- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Thay huyết tương bằng phương pháp thủ công
Thay huyết tương bằng phương pháp thủ công
Cần có kế hoạch thay huyết tương cụ thể về số lượng huyết tương dự định loại bỏ, thời gian bắt đầu và kéo dài bao lâu, loại dịch thay thế huyết tương truyền vào cùng hồng cầu tự thân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Lấy lần lượt nhiều đơn vị máu từ ngưòi bệnh có trộn dung dịch chống đông, ly tâm, tách bỏ toàn bộ huyết tương và truyền trả lại người bệnh phần hồng cầu tự thân có bổ sung dung dịch điện giải và huyết tương phù hợp của người cho máu khoẻ mạnh.
Chỉ định
Bệnh lý thần kinh:
Hội chứng Guillain - Barré.
Bệnh nhược cơ nặng.
Bệnh viêm mạn tính đa dây thần kinh mất myelin.
Bệnh máu:
Hội chứng tăng độ quánh.
Tăng cryoglobulin máu.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch.
Thiếu máu tan máu tự miễn.
Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ - con.
Chất ức chế đông máu.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau truyền máu.
Bệnh chuyển hoá:
Tăng cholesterol máu.
Tăng triglycerid máu.
Bệnh thận:
Hội chứng Goodpasture.
Viêm cầu thận ác tính.
Ngộ độc một sô" thuốc và hoá chất:
Asen, carbamazepin, digoxin, digitoxin, nấm độc, paraquat parathion, phenylbutazon, phenytoin, quinin, theophylin, vincristin...
Chống chỉ định
Không có chông chỉ định tuyệt đối.
Chống chỉ định tạm thòi: cân nhắc trong các trường hợp:
Tình trạng suy hô hấp.
Tình trạng suy tuần hoàn.
Tình trạng nhiễm khuẩn nặng: nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn toàn thân, nhiễm khuẩn ngoài da nặng...
Đông máu rải rác nội mạch.
Chuẩn bị
Cán bộ chuyên khoa:
Bác sĩ chuyên ngành hồi sức cấp cứu.
Bác sĩ chuyên ngành truyền máu.
Y tá điều dưỡng.
Kỹ thuật viên chiết tách máu.
Cần có kế hoạch thay huyết tương cụ thể về số lượng huyết tương dự định loại bỏ, thời gian bắt đầu và kéo dài bao lâu, loại dịch thay thế huyết tương truyền vào cùng hồng cầu tự thân, dự kiến loại tai biến có thể xảy ra và biện pháp xử trí.
Phương tiện:
Máy ly tâm lạnh.
Máy hàn dây xách tay.
Túi lấy máu thể tích 250 - 300 ml (dành cho trẻ em và người lớn có trọng lượng dưới 40 kg) và 450 - 500 ml (dành cho ngưòi lốn). Nên sử dụng bộ túi đôi gồm một túi lấy máu chứa sẵn dung dịch chông đông (citrat 4%, ACD, CPD hoặc heparin) và 1 túi rỗng để chứa huyết tương cần tách bỏ.
Cân để tính lượng máu đã lấy.
Bộ nối truyền dịch ba đầu có van khoá.
Dụng cụ luồn ống thông tĩnh mạch ngoại vi, cỡ kim 14 - 16g.
Các bộ dây truyền dịch, truyền máu (có bầu lọc máu)
Dịch truyền các loại.
Máu toàn phần, khối hồng cầu, huyết tương, khôi tiểu cầu cùng nhóm.
Phiếu hồ sơ theo dõi thay máu.
Người bệnh:
Được giải thích kỹ, ký giấy đồng ý thực hiện kỹ thuật, hợp tác với thầy thuốc.
Tư thế nằm ngửa.
Làm xét nghiệm pH và khí máu, điện giải, đếm tế bào máu, bematocrit, protein huyết thanh và một số xét nghiệm chuyên khoa theo yêu cầu đánh giá, theo dõi' của từng loại bệnh.
Người bệnh cần được đặt trưổc ông thông tĩnh mạch ngoại vi (tay, đùi) để thủ thuật thực hiện được thuận lợi.
Nơi làm thủ thuật:
Nên thực hiện tại phòng cấp cứu hồi sức của các khoa lâm sàng, trong các buồng vô khuẩn.
Các bước tiến hành
Ngoài đường ốhg thông tĩnh mạch ngoại vi đã đặt từ trước, đặt thêm một đường truyền dịch bằng kim truyền cỡ 16 - 18g duy trì đường truyền dịch bằng dung dịch natri clorua 0,9%.
Lắp hệ thống lấy và truyền máu: nối bộ dây truyền máu có bầu lọc vào chai dung dịch natri clorua 0,9% thứ hai, còn đầu dây nối với một nhánh của bộ nối ba đầu. Mỏ khoá bộ dây truyền và khoá bộ nối ba đầu để đuổi khí hoàn toàn. Nối bộ túi đôi lấy máu với một nhánh của bộ nối ba đầu và một nhánh còn lại với ống thông tĩnh mạch ngoại vi.
