Thay huyết tương bằng máy

2014-09-14 09:19 PM

Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Tách huyết tương từ máu của bệnh nhân để bỏ đi và đồng thời truyền trả các thành phần hữu hình của máy cùng với huyết tương của người cho máu khoẻ mạnh hoặc các dung dịch điện giải.

Chỉ định

Bệnh lý thần kinh:

Bệnh nhược cơ nặng.

Bệnh viêm mạn tính đa dây thần kinh mất myelin.

Hội chứng Guillain – Barré.

Bệnh về thận:

Hội chứng Goodpasture.

Viêm cầu thận ác tính.

Bệnh về máu:

Hội chứng tăng độ quánh máu.

Tăng cryoglobulin máu.

Thiếu máu tan máu tự miễn.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tắc mạch.

Ban xuất huyết giảm tiểu cầu sau truyền máu.

Thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ - con.

Bệnh chuyển hoá:

Tăng cholesterol.

Tăng triglycerid máu Ngộ độc thuốc và các hoá chất.

Digitalis, asen, paraquat, quinin...

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

Thận trọng trong các trường hợp bệnh nặng có suy hô hấp, suy tuần hoàn và nhiễm trùng nặng.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa:

Một bác sĩ chuyên ngành lọc máu.

Một y tá chuyên ngành lọc máu.

Cần tính toán cụ thể lượng huyết tương dự định loại bỏ và lượng dich thay thế hoặc huyết tương thay thế truyền vào cho bệnh nhân (tính theo trọng lượng cơ thể).

Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương hoặc huyết tương của người khoẻ cho máu cùng nhóm.

Phương tiện:

Máy lọc máu đa năng "Hygieia Plus" có chức năng thay huyết tương.

Bộ dây dẫn máu ngoài cơ thể.

Màng tách huyết tương (plasma separator).

Tốt nhất là ống thông hai nòng kép (double lumen catheter 14G).

 Dịch truyền NaCl 0,9% - 1000ml và Lactate Ringer - 1000ml.

Huyết tương thay thế của máu cùng nhóm 1500- 2000ml.

Thuốc chống đông (heparin).

Hộp thuốc cấp cứu các phản ứng do truyền huyết tương và máu.

Người bệnh:

Được giải thích kỹ về mục đích thay huyết tương, các biến chứng có thể xảy ra và phải ký vào giấy chấp nhận phương pháp điều trị.

Làm cảc xét nghiệm máu thường quy, các xét nghiệm về viêm gan do virus và HIV và các xét nghiệm đặc hiệu (tuỳ theo bệnh) để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.

Nơi làm thủ thuật:

Nên thực hiện ở phòng vô khuẩn và có đủ phương tiện cấp cứu.

Các bước tiến hành

Đường vào mạch máu:

Các bệnh nhân được thay huyết tương cần phải có đường vào mạch máu bằng ôhg thông hai nòng và được đặt ở mạch máu lớn để bảo đảm lưu lượng và sự thông thoáng của máu trỗ về. Ống thông được đăt theo phương pháp Seldinger.

Đường tĩnh mạch đùi là hay dùng nhất vì dễ chọc và ít tai biến.

Chú ý: sau khi lọc huyết tương xong phải rửa sạch hai nòng ông thông bằng NaCl 0,9%, sau đó bơm vào mỗi bên nòng 5000IU heparin để lưu ốhg thông cho lần lọc sau.

Thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể:

Bước 1: bật nguồn điện, chọn phương thức điều tộ "Plasma Exchange", sau đó lắp màng tách huyết tương và dây dẫn máu vào máy theo chỉ dẫn.

Bước 2: đuổi khí tương tự như phương pháp thẩm tách máu (thận nhân tạo), thường dùng NaCl 0,9% 1000 ml + 2000 UI heparin.

Bước 3: kiểm tra toàn bộ hệ thống an toàn của vòng tuần hoàn ngoài cơ thể (các khoá, đầu tiếp nối của máy...).

