Rắn độc cắn

2014-10-04 11:11 AM

Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Các rắn độc thuộc về hai họ

Họ có móc cố định, gồm có các loại: Elapidae và Hydrophiidae.

Họ có móc di động, gồm có các loại: Crotalidae và Viperidae.

Các loại rắn độc chính

Họ rắn biển: Hydrophiidae (đầu tròn, đuôi dẹt), Hydrophis, Lapemis.

Ở Việt Nam có 13 loại rắn biển như: Hydrophis cyanocinctus, Hydrophis fasciatus, Lapemis hardwickii.

Họ rắn hổ: Elapidea (đầu tròn, vẩy đầu rất to, không có vẩy móc ở trung gian vảy mũi và vảy trước ổ mắt). Acathopis, Aspidelaps, Bungarus, Amonsia, Dendroaspis, Desnisonia, Elaps, Hemachatus, Micrurus, Naja (Cobra), Notechis, Psendechis.

Ở Việt Nam có cạp nong (Bungarus íasciatus); cạp nia (Bungarus candidus); hổ chúa (Ophiophagus hannah, KingCobra) thấy ở cả 3 miền, không có vòng kính đầu; hổ phì (naja naja atra ở miền Bắc, đầu có một vòng kính trắng có gọng, naja naja kaouthia ở cả 2 miền, đầu có một vòng kính trắng không có gọng; hổ mèo (Naja naja siamensis) ở miền Nam, đầu có hai vòng kính.

Họ rắn lục có hổ má Crotalidae (đầu nhọn, có hổ má, đuôi có một bộ phận rắn như sừng, khi quẫy có thể kêu thành tiếng): Ancistrodon, Agkistrodon, Bothrops, Crotalus, Lachesis, Trimeresurus.

Họ rắn lục Viperidae (đầu nhọn, không có hõm nhỏ, đồng tử dài và đứng dọc, vẩy đầu nhỏ): Actrataspis, Bitis, Cansus, Cesastes, Echis, Vipera, Việt Nam có rắn lục xanh đầu và đuôi đỏ.

Trimeresurus albolabris, lục đất, rắn chàm quạp (Agkistrodon rhodostoma) và rắn lục mũi hếch (Agkistrodon acutus).

Rắn ở Việt Nam có khoảng 135 loài, trong đó có 25% là rắn độc.

Độc tính

Thành phần của nọc rắn rất phức tạp: gồm các enzym, một số protein, muối vô cơ và một số chất hữu cơ.

Enzym

Proteinase, hyaluronidase, monoaminoxydase, cholinesterase, phospholipase, phosphatase.

Độc tố protein

Neurotoxin (độctố thần kinh) tác dụng lên các synap thần kinh có và các dây thần kinh. Độc tố này có nhiều ỏ rắn hổ.

Cardiotoxin (đối với tim).

Hemolysin (gây tan huyết).

Hemorragin (gây chảy máu).

Coagulin (gây đông máu).

Các độc tố gây rối loạn đông máu có nhiều ở rắn lục:

Các protein của nọc rắn còn có khả năng gây dị ứng, sốc phản vệ.

Độc tính của nọc rắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, loài rắn, nơi cắn, rắn non hay già, tình trạng nọc độc của rắn, sức khoẻ và tuổi của nạn nhân.

Triệu chứng

Đối với Elapide và Hydrophiidae

Dấu hiệu tại chỗ rắn cắn rất ít.

Dấu hiệu toàn thân rất nặng ngay trong giờ đầu khó chịu, buồn nôn, vã mồ hôi, khó thở do liệt hô hấp, liệt dây thần kinh sọ não, rối loạn cơ tròn, hôn mê rồi cuối cùng ngừng thở, ngừng tim.

Đối với Viperidae và Crotalidae

Dấu hiệu tại chỗ rất dữ dội mặc dù vết cắn nhỏ, phù to, phù cứng, chảy thành dịch đỏ. Sau 6 giờ, toàn chi bị sưng to, tím. Sau 12 giờ chi bị hoại tử, da phồng rộp lên chứa đầy nhóc đỏ. Tổn thương nặng dần lên, 2 - 3 ngày sau có thể dẫn đến hoại thư,  nhiễm khuẩn, loét mục.

Dấu hiệu toàn thân: chóng mặt, ngất, lo lắng, sợ hãi, tình trạng sốc.

Rốì loạn đông máu: đông máu rải rác trong lòng mạch, tan máu xuất huyết khắp nơi.

Rối loạn tiêu hoá.

Rối loạn thân nhiệt.