Đặt túi lấy máu lên cân. Điều chỉnh cân kim chỉ về 0, hoặc tính trọng lượng bì để tính lượng máu lấy vào túi máu (lml máu có trọng lượng khoảng l,050g)
Khoá dây truyền nôi với chai natri clorua 0,9%. Garo đoạn chi đã đặt ôhg thông và mở khoá bộ nối ba đầu để máu tĩnh mạch bệnh nhân chảy vào túi máu. Yêu cầu người bệnh nắm - mỏ bàn tay liên tục để tăng tốc độ lấy máu. Trộn đều máu với dung dịch chổng đông bằng cách lắc đều túi máu.
Khoá bộ nối ba đầu khi lấy đầy túi máu (250 ml máu tương đương 265 - 270g hoặc 500ml máu tương đương 530 - 540g). Nối garo, mở khoá dây truyền natri clorua 0,9%. Hàn dây và tháo túi máu khỏi bộ nốì ba đầu. Vuôt và trộn máu còn nằm trong dây lấy máu vào túi máu.
Cân bằng túi máu với một túi khác, đặt vào máy ly tâm ở các vị trí đối xứng, đóng nắp máy và ly tâm ở +20°c đến 25°c
vổi tốc độ và thời gian như dành cho điều chế huyết tương giàu tiểu cầu. Máy ly tâm tự động ngừng khi hết thòi gian đã định.
Khi máy ly tâm ngừng hẳn, mở nắp máy, lấy túi máu đặt lên bàn ép huyết tương. Bẻ khoá ở đỉnh túi máu để huyết tương chảy sang túi rỗng kèm theo.
Khoá dây nối giữa hai túi khi tách hết huyết tương. Tháo túi khôi hồng cầu khỏi bàn ép. Hàn dây nối giữa hai túi và cắt rời.
Nốỉ túi khối hồng cầu vào đường truyền dịch qua kim và truyền cho bệnh nhân vối tốc độ nhanh. Có thể bổ sung khoảng 50 - 100ml natri clorua 0,9% vào khối hồng cầu trước khi truyền để làm giảm độ nhớt, tăng tốc độ truyền.
Tiếp tục chu kỳ lấy máu - tách huyết tương: cần thay bộ túi đôi lấy máu khác và lặp lại từ bước 4 đến bước 9.
Cần tính toán và cân bằng lượng dịch và máu lấy ra và truyền vào sau mỗi chu kỳ. Thể tích huyết tương cần loại bỏ và loại dịch truyền vào thay đổi tuỳ theo bệnh lý, tình trạng sức khoẻ và mục đích điều trị ở từng bệnh nhân cụ thể.
Vào cuối thủ thuật, cần lấy máu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết như pH và khí máu, điện giải, đếm tế bào máu, hematocrit, protein huyết thanh và một số xét nghiệm chuyên khoa theo yêu cầu. cần xem xét lại cân bằng dịch lấy ra, truyền vào. Truyền thêm dịch yà các chế phẩm máu (khối hồng cầu, huyết tương, khối tiểu cầu) nếu cần thiết.
Kết thúc thủ thuật: khoá bộ nốỉ chạc ba, khoá dây truyền, rút kim truyền và ống thông ngoại vi. Băng ép nơi chọc tĩnh mạch và nâng cao chi cầm máu.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi:
Phần lớn bệnh nhân thay huyết tương đều ở tình trạng nặng trưốc khi thực hiện thủ thuật, do vậy cần theo dõi cẩn thận tình trạng bệnh nhân trong suốt quá trình thủ thuật (thường kéo dài 2 - 4 giò).
Tình trạng mạch, huyết áp.
Tình trạng hô hấp.
Thân nhiệt.
Theo dõi đảm bảo tốc độ lấy máu và truyền máu nhanh, rút ngắn thòi gian thủ thuật.
Xử trí:
Giảm ion calci do thừa chống đông citrat và tình trạng tetani do nhiều nguyên nhân. Bổ sung các chế phẩm calci đường tĩnh mạch.
Ánh hưởng đến tuần hoàn: Duy trì cân bằng dịch sau mỗi chu kỳ lấy máu và truyền máu.
Điều chỉnh thiếu máu nếu có.
Ánh hưỏng đến hô hấp: Hồi sức hô hấp nếu cần thiết.
Tan máu do tổn thương cơ học: Tránh ép túi máu quá mạnh khi tách huyết tương.
Nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh điều trị và dự phòng.
