Ngộ độc thức ăn

2014-10-03 04:30 PM

Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Các triệu chứng của ngộ độc thức ăn

Các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút, hoặc vài giờ có khi tới 1 ngày tuỳ thuộc nguyên nhân gây ngộ độc:

Buồn nôn và nôn.

Đau bụng.

Ỉa chảy nhiều nước, có khi có máu.

Có thể sốt hay không.

Các triệu chứng nặng nguy hiểm: đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ nhỏ < 1 tuổi: mất nước, mất điện giải, trụy mạch và có thể bị sốc nhiễm khuẩn.

Các dấu hiệu mất nước

Đái rất ít, nước tiểu vàng sẫm.

Khô miệng, khô môi, khát nước (nhưng ở người bị nặng lại không thấy khát).

Da nhăn nheo, véo da bệnh nhân bằng 2 ngón tay nó không trở lại nhanh được.

Mắt trũng sâu.

Mạch nhanh, thở nhanh, sâu, sốt, mệt lả, co giật.

Nguyên nhân ngộ độc

Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc

Kim loại nặng: kẽm, đồng, chì, thiếc, arsenic.

Các hợp chất hữu cơ: polyvinylchlorid, các thuốc màu.

Thuốc diệt côn trùng, vật hại.

Các chất phóng xạ.

Alkyl thuỷ ngân.

Virus, VK hay nấm mốc có trong thực phẩm

Vi khuẩn có độc tố phát triển trong thực phẩm: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả. Vi khuẩn clostridium botulinum yếm khí sống trong thịt hộp, xúc sích khô, thịt khô. Các virus: adeno virus, rotavirus, norwalk virus.

Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm

Cà độc dược, nấm độc, lá ngón, cá độc, cá nóc, (họ tetrodontidae), cá dím (diodontidae), cá mặt trời, mặt trăng (molidae), mật cá trắm.

Da cóc, gan, trứng cóc chứa chất độc (bufotoxin) gây rối loạn nhịp tim nặng.

Nọc rắn độc: nhóm rắn lục, rắn hổ chúa, cạp nong, cạp nia, có thể gây chết người.

Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi với các chất thực phẩm

Thực phẩm chứa tyramin (sữa), monosodium glutamate (bột ngọt).

Khi có ngộ độc thức ăn, cần phải

Giữ lại cốc thực phẩm đã ăn đế xét nghiệm

Giữ lại chất nôn.

Xét nghiệm và cấy phân.

Cấy máu khi có sốt.

Xét nghiệm nước tiểu và máu nếu nghi có hoá chất độc

Điều trị ngộ độc thức ăn

Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, làm dừng chất độc vào máu bằng cách

Gây nôn cho bệnh nhân.

Cho than hoạt 20 - 30g uống.

Cho thuốc nhuận tràng sorbitol 20g uống.

Nếu bệnh nhân mệt do mất nước bởi nôn, đi ỉa, sốt kéo dài nhất là ngộ độc thức ăn do độc tố vi khuẩn thì thưòng nguy hiểm cho người cao tuổi và trẻ nhỏ khi bị mất nước nhanh và nhiều, đó chưa kể dẫn đến suy dinh dưỡng khi không được cung cấp đủ thức ăn bù lại cho bệnh nhân.

Điều trị mất nước

Uống nước có hoà gói muối chống mất nước (ORS): cho 2 lít uống trong 4 giờ đầu, trẻ em: 75ml/kg.

Nếu không có ORS: 2 thìa đường + 1 thìa cà phê muối, pha với 200ml nước hoặc pha nước cam, nước dừa, nước chuối thành 1 lít vì chúng có nhiều kali tốt cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn nôn, nên cho uống ít một. Thuốc chống ỉa chảy chỉ dùng khi bệnh nhân đi ngoài nhiều lần toàn nước mà không sốt. Trong những trươngf hợp nhẹ: imodium 1 - 2 viên, cầm ỉa rồi thì thôi.

Thuốc chống nôn khi bệnh nhân nôn quá nhiều không thể dừng. Có thể cho tiêm thuốc prometazin, diphenhydramin.

Theo dõi lượng nước tiểu bệnh nhân tăng dần lên > 500ml/6 giờ là tốt, nếu nước tiểu vẫn ít là bệnh nhân vẫn còn mất nước hoặc chất độc đã gây suy thận, cần đưa tới bệnh viện.

Ở cơ sở y tế có thể truyền Ringer lactate hay bicarbonate 1,4% 200ml trước rồi truyền natriclorua 0,9% nếu thấy huyết áp tâm thu dưối 90mmHg. Nếu lượng nước tiểu > 500ml trong 6 giờ là tốt.

Khi các biện pháp trên đã dùng, người bệnh không đỡ

Không đỡ sốt cao, đi ngoài nhiều và có máu, cần thiết phải mang đến bệnh viện hồi sức và điều trị nguyên nhân, ví dụ như:

Rửa dạ dày có kỹ thuật khi lượng chất độc nhiều.

Dùng thuôc kháng độc khi biết rõ loại chất độc đó là gì?.

Dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có sốt nghi do  nhiễm khuẩn (ciproíloxacin: 500mg mỗi 12 giờ trong 5 ngày), cấy máu, cấy phân.

