Ngộ độc Clo hữu cơ

2014-10-03 03:07 PM

Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Clo hữu cơ trước kia được dùng nhiều làm hoá chất trừ sâu trong nông nghiệp, nay vẫn được nhập lậu:

DDT (diclorodiphenyl tricloro etan) được dùng rộng rãi trên thế giới từ 1939, thải trừ qua nước tiểu dưói dạng DDA.

Các dẫn chất của indan: aldrin, clodan... được chuyển hoá trong cơ thể dưới dạng epoxit (độc hơn) rồi được hydroxyt hoá và thải trừ qua nước tiểu.

Các dẫn chất của cyclohexan: hexaclorocyclohexan (HCH, 666), lindan... tích luỹ trong mõ rất lâu và thải trừ rất chậm.

Các dẫn chất clo của tinh dầu terebenthin và của long não (toxaphen) ít tích luỹ hơn, và thải trừ nhanh. Ngộ độc cấp xẩy ra do uống nhầm hoặc tự tử.

Độc tính

Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá. Với DDT, liều nguy hiểm là 5g bột, liều gây tử vong cho ngưòi lớn là 20g. Các dẫn xuất của indan và cyclohexan còn độc hơn DDT.

Trong ngộ độc cấp, clo hữu cơ tác dụng chủ yếu lên thần kinh trung ương (tiểu não và vỏ não vùng vận động). Trong ngộ độc mạn, clo hữu cơ còn có thể gây rối loạn về huyết học dị ứng, thần kinh và rối loạn di truyền.

Triệu chứng ngộ độc cấp

Một vài giờ sau khi uống DDT, các dấu hiệu tiêu hoá, thần kinh và tâm thần bắt đầu xuất hiện:

Nôn mửa, ỉa chảy.

Lo lắng, bực bội, co giật thớ cơ.

Nặng hơn nữa có thể thây: hôn mê, co giật, run chân tay, rối loạn hô hấp. Nhịp thở chậm dần rồi ngừng hẳn.

Xét nghiệm độc chất: nước dạ dày có clo hữu cơ, nước tiểu có DDA.

Điện não đồ có thể thay đổi trước khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện.

Nếu là ngộ độc mạn, bệnh nhân có thể bị giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu; xuất huyết dưới da, viêm da và liệt nhẹ các chi. Sau ngộ độc cấp, có thể có một sô' di chứng: gầy rất nhanh, rối loạn tâm thần, run chân tay kéo dài trong nhiều tháng.

Xử trí

Loại trừ chất độc

Rửa sạch da bằng xà phòng, thay quần áo.

Nếu không có hôn mê và co giật, rửa dạ dày cho thêm than hoạt và bơm vào ống Faucher 30g sorbitol.

Nếu có hôn mê và co giật: tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch và đặt ống nội khí quản, rồi mới luồn ống thông nhỏ rửa dạ dày.

Thuốc chống độc: không có.

Hồi sức hô hấp và biện pháp cơ bản

Nếu có xanh tím, rối loạn hô hấp, rối loạn ý thức: phải đặt ống nội khí quản và hô hấp nhân tạo hỗ trợ.

Nếu có hôn mê và co giật: phải tiêm diazepam và đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo điều khiển với oxy 50%. Khi đã đảm bảo được thông khí tốt rồi, mới đặt vấn đề rửa dạ dày bằng ống thông nhỏ.

Chống truỵ mạch: bằng dung dịch glucose 5%, huyết tương, truyền máu.

Tránh dùng các thuốc co mạch và adrenalin vì có thể gây rung thất trên cơ tim đã bị clo hữu cơ làm tăng tính kích thích.

Bài viết cùng chuyên mục

Thông khí bằng thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí (CPAP)

Kiểm tra vòng mạch hô hấp của máy, Fi02 và áp lực đường thở của máy. Fi02 sử dụng cho CPAP giống như Fi02 đã dùng cho người bệnh.

Sốc giảm thể tích máu

Bên cạnh những thay đổi về huyết động, còn có các thay đổi về vận chuyển các dịch và nước trong lòng mạch và khoảng kẽ. Khi mới đầu có giảm thể tích máu.

Các nguyên tắc xử trí ngộ độc

Khi chất độc đã vào cơ thể, phải tìm mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ ra khỏi cơ thể: qua đường tiêu hoá, tiết niệu, qua phổi và lọc ngoài thận.

Đặt ống nội khí quản đường mũi có đèn soi thanh quản

Tay phải cầm ống nội khí quản, mặt vát ra ngoài đẩy thẳng góc ống nội khí quản vào lỗ mũi, song song vói sàn lỗ mũi. Khi ống đã vượt qua ống mũi, cảm giác sức cản giảm đi và ống vào đến họng dễ dàng.

Tiêm xơ điều trị chảy máu ổ loét dạ dày tá tràng

Khi nhìn thấy đầu ống thông ở trong dạ dày thì đưa ống đến trước ổ loét xác định vị trí tiêm. Sau đó người trợ thủ mới đẩy kim ra khỏi ông thông.

Ngộ độc chì và dẫn chất vô cơ của chì

Nôn mửa, ỉa lỏng, đau bụng dữ dội (đau bụng chì) phân đen do sự hình thành sulfua chì trong ruột, sau đó táo bón. Tiếp theo là vô niệu, viêm ống thận cấp.

Ngộ độc cấp thuốc chuột tầu (ống nước và hạt gạo đỏ)

Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/ 1 lần có thể nhắc lại đến 30mg, nếu vẫn không kết quả: thiopental 200mg tĩnh mạch/ 5 phút rồi truyền duy trì 1 - 2mg/kg/ giờ (1 - 2g/24 giờ).

Ngộ độc các Digitalic

Các digitalic được chiết xuất từ lá cây mao địa hoàng, digitalis purpurea, digitalis lanata và một sô digitalis khác. Các hoạt chất chính của digitalis là các heterozid.

Sâu ban miêu

Đôi khi có dấu hiệu xuất huyết toàn thân, tình trạng sốt nặng rồi tử vong. Tình dục bị kích thích trong trưòng hợp ngộ độc nhẹ, nhưng không xuất hiện trong trường hợp nặng.

Ngộ độc các dẫn chất của acid salicylic

Kích thích trung tâm hô hấp ở tuỷ làm cho bệnh nhân thở nhanh (tác dụng chủ yếu). Nếu ngộ độc nặng kéo dài, tình trạng thở nhanh dẫn đến liệt cơ hô hấp.

Sốc nhiễm khuẩn

Sốc xuất hiện nhanh, hội chứng màng não, chảy máu dưối da, đông máu rải rác trong lòng mạch, vài giờ sau xuất huyết nhiều nơi: não.

Ngộ độc Opi và Morphin

Ở người lớn, liều gây độc khoảng từ 0,03 - 0,05g morphin liều gây chết khoảng 0,10g morphin tiêm và 0,20 - 0,40g morphin uống. Với nhựa opi, liều gây chết khoảng 2g.

Cai thở