- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV/CMV)
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV/CMV)
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng Intermittent Positire Pressure Ventilation gọi tắt là thông khí nhân tạo điều khiển.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV: Intermittent Positire Pressure Ventilation) gọi tắt là thông khí nhân tạo điều khiển (CMV: Control Mode Ventilation) là thông khí nhân tạo quy ước kinh điển được thực hiện đầu tiên với máy thở.
Có 2 phương thức thông khí nhân tạo điều khiển: điều khiển thể tích và điều khiển áp lực.
Có thể chọn phương thức thông khí nhân tạo hỗ trợ/điều khiển: tất cả các thông số đều do máy, riêng tần số thở theo tần số bệnh nhân (bệnh nhân khởi động nhịp thở, và máy hoạt động theo tần số thở của bệnh nhân).
Chỉ định
Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.
Suy hô hấp cấp.
Bệnh lý thần kinh-cơ gây liệt hô hấp.
Ngừng thở do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngộ độc cấp có rối loạn hô hấp: Barbituric, heroin, phospho hữu cơ v.v...
Cơn co giật kéo dài kiểu động kinh do ngộ độc )thuốc chuột Trung Quốc, mã tiền,...), cơn động kinh liên tục (cần dùng an thần trước).
Chống chỉ định
Tuyệt đối: Không.
Tương đối:
Tình trạng suy hô hấp do bệnh nặng (VD: Ung thư).
Bệnh tim phổi không hồi phục.
Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Phải hút dẫn lưu trước.
Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa:
Bác sĩ chuyên khoa sơ bộ về Hồi sức cấp cứu.
Kỹ thuật viên chăm sóc hô hấp.
Phương tiện:
Bóng Ambu, mặt nạ, Oxy.
Máy thở (kiểm tra hoạt động của máy trước khi đưa ra sử dụng).
Máy ghi điện tim hoặc theo dõi nhịp tim.
Máy đo huyết áp.
Kiểm tra Oxy động mạch, SpO2.
Người bệnh:
Tỉnh: Giải thích sự cần thiết phải thông khí nhân tạo cho người bệnh
Hôn mê: Giải thích sự cần thiết và lợi ích của thông khí nhân tạo cho người nhà người bệnh.
Đặt ống nội khí quản qua đường mũi nếu bệnh nhân tỉnh, qua đường miệng hoặc mũi nếu người bệnh hôn mê.
Đo pH, các khí máu trước và sau khi TKNT.
Chụp Xq phổi để xác định vị trí ống NKQ.
Chú ý: Các xét nghiệm này không bắt buộc phải làm khi có tình trạng cấp cứu khẩn trương như ngừng thở, ngừng tim đột ngột, cơn co giật kéo dài.
Các bước tiến hành
Chọn phương thức CMV (hoặc IPPV).
Đặt các thông số, với phương thức thở thể tích):
Thể tích lưu thông Vt.
Tần số.
Tỷ lệ I/E (hoặc thời gian thở vào, hoặc lưu lượng đỉnh Peak Flow).
Nồng độ oxy khí thở vào FiO2.
Nếu cho bệnh nhân thở theo phương thức hỗ trợ/điều khiển cần đặt mức trigger: bắt đầu bằng -1 cmH2O (trigger áp lực) hoặc 5 lpm (trigger dòng).
Đặt mức PEEP nếu có chỉ định.
Đặt các thông số, với phương thức thở áp lực:
Áp lực thở vào (điều chỉnh để có Vte thích hợp).
Tần số.
Thời gian thở vào.
Nồng độ oxy khí thở vào FiO2.
Nếu cho bệnh nhân thở theo phương thức hỗ trợ/điều khiển cần đặt mức trigger: bắt đầu bằng -1 cmH2O (trigger áp lực) hoặc 5 lít/phút (trigger dòng).
Đặt mức PEEP nếu có chỉ định.
Bóp bóng ambu cho bệnh nhân, khi bệnh nhân thở theo nhịp bóp bóng bắt đầu nối ống nội khí quản với máy thở.
Theo dõi đáp ứng của bệnh nhân, nếu bệnh nhân chống máy: điều chỉnh các thông số cho thích hợp. Nếu bệnh nhân chống máy nhiều: dùng thuốc an thần, ức chế hô hấp. Nếu chỉ định thông khí điều khiển áp lực: cần dùng an thần mạnh cho bệnh nhân nằm yên, thở hoàn toàn theo máy.
Theo dõi chặt chẽ đáp ứng của bệnh nhân với máy thở, đặc biệt là trong 1 giờ đầu. Đặt monitor theo dõi SpO2, mạch, huyết áp. Cần xét nghiệm lại khí trong máu động mạch sau 15 - 30 phút thở máy.
Theo dõi và xử trí tai biến
Đo pH máu và các khí trong máu, động mạch định kỳ và khi có diễn biến khác thường.
Chụp Xq phổi.
Hàng ngày xem lại phương thức thở và xem xét thôi thở máy.
Bài viết cùng chuyên mục
Mở khí quản: chỉ định, chống chỉ định trong hồi sức
Phẫu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mô rạch da theo đường dọc giữa cổ, đường rạch đi từ dưỏi cổ.