Vô niệu

Chẩn đoán

Có thể nhận dạng rắn qua các dấu hiệu lâm sàng:

Triệu chứng

Hổ phi

Hổ chúa

Cạp nong

Cạp nia

Rắn lục

Tại chỗ

 

 

 

 

 

Đau buốt

+

+

-

-

+++

Phù nể

+++

+++

 

 

+++

Hoại tử

++

 

-

-

+++

Sụp mi

±

±

+ +

+++

 

Giãn đồng tử

+

+

++

+++

-

Liệt chi

+

+

++

+++

-

Liệt cơ hô hấp

+

 +

++

+++

-

RL đông máu

+

-

-

-

++

Ghi chú: +++: chắc chắn; ++: rõ; +: ít; -: không.

Không để nạn nhân tự đi, tự chạy.

Xử trí

Tại chỗ

Loại trừ nọc ra khỏi cơ thể:

Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân, nạn nhân không nên chạy làm mất thời gian và nọc dễ khuyếch tán nhanh vào cơ thể. Phải băng ép ngay và kêu cứu, để người khác đến sơ cứu và vận chuyển đi bệnh viện. Rửa vết cắn bằng nước Javel 1/10 hay thuốc tím 0,1% (để khử độc). Nếu nhà xa trung tâm y tế, có thể rạch ngay tại chỗ rắn cắn bằng dao sạch đã khử khuẩn sâu 5mm, dài 10mm, rồi hút máu bằng bơm tiêm 20ml.

Tiêm huyết thanh chống nọc (đặc hiệu) phải tiêm ngay sau khi bị rắn cắn. Tiêm tĩnh mạch 80 - 200ml. Mỗi giờ 10ml cho đến khi có tác dụng. Nếu nghi ngờ cơ địa quá mẫn, tiêm tĩnh mạch 40 mg Solumedrol sau đó truyền tĩnh mạch 160mg.

Phải chú ý đến phản ứng miễn dịch có thể xảy ra nếu nạn nhân đã được tiêm một loại huyết thanh trị liệu nào đó từ trước. Lúc đó phải dùng phương pháp giảm nhậy cảm Besredka liều đầu l/10ml, liều thứ hai: 3 phút sau 1/4ml, liều thứ ba: 5 phút sau: toàn bộ huyết thanh.

Điểu trị triệu chứng và hồi sức

Chông phù: corticoid tại chỗ, tia hồng ngoại.

Chống loét mục, băng da bằng dung dịch Dakin pha loãng 1/3 nhỏ giọt vào vết thương.

Chống sốc bằng corticoid tĩnh mạch, truyền dịch, truyền máu.

Chống sốc, các rối loạn đông máu, tan máu, dựa vào các xét nghiệm toàn bộ về đông máu, TEG, fibrin, prothrombin, sức bền hồng cầu, hematocrit, bilirubin, trực tiếp, gián tiếp.

Đông máu trong lòng mạch, có thể dùng heparin kết hợp với truyền máu.

Huyết tán: truyền máu, thay máu, lợi tiểu (furosemid, manitol).

Hôn mê, liệt hô hấp: đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy.

Chống loạn nhịp tim.

Tóm lại: sự thành công của cấp cứu rắn cắn hiện nay phụ thuộc vào:

Khả năng hay không có khả năng tiêm huyết thanh chống nọc đặc hiệu.

Sơ cứu và cấp cứu nhanh chóng, có hiệu quả.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc cồn Etylic (rượu)

Tình trạng giảm thông khí phế nang do ức chế trung tâm hô hấp, do tăng tiết khí quản, ứ đọng đờm dãi dẫn đến thiếu oxy tổ chức, cuối cùng là toan chuyển hoá.

Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin

Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.

Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)

Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).

Chẩn đoán sốc

Giảm cung lượng tim sẽ gây ra tăng bù trừ sức cản hệ thống mạch (sốc do tim hoặc giảm thể tích máu) có sự tham gia của hệ giao cảm và sự phóng thích catecholamin.

Ngộ độc sắn

Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Để tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc.

Ngộ độc thức ăn

Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô.

Điện giật

Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 wattsec. Vói 200 , 300ws trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec.

Ngạt nước (đuối nước)

Ngất trắng giống như tình trạng sốc nặng không gây ngừng tim ngay. Nếu may mắn lúc này nạn nhân được vớt lên và được cấp cứu ngay thì dễ có khả năng hồi phục vì phổi chưa bị sặc nước.

Ngộ độc khí gây kích thích và gây ngạt

Các khí độc kích thích các phế quản lốn gây co thắt, các phế quản nhỏ làm tăng tiết, tắc nghẽn, sung huyết và phù nề dẫn đến bội nhiễm nhanh chóng.