Bước 4: nối đường máu ra (nòng ống thông màu đỏ) với tuần hoàn ngoài cơ thể, mở bơm máu (tốc độ khoảng 60 - 70ml/phút), bơm liều đầu của thuốc chông đông (heparin 2000 UI), khi máu đến 1/3 màng lọc thì ngừng bơm máu và nối hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể với đường tĩnh mạch (nòng ống thông màu xanh) và tăng dần lưu lượng bơm máu tới 200ml/phút.

Bước 5: đặt các thông số cho máu hoạt động.

Lưu lượng máu: 150 - 200ml/phút.

Liều bơm heparin: liều đầu 2000 UI, liều duy trì 500 - 1000 Ul/giờ.

Lưu lượng huyết tương được tách bỏ: 500ml-1000 ml/giờ.

Lưu lượng huyết tương hoặc dịch thay thế được bù vào: 500 - 1000 ml/giờ.

Có thể cài đặt bilan thể dịch vào ra theo ý muốn và máy sẽ thực hiện một cách tự động.

Nhiệt độ huyết tương hoặc dịch thay thế bù vào cài đặt ở 37°c.

Thời gian lọc huyết tương: thông thường trong 2 giờ.

Theo dõi trong quá trình lọc:

Bệnh nhân phải được theo dõi các dâ'u hiệu sinh tồn.

Theo dõi các thông sô' của máy: áp lực vào ra của máy, áp lực trong màng và áp lực xuyên màng.

Theo dõi các xét nghiệm thường quy và đặc hiệu để đánh giá kết quả điều trị.

Các biến chứng

Tụt huyết áp: có thể xảy ra nhưng ít, xử trí có thể truyền NaCl 0,9% hoặc dịch cao phân tử.

Chảy máu: thường do quá liều heparin hoặc ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu, thông thường xử trí giảm liều chống đông, nếu nặng thì truyền bù máu.

Nhiễm trùng có thể gặp, để dự phòng phải thực hiện kỹ thuật trong điều kiện vô trùng tốt và nếu cần dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Bài viết cùng chuyên mục

Rối loạn cân bằng toan kiềm trong hồi sức cấp cứu

Hàng ngày, cùng với lượng acid bay hơi (CO2), cơ thể sinh ra khoảng 1mEq/L acid không bay hơi (ion hydro = H+) cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày do quý trình chuyển hóa.

Ngộ độc INH

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sau độ 1 - 3 giờ đã có nồng độ tối đa trong máu, tác dụng kháng sinh kéo dài 24 giờ. Thuốc thấm vào não tuỷ và thải trừ qua thận.

Đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn phương pháp chọc Troca qua da

Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10,12cm

Ngộ độc phospho hữu cơ

Hội chứng muscarin đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, tăng tiết phế quản và co thắt phế quản, nhịp tim chậm, đồng tử co.

Ngộ độc Barbituric

Barbituric tác dụng nhanh để hòa tan trong mỡ hơn barbituric chậm, vì vậy do sự phân chia lại nhanh vào tổ chức mỡ, chỉ 30 phút sau khi tiêm.

Tai biến chảy máu do dùng thuốc chống đông

Đáng sợ nhất là chảy máu não, nhất là tụ máu dưới màng cứng, xảy ra ở người đang dùng thuốc chống đông, xảy chân ngã không mạnh.

Thông khí nhân tạo bệnh nhân có áp lực dương cuối thì thở ra nội sinh (Autto Peep)

Đặt ống nội khí quản hay canun mở khí quản đúng cỡ 7, hay 8 (đường kính ống nhỏ làm tăng mức auto - PEEP vì tăng sức cản đường dẫn khí, bơm cuff ống ở mức quy định 18 - 25 cm nước, hút đờm sạch 1 giờ/ lần.

Ngộ độc Phenol, Cresyl và dẫn chất

Ngộ độc nhẹ. Rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy. Rối loạn thần kinh và toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gầy sút nhanh. Tại chỗ: với dung dịch đặc, gây hoại tử hoặc hoại thư.