Ngộ độc thức ăn
Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô.
Đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn phương pháp chọc Troca qua da
Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10,12cm
Chọc hút qua màng nhẫn giáp
Là thủ thuật lấy bệnh phẩm trong khí phế quản để xét nghiệm chẩn đoán tế bào học, vi khuẩn, ký sinh vật bằng một ông thông luồn qua kim chọc qua màng nhẫn giáp để hút dịch khí phế quản hoặc rửa khí phế quản với một lượng dịch nhỏ hơn hoặc bằng 10ml.
Rối loạn cân bằng toan kiềm trong hồi sức cấp cứu
Hàng ngày, cùng với lượng acid bay hơi (CO2), cơ thể sinh ra khoảng 1mEq/L acid không bay hơi (ion hydro = H+) cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày do quý trình chuyển hóa.
Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn
Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước.
Thay huyết tương bằng phương pháp thủ công
Cần có kế hoạch thay huyết tương cụ thể về số lượng huyết tương dự định loại bỏ, thời gian bắt đầu và kéo dài bao lâu, loại dịch thay thế huyết tương truyền vào cùng hồng cầu tự thân.
Các rối loạn nước và điện giải trong cơ thể
Gọi là hạ Na máu khi Na xuống dưới 130mmol/l. Ở bệnh nhân suy tim có phù, Na máu bằng 130 mmol/1 là vừa phải không cần điều chỉnh.
Ngộ độc Base mạnh
Các base thường gặp là: sút (NaOH), KOH, cacbua calci, vôi sống, xi măng, nước Javel, natri phosphat còn làm hạ calci máu.
Hội chứng tiêu cơ vân cấp
Sự giải phóng ào ạt vào máu của các lactat và các acid hữu cơ dẫn đến toan chuyển hóa máu nặng. Toan chuyển hóa làm giảm chức năng co bóp cơ tim, làm K+ trong tế bào ra ngoài.
Cấp cứu sốc phản vệ
Là một phản ứng kháng nguyên, trong đó yếu tô kích thích là dị nguyên, antigen hay allergen với kháng thể đặc biệt IgE của cơ thể được tổng hợp từ tương bào.
Thông khí bằng thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí (CPAP)
Kiểm tra vòng mạch hô hấp của máy, Fi02 và áp lực đường thở của máy. Fi02 sử dụng cho CPAP giống như Fi02 đã dùng cho người bệnh.
Ngộ độc thuốc tím (Kali Pecmanganat)
Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày.
Ngộ độc mã tiền (Strycnin)
Với liều độc vừa phải, strycnin và brucin làm tăng tính kích thích của các nơron ở các tầng tuỷ sống do làm giảm thời trị (chronaxie). Vì vậy các kích thích từ ngoại vi có thể gây những cơn co giật toàn thể.
Ngộ độc Ecstasy (hồng phiến)
Ecstasy có tác dụng sinh serotonin mạnh hơn các amphetamin khác. Vòng bán hủy của amphetamin khoảng 8 - 30 giờ. Amphetamin được loại qua gan.
Ngộ độc Paracetamol
Paracetamol được chuyển hoá ở gan, liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Paracetamol còn gây độc cho thận.
Ngộ độc CS (hơi cay)
CS được chứa trong bình xịt dùng cho tự vệ cá nhân hoặc trong lựu đạn, bom hơi cay. Đậm độ cs thay đổi từ 1 đến 8% có khi 20% tuỳ theo mục tiêu sử dụng.
Cấp cứu suy thận cấp
Trong một số trường hợp suy thận cấp có tiên lượng nhẹ, nhưng suy thận cấp xuất phát từ những bệnh nhân cực kỳ nặng đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu thưòng là rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao.
Các rối loạn magnesium máu
Các dấu hiệu lâm sàng nặng dần với mức độ tăng Mg máu. 3-5 mEq/1: ngủ gà, lẫn lộn, ly bì - mất phản xạ gân xương.
Đại cương về liệt ngoại vi
Liệt thần kinh ngoại vi xuất hiện đột ngột và có kèm hội chứng não cấp thường gặp trên lâm sàng nhưng không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán được cụ thể ngay từng nguyên nhân.
Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin
Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.
Lọc màng bụng thăm dò
Chọc ống thông có luồn sẵn nòng xuyên qua thành bụng chừng 3 - 4cm về phía xương cùng, vừa chọc vừa xoay ống thông. Khi nghe tiếng sật.
Đặt ống thông rửa dạ dày để cầm máu
Cho 200ml dịch mỗi lần chảy qua hệ thống làm lạnh (đảm bảo + 5°C) vào dạ dày người bệnh. Chờ 5 - 10 phút tháo cho dịch chảy ra vào chậu hứng dưới đất.
Các nguyên tắc và biện pháp xử trí sốc nói chung
Truyền nhanh trong sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn, truyền chậm và dùng thuốc trợ tim hoặc vận mạch trong sốc do tim.
Các rối loạn calci máu (tăng hạ)
Mỗi ngày cơ thể chuyển hoá 25 mmol, thải trừ 20 mmol ra phân và 5 mmol ra nưóc tiểu. Tuyến giáp trạng làm cho Ca từ xương ra, còn vitamin D làm ngược lại.