Hồi sức tim mạch, tuần hoàn, hay hô hấp nếu các chất độc có thể gây ra suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân dựa vào mạch, huyết áp, mức độ mất nưóc và nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên ngộ độc thức ăn đôi khi không chỉ xảy ra cho một cá nhân, có khi một gia đình, một tập thể ăn cùng một loại thức ăn đó, nó mang tính chất dịch tễ ảnh hưởng tới sức lao động, có khi còn lây lan thành dịch bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn

Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước.

Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)

Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).

Các rối loạn kali máu

Cam thảo và lợi tiểu làm mất kali gây tăng aldosteron thứ phát, làm tăng huyết áp, ngừng uống thuốc và cho kali sẽ hạ huyết áp nhanh chóng.

Cấp cứu nhồi máu cơ tim

Huyết áp có thể tăng hoặc giảm lúc đầu do phản xạ. Huyết áp giảm thường kèm theo nhịp chậm hay gặp trong nhồi máu cơ tim sau dưới, có thể giải quyết được bằng atropin.

Các rối loạn phospho máu

Hoàn cảnh xuất hiện: trong hồi sức cấp cứu nghĩ đến hạ phospho máu khi: dinh dưỡng một bệnh nặng kéo dài, có bệnh tiêu hoá mạn tính, dùng các thuốc chông toan dịch vị.

Viêm nhiều rễ dây thần kinh

Tổn thương giải phẫu bệnh rất giống tổn thương trong viêm dây thần kinh câp thực nghiệm bằng cách tiêm cho con vật một tinh chất của dây thần kinh ngoại vi.

Đặt ống nội khí quản cấp cứu

Thở oxy 100% trong 5 phút hoặc người bệnh hít 3 lần oxy 100%, tư thể nằm ngửa, ưỡn cổ, kê vai. Người bệnh ngừng thở thì bóp bóng Ambu có oxy 100% trước.

Ngộ độc các dẫn chất của acid salicylic

Kích thích trung tâm hô hấp ở tuỷ làm cho bệnh nhân thở nhanh (tác dụng chủ yếu). Nếu ngộ độc nặng kéo dài, tình trạng thở nhanh dẫn đến liệt cơ hô hấp.

Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản

Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.

Ngộ độc Quinidin

Quinidin ức chế sự chuyển hoá của các tế bào, đặc biệt là tế bào tim: giảm tính kích thích cơ tim, giảm tính dẫn truyền cơ tim làm kéo dài thời gian trơ và làm QRS giãn rộng.

Điều trị truyền dịch trong cấp cứu hồi sức

Đa số những người cần muối và điện giải qua tryền tĩnh mạch là do họ không có khả năng uống lượng dịch cần thiết để duy trì. Giới hạn chịu đựng của cơ thể cho phép mở rộng phạm vi một cách hợp lý trong xử trí miễn là chức năng thận bình thường để đảm nhiệm được khả năng điều hòa.

Rửa màng phổi

Đầu tiên dẫn lưu lấy ra 200 - 300 ml dịch màng phổi, sau đó cho dịch rửa vào khoang màng phổi, cho từ từ trong 10 - 15 phút. Đợi cho người bệnh thở 4 - 8 nhịp rồi mới tháo dịch rửa ra.

Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong ở trẻ em

Trẻ em ở mọi lứa tuổi, những trẻ có trọng lượng cơ thể từ 6, 7kg trở lên thường đạt kết qiuả tốt. Nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu quay sang phải.

Ngộ độc các corticoid

Không gây ngộ độc cấp. Nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dùng lâu.  Loét dạ dày: có thể kèm theo thủng và xuất huyết. Nhiễm khuẩn và virus đặc biệt là làm cho bệnh lao phát triển. Gây phù do ứ nước và muối.

Rắn độc cắn

Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.

Ngộ độc INH

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sau độ 1 - 3 giờ đã có nồng độ tối đa trong máu, tác dụng kháng sinh kéo dài 24 giờ. Thuốc thấm vào não tuỷ và thải trừ qua thận.

Sốc giảm thể tích máu

Bên cạnh những thay đổi về huyết động, còn có các thay đổi về vận chuyển các dịch và nước trong lòng mạch và khoảng kẽ. Khi mới đầu có giảm thể tích máu.

Các nguyên tắc và biện pháp xử trí sốc nói chung

Truyền nhanh trong sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn, truyền chậm và dùng thuốc trợ tim hoặc vận mạch trong sốc do tim.

Ngộ độc cóc

Mới đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó rối loạn tính kích thích ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, fluter thất, rung thất. Đôi khi có bloc nhĩ thất nhịp nút dẫn đến truỵ mạch.

Ngộ độc lá ngón

Dấu hiệu thần kinh: với liều vừa gây kích thích, giãy giụa, co giật, nhìn đôi, lác mắt. Với liều cao, tác dụng giống cura gây liệt cơ hô hấp, hạ thân nhiệt, hôn mê.

Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi

Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.

Ngộ độc Paracetamol

Paracetamol được chuyển hoá ở gan, liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Paracetamol còn gây độc cho thận.

Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt

Ngoài thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu, kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả của bóp tim (hai lần kiểm tra một lần). Tiếp tục thực hiện đến khi mạch đập trở lại hoặc có thêm đội ứng cứu.

Thủ thuật Heimlich

Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị.

Thăng bằng kiềm toan trong cơ thể

Trong huyết tương có hệ thông đệm bicarbonat HC03/H2C03 là quan trọng nhất, ngoài ra còn có các hệ thông phosphat và proteinat là chủ yếu.