Rét run, giảm thân nhiệt: Ủ ấm cơ thể, ủ ấm dịch qua dây truyền.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim
Cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xuất hiện sau gắng sức nhỏ, nhưng đôi khi không do gắng sức, kéo dài lâu hơn, hàng chục phút, các xét nghiệm có độ đặc hiệu thấp và độ nhậy thấp.
Lọc máu liên tục
Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Thông khí nhân tạo cơ học quy ước (thở máy)
Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần tạo ra một phương thức thông khí nhân tạo áp lực dương không bắt buộc người bệnh phải tham gia vào quá trình thông khí phế nang.
Ngộ độc Ecstasy (hồng phiến)
Ecstasy có tác dụng sinh serotonin mạnh hơn các amphetamin khác. Vòng bán hủy của amphetamin khoảng 8 - 30 giờ. Amphetamin được loại qua gan.
Đặt ống nội khí quản đường mũi có đèn soi thanh quản
Tay phải cầm ống nội khí quản, mặt vát ra ngoài đẩy thẳng góc ống nội khí quản vào lỗ mũi, song song vói sàn lỗ mũi. Khi ống đã vượt qua ống mũi, cảm giác sức cản giảm đi và ống vào đến họng dễ dàng.
Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)
Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).
Ngộ độc Barbituric
Barbituric tác dụng nhanh để hòa tan trong mỡ hơn barbituric chậm, vì vậy do sự phân chia lại nhanh vào tổ chức mỡ, chỉ 30 phút sau khi tiêm.
Ngộ độc Clo hữu cơ
Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.
Thổi ngạt
Thầy thuốc quỳ chân, ngửa đầu lên hít một hơi dài rồi cúi xuống áp chặt vào miệng nạn nhân, một tay bịt hai lỗ mũi nạn nhân, một tay đẩy hàm dưới ra phía trước.
Phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương
Vì các mao mạch phổi không có cơ tròn trước mao mạch nên áp lực chênh lệch giữa động mạch phổi và mao mạch phổi phản ánh áp lực nhĩ trái.
Ngộ độc các corticoid
Không gây ngộ độc cấp. Nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dùng lâu. Loét dạ dày: có thể kèm theo thủng và xuất huyết. Nhiễm khuẩn và virus đặc biệt là làm cho bệnh lao phát triển. Gây phù do ứ nước và muối.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu
Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.
Cấp cứu nhồi máu cơ tim
Huyết áp có thể tăng hoặc giảm lúc đầu do phản xạ. Huyết áp giảm thường kèm theo nhịp chậm hay gặp trong nhồi máu cơ tim sau dưới, có thể giải quyết được bằng atropin.
Sốc giảm thể tích máu
Bên cạnh những thay đổi về huyết động, còn có các thay đổi về vận chuyển các dịch và nước trong lòng mạch và khoảng kẽ. Khi mới đầu có giảm thể tích máu.
Ngộ độc Cloroquin
Cloroquin giống như quinidin tác dụng ở phạm vi tế bào, trên các nucleopotein, đặc biệt trên tế bào cơ và thần kinh tim. Tác dụng ức chế sự chuyển hoá của tế bào.
Cấp cứu say nắng
Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hoà thân nhiệt bị chấn động đả kích.
Ngộ độc Quinidin
Quinidin ức chế sự chuyển hoá của các tế bào, đặc biệt là tế bào tim: giảm tính kích thích cơ tim, giảm tính dẫn truyền cơ tim làm kéo dài thời gian trơ và làm QRS giãn rộng.
Đặt ống nội khí quản cấp cứu
Thở oxy 100% trong 5 phút hoặc người bệnh hít 3 lần oxy 100%, tư thể nằm ngửa, ưỡn cổ, kê vai. Người bệnh ngừng thở thì bóp bóng Ambu có oxy 100% trước.
Thủ thuật Heimlich
Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị.
Điện giật
Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 wattsec. Vói 200 , 300ws trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec.
Say nóng
Sự bốc nhiệt ra ngoài da theo 4 yếu tố: dẫn truyền, lan toả, bức xạ và bốc hơi, sự bốc hơi nhiệt đó lại chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu bên ngoài.
Cơn hen phế quản ác tính
Hen phế quản là một bệnh rất thông thường trên thế giới chiếm tỷ lệ 1 - 4% dân sô". Hen phê quản có thể tử vong do cơn hen phế quản ác tính gây suy hô hấp cấp (50%) và đột tử (50%).
Thăng bằng kiềm toan trong cơ thể
Trong huyết tương có hệ thông đệm bicarbonat HC03/H2C03 là quan trọng nhất, ngoài ra còn có các hệ thông phosphat và proteinat là chủ yếu.
Ngộ độc cồn Metylic
Cồn methylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm, cồn methylic rất độc vì: Thải trừ chậm - chuyển hoá thành formol và acid formic. Liều gây chết người ở người lớn khoảng 30 - 100ml.
Ngộ độc thuốc tím (Kali Pecmanganat)
Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày.