nhiễm và áp xe hoá.

Ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat

Paraquat và các chất diamin và polyamin nội sinh như putrescin và spermidin đều có các nguyên tử N bậc 4 có khoảng cách từ 0,6 - 0,7 nanomet.

Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi

Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.

Ngộ độc Carbon sulfua

Carbon sulfua tan trong mỡ vì vậy độc chất tác hại chủ yếu lên thần kinh, Ngoài ra carbon sulfua còn gây ra tình trạng thiếu vitamin B1.

Ngộ độc cá phóng nọc khi tiếp xúc

Da sưng viêm nặng loét, bội nhiễm. Nhiễm độc nặng có thể gây sốt, liệt, hôn mê bloc nhĩ thất, ức chế hô hấp, sốc nhiễm độc. Có thể gây tử vong.

Xử trí cơn cường giáp và thai nghén

Do tác dụng phản hồi âm tính ỏ tuyến yên đối với nội tiết tố giáp trạng, đáp ứng của TSH với TRH bị hoàn toàn ức chế khi có tăng nội tiết tố giáp trạng.

Sốc giảm thể tích máu

Bên cạnh những thay đổi về huyết động, còn có các thay đổi về vận chuyển các dịch và nước trong lòng mạch và khoảng kẽ. Khi mới đầu có giảm thể tích máu.

Ngộ độc Acid mạnh

Không rửa dạ dày vì gây thủng và làm lan rộng tổn thương. Không trung hoà bằng bicarbonat vì ít tác dụng lại làm dạ dày trướng hơi, do phát sinh nhiều C02 tạo điều kiện cho thủng dạ dày.

Hít phải dịch dạ dày

Dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng phụ thuộc vào thể tích và pH dịch vị cũng như có hay không các yếutố như: hít trên 25 ml dịch vị ở người lớn.

Rắn độc cắn

Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.

Ngộ độc thuốc tím (Kali Pecmanganat)

Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày.

Ngộ độc Carbon monoxyt (CO)

Carbon monoxyt là sản phẩm của sự đốt cháy carbon không hoàn toàn. Đó là một khí không màu, không mùi, tỷ trọng gần giống không khí và khuyếch tán nhanh.

Cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal

Thường kèm theo đánh trống ngực, thoáng ngất, ngất do các rối loạn dẫn truyền và tính kích thích cơ tim như: bloc nhĩ thất hoặc bloc xoang nhĩ, ngoại tâm thu hoặc cơn nhịp nhanh thất.

Ngộ độc Paracetamol

Paracetamol được chuyển hoá ở gan, liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Paracetamol còn gây độc cho thận.

Cơn hen phế quản ác tính

Hen phế quản là một bệnh rất thông thường trên thế giới chiếm tỷ lệ 1 - 4% dân sô". Hen phê quản có thể tử vong do cơn hen phế quản ác tính gây suy hô hấp cấp (50%) và đột tử (50%).

Cơn cường giáp

Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.

Rối loạn cân bằng toan kiềm trong hồi sức cấp cứu

Hàng ngày, cùng với lượng acid bay hơi (CO2), cơ thể sinh ra khoảng 1mEq/L acid không bay hơi (ion hydro = H+) cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày do quý trình chuyển hóa.

Cấp cứu say nắng

Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hoà thân nhiệt bị chấn động đả kích.

Thôi thở máy

Hút đờm ở nhiều tư thế thử để người bệnh ở phương thức SIMV nếu có phương thức này trên máy. Theo dõi trong 15, 30 phút, nếu không có dấu hiệu suy hô hấp cấp.

Ngộ độc cấp thủy ngân

Dùng thuốc chống độc BAL còn gọi là dimercaptopropanon hay dimercaprol ống 0,10g tiêm bắp mỗi lần 3mg/kg, hai ngày đầu 4 giờ một lần, hai ngày sau 6 giờ một lần, sau đó 12 giờ một lần trong 2 ngày.