- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Tai biến chảy máu do dùng thuốc chống đông
Tai biến chảy máu do dùng thuốc chống đông
Đáng sợ nhất là chảy máu não, nhất là tụ máu dưới màng cứng, xảy ra ở người đang dùng thuốc chống đông, xảy chân ngã không mạnh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Khi dùng thuốc chống đông, bao giờ cũng phải theo dõi để phát hiện chảy máu.
Ngược lại cũng không nên sợ chảy máu mà không dùng thuốc chông đông.
Các địa điểm chảy máu
Đáng sợ nhất là chảy máu não, nhất là tụ máu dưới màng cứng, xảy ra ở người đang dùng thuốc chống đông, xảy chân ngã không mạnh.
Triệu chứng lâm sàng: lẫn lộn, đau đầu, rối loạn cảnh tỉnh. Phải can thiệp ngoại khoa ngay.
Tụ máu nội tuỷ: đau lưng đột ngột, dữ dội như dao đâm, tiếp theo là liệt hai chi dưới. Cũng cần phẫu thuật.
Xuất huyết não - màng não.
Tụ máu nội sọ.
Tiêu hoá: thưòng gặp nhất, nhưng hay chảy máu ở chỗ loét dạ dày, tá tràng sẵn có.
Tiết niệu: đái ra ít máu thưòng nhẹ nhưng là dấu hiệu báo trưốc các xuất huyết khác.
Cơ: tụ máu ở cơ, nông hoặc sâu. Tụ máu sâu có thể chèn ép động mạch. Có thể tụ máu sau phúc mạc, quanh thận, bao cơ. Tụ máu bao cơ đái chậu có thể gây liệt dây thần kinh đùi.
Xuất huyết màng ngoài tim: nguy hiểm nhưng hiếm.
Xuất huyết thượng thận: gây truỵ mạch.
Các dấu hiệu nhỏ khác thường gặp hơn, có tính chất cảnh giới, báo động rất có giá trị: chảy máu dưới da, chảy máu lợi, chảy máu cam, chảy máu vết chích, mổ. Đôi khi chỉ thấy thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ.
Xét nghiệm sinh hóa
Thời gian Quick: để theo dõi khi dùng kháng vitamin K. Thời gian Howell: để theo dõi khi dùng heparin.
Xử trí
Chảy máu do heparin
Ngừng tiêm heparin.
Tiêm protamin sulfat tĩnh mạch lmg protamin trung hoà được 100đ.v heparin. Tiêm protamin tĩnh mạch phải chậm vì có nguy cơ làm tụt huyết áp, mạch chậm, khó thở, đỏ da.
Heparin có vòng bán huỷ bằng 60 phút.
Nếu là Fraxiparin thì phải dùng liều protamin sulíat nhiều hơn gấp rưỡi hoặc gấp hai lần.
Chảy máu do thuốc kháng vitamin K (KVK)
Hiện nay các phòng xét nghiệm ưa dùng INR là chỉ số theo dõi. Ngừng cho uống KVK, nhưng KVK có tác dụng kéo dài nên vẫn nguy hiểm.
Truyền plasma tươi tĩnh mạch 2 - 3 chai, nhưng có nguy cơ nhiễm virus.
Hoặc tiêm PPSB 0,5ml/kg tĩnh mạch có thể làm ngừng ngay chảy máu nhưng tác dụng ngắn. Vitamin K (phytomenadione) có tác dụng chậm hơn nhưng dài hơn: tiêm tĩnh mạch chậm 10 - 20 mg, hoặc uống vài giọt.
Tác dụng cần đạt được: tỷ lệ prothrombin 40 - 45% không nâng cao hơn vì lại gây tắc mạch.
Giá trị INR tuỳ theo bệnh lý được khuyến cáo (Loeliger).
Chỉ định |
Giãi hạn |
Giá trị chuẩn cần đạt |
Phòng ngừa tắc tĩnh mạch sâu |
2-3 |
2,5 |
Đang có tắc tĩnh mạch sâu hoặc tắc mạch phổi |
2-4 |
3 |
Phòng tai biến tắc động mạch (như NMCT, van nhân tạo) |
3-4,5 |
3,5 |
INR: International normalized ratio.
Bài viết cùng chuyên mục
Cấp cứu suy thận cấp
Trong một số trường hợp suy thận cấp có tiên lượng nhẹ, nhưng suy thận cấp xuất phát từ những bệnh nhân cực kỳ nặng đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu thưòng là rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao.
Đặt ống thông Blackemore
Nếu người bệnh hôn mê: phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn trước khi đặt ống thông để tránh sặc vào phổi. Kê gổi dưới đầu người bệnh để đầu gập lại rồi đẩy ống thông từ từ.
Ngộ độc Cloroquin
Cloroquin giống như quinidin tác dụng ở phạm vi tế bào, trên các nucleopotein, đặc biệt trên tế bào cơ và thần kinh tim. Tác dụng ức chế sự chuyển hoá của tế bào.