Ngộ độc Aceton

Aceton được dùng để hòa tăng áp lực nội sọ nhiều chất dùng trong gia đình (gắn gọng kính, gắn cánh quạt nhựa cứng, làm thuốc bôi móng tay, lau kính...) Aceton gây ngộ độc qua đường hô hấp vì chất bay hơi.

Điều trị truyền dịch trong cấp cứu hồi sức

Đa số những người cần muối và điện giải qua tryền tĩnh mạch là do họ không có khả năng uống lượng dịch cần thiết để duy trì. Giới hạn chịu đựng của cơ thể cho phép mở rộng phạm vi một cách hợp lý trong xử trí miễn là chức năng thận bình thường để đảm nhiệm được khả năng điều hòa.

Nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch

Tìm cách phối hợp nuôi dưõng qua đường tĩnh mạch vối truyền thức ăn qua ông thông dạ dày hoặc lỗ mở dạ dày. Nếu đường tĩnh mạch trung tâm có chống chỉ định.

Ngộ độc quinin

Quinin có tác dụng ức chế thần kinh, huỷ phó giao cảm, ức chế hoạt động oxy khử ở phạm vi tế bào. Ngoài ra liều cao có thể gây sẩy thai đồng thời nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Ngộ độc Cloroquin

Cloroquin giống như quinidin tác dụng ở phạm vi tế bào, trên các nucleopotein, đặc biệt trên tế bào cơ và thần kinh tim. Tác dụng ức chế sự chuyển hoá của tế bào.

Ngộ độc Asen hữu cơ

Sớm: cơn co giật dữ dội, kèm theo nôn mửa, ỉa chảy, ho, ngất, tình trạng sốc, tử vong nhanh. Chậm phát ban, sốt, cao huyết áp, nhức đầu, phù não.

Các rối loạn magnesium máu

Các dấu hiệu lâm sàng nặng dần với mức độ tăng Mg máu. 3-5 mEq/1: ngủ gà, lẫn lộn, ly bì - mất phản xạ gân xương.

Luồn ống thông vào mạch máu bằng phương pháp Seldinger

Tìm mạch cảnh đẩy vào phía trong, cắm kim vào bơm tiêm 20ml, chọc vào giữa tam giác, vừa chọc vừa hút song song với mặt cắt trưóc sau và làm một góc 30° vói mặt trước cổ, chọc sâu khoảng 1,5 - 3cm.

Đặt ống nội khí quản đường mũi có đèn soi thanh quản

Tay phải cầm ống nội khí quản, mặt vát ra ngoài đẩy thẳng góc ống nội khí quản vào lỗ mũi, song song vói sàn lỗ mũi. Khi ống đã vượt qua ống mũi, cảm giác sức cản giảm đi và ống vào đến họng dễ dàng.

Chẩn đoán và xử trí hôn mê

Mỗi phút tổ chức não cần 3,5ml/100g oxy và glucose. Dự trữ đường ở não tiếp tục cung cấp đường cho não 2 phút sau khi ngừng tuần hoàn, nhưng ý thức mất đi ngay sau 8, 10 giây.

Ngộ độc cấp thuốc chuột tầu (ống nước và hạt gạo đỏ)

Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/ 1 lần có thể nhắc lại đến 30mg, nếu vẫn không kết quả: thiopental 200mg tĩnh mạch/ 5 phút rồi truyền duy trì 1 - 2mg/kg/ giờ (1 - 2g/24 giờ).

Ngộ độc cá nóc

Chất độc trong cá nóc được gọi là tetrodotoxin là chất độc không protein, tan trong nước và không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay làm khô, chất độc bị bất hoạt trong môi trường acid và kiềm mạnh.

Thông khí nhân tạo cơ học quy ước (thở máy)

Hô hấp nhân tạo hỗ trợ toàn phần tạo ra một phương thức thông khí nhân tạo áp lực dương không bắt buộc người bệnh phải tham gia vào quá trình thông khí phế nang.

Đặt ống thông màng bụng

Đặt gạc và cố định ống thông bằng băng dính hoặc chỉ để đề phòng bội nhiễm. Thủ thuật đặt ống thông màng bụng đã xong, chỉ định tiếp tục rửa màng bụng hay lọc màng bụng.

Ngộ độc cóc

Mới đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó rối loạn tính kích thích ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, fluter thất, rung thất. Đôi khi có bloc nhĩ thất nhịp nút dẫn đến truỵ mạch.

Quy trình kỹ thuật lọc máu ngắt quãng cấp cứu

Đa số các bệnh nhân lọc máu ngắt quãng cấp cứu cần có đường vào mạch máu bằng ống thông hai nòng và được đặt ở các tình trạng lớn để đảm bảo lưu lượng máu.