Luồn ống thông vào mạch máu bằng phương pháp Seldinger

Tìm mạch cảnh đẩy vào phía trong, cắm kim vào bơm tiêm 20ml, chọc vào giữa tam giác, vừa chọc vừa hút song song với mặt cắt trưóc sau và làm một góc 30° vói mặt trước cổ, chọc sâu khoảng 1,5 - 3cm.

Ngộ độc lá ngón

Dấu hiệu thần kinh: với liều vừa gây kích thích, giãy giụa, co giật, nhìn đôi, lác mắt. Với liều cao, tác dụng giống cura gây liệt cơ hô hấp, hạ thân nhiệt, hôn mê.

Xử trí sốt rét ác tính ở người có thai

Thai 3 tháng cuối: chủ yếu điều trị sốt rét ác tính, hồi sức tích cực cho mẹ và con. Khi có chuyển dạ mới can thiệp bấm ốì sớm, lấy thai bằng íorceps nếu thai còn sống.

Ngộ độc Base mạnh

Các base thường gặp là: sút (NaOH), KOH, cacbua calci, vôi sống, xi măng, nước Javel, natri phosphat còn làm hạ calci máu.

Thông khí bằng thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí (CPAP)

Kiểm tra vòng mạch hô hấp của máy, Fi02 và áp lực đường thở của máy. Fi02 sử dụng cho CPAP giống như Fi02 đã dùng cho người bệnh.

Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn

Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước.

Thay huyết tương bằng phương pháp thủ công

Cần có kế hoạch thay huyết tương cụ thể về số lượng huyết tương dự định loại bỏ, thời gian bắt đầu và kéo dài bao lâu, loại dịch thay thế huyết tương truyền vào cùng hồng cầu tự thân.

Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)

Điểm độc đáo của hội chứng này là xuất hiện đột ngột tiếp sau một bệnh lý ở phổi hay nơi khác trên một người không có bệnh phổi trước đó.

Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng (IPPV/CMV)

Thông khí nhân tạo điều khiển với áp lực dương ngắt quãng Intermittent Positire Pressure Ventilation gọi tắt là thông khí nhân tạo điều khiển.

Cấp cứu sốc phản vệ

Là một phản ứng kháng nguyên, trong đó yếu tô kích thích là dị nguyên, antigen hay allergen với kháng thể đặc biệt IgE của cơ thể được tổng hợp từ tương bào.

Ngộ độc mã tiền (Strycnin)

Với liều độc vừa phải, strycnin và brucin làm tăng tính kích thích của các nơron ở các tầng tuỷ sống do làm giảm thời trị (chronaxie). Vì vậy các kích thích từ ngoại vi có thể gây những cơn co giật toàn thể.

Cơn cường giáp

Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.

Đặt ống nội khí quản cấp cứu

Thở oxy 100% trong 5 phút hoặc người bệnh hít 3 lần oxy 100%, tư thể nằm ngửa, ưỡn cổ, kê vai. Người bệnh ngừng thở thì bóp bóng Ambu có oxy 100% trước.

Thăng bằng kiềm toan trong cơ thể

Trong huyết tương có hệ thông đệm bicarbonat HC03/H2C03 là quan trọng nhất, ngoài ra còn có các hệ thông phosphat và proteinat là chủ yếu.

Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu

Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.

Các rối loạn phospho máu

Hoàn cảnh xuất hiện: trong hồi sức cấp cứu nghĩ đến hạ phospho máu khi: dinh dưỡng một bệnh nặng kéo dài, có bệnh tiêu hoá mạn tính, dùng các thuốc chông toan dịch vị.

Ngộ độc CS (hơi cay)

CS được chứa trong bình xịt dùng cho tự vệ cá nhân hoặc trong lựu đạn, bom hơi cay. Đậm độ cs thay đổi từ 1 đến 8% có khi 20% tuỳ theo mục tiêu sử dụng.