Điều trị truyền dịch trong cấp cứu hồi sức
Đa số những người cần muối và điện giải qua tryền tĩnh mạch là do họ không có khả năng uống lượng dịch cần thiết để duy trì. Giới hạn chịu đựng của cơ thể cho phép mở rộng phạm vi một cách hợp lý trong xử trí miễn là chức năng thận bình thường để đảm nhiệm được khả năng điều hòa.
Ngộ độc Acid mạnh
Không rửa dạ dày vì gây thủng và làm lan rộng tổn thương. Không trung hoà bằng bicarbonat vì ít tác dụng lại làm dạ dày trướng hơi, do phát sinh nhiều C02 tạo điều kiện cho thủng dạ dày.
Viêm nhiều rễ dây thần kinh
Tổn thương giải phẫu bệnh rất giống tổn thương trong viêm dây thần kinh câp thực nghiệm bằng cách tiêm cho con vật một tinh chất của dây thần kinh ngoại vi.
Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong ở trẻ em
Trẻ em ở mọi lứa tuổi, những trẻ có trọng lượng cơ thể từ 6, 7kg trở lên thường đạt kết qiuả tốt. Nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu quay sang phải.
Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)
Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.
Hội chứng tiêu cơ vân cấp
Sự giải phóng ào ạt vào máu của các lactat và các acid hữu cơ dẫn đến toan chuyển hóa máu nặng. Toan chuyển hóa làm giảm chức năng co bóp cơ tim, làm K+ trong tế bào ra ngoài.
Thông khí nhân tạo bệnh nhân có áp lực dương cuối thì thở ra nội sinh (Autto Peep)
Đặt ống nội khí quản hay canun mở khí quản đúng cỡ 7, hay 8 (đường kính ống nhỏ làm tăng mức auto - PEEP vì tăng sức cản đường dẫn khí, bơm cuff ống ở mức quy định 18 - 25 cm nước, hút đờm sạch 1 giờ/ lần.
Đặt ống thông rửa dạ dày để cầm máu
Cho 200ml dịch mỗi lần chảy qua hệ thống làm lạnh (đảm bảo + 5°C) vào dạ dày người bệnh. Chờ 5 - 10 phút tháo cho dịch chảy ra vào chậu hứng dưới đất.
Ong đốt
Chỉ có ong cái là có ngòi. Ong nhà và ong bầu có ngòi dài 2 - 3 mm có gai, khi đốt để lại ngòi trong da. Đốt xong ong sẽ chết. Ong vò vẽ và ong bắp cày có ngòi ngắn nhẵn không có gai.
Rắn độc cắn
Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.
Ngộ độc chì và dẫn chất vô cơ của chì
Nôn mửa, ỉa lỏng, đau bụng dữ dội (đau bụng chì) phân đen do sự hình thành sulfua chì trong ruột, sau đó táo bón. Tiếp theo là vô niệu, viêm ống thận cấp.
Thông khí nhân tạo cơ học quy ước (thở máy)
Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần tạo ra một phương thức thông khí nhân tạo áp lực dương không bắt buộc người bệnh phải tham gia vào quá trình thông khí phế nang.
Hội chứng suy đa tạng
MODS là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân đang hồi sức cấp cứu, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay đa chấn thương, bỏng.
Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt
Ngoài thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu, kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả của bóp tim (hai lần kiểm tra một lần). Tiếp tục thực hiện đến khi mạch đập trở lại hoặc có thêm đội ứng cứu.
Ngộ độc các chất ma túy (opiat)
Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.
Toan chuyển hóa
Tăng acidlactic thường là hậu quả của ngộ độc rượu nặng, đái đường, viêm tuỵ cấp. Ngộ độc rượu nặng vừa có tăng ceton máu vừa có tăng acidlactic.
Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)
Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).
Ngộ độc các corticoid
Không gây ngộ độc cấp. Nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dùng lâu. Loét dạ dày: có thể kèm theo thủng và xuất huyết. Nhiễm khuẩn và virus đặc biệt là làm cho bệnh lao phát triển. Gây phù do ứ nước và muối.
Ngộ độc cá phóng nọc khi tiếp xúc
Da sưng viêm nặng loét, bội nhiễm. Nhiễm độc nặng có thể gây sốt, liệt, hôn mê bloc nhĩ thất, ức chế hô hấp, sốc nhiễm độc. Có thể gây tử vong.
Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông (VT) tăng dần
Nếu người bệnh có chiều cao và trọng lượng thấp (nam cao dưối l,6m, nặng dưới 55 kg; nữ cao dưói l,5m, nặng dưổi 50 kg) thì Vt tăng mỗi ngày là 50ml, lưu lượng dòng tăng mỗi ngày là 5 lít/phút.
Sốc giảm thể tích máu
Bên cạnh những thay đổi về huyết động, còn có các thay đổi về vận chuyển các dịch và nước trong lòng mạch và khoảng kẽ. Khi mới đầu có giảm thể tích máu.
Ngộ độc dẫn chất hữu cơ của chì
Liều gây chết: 70mg cho một người 50kg. Trên thực nghiệm thở chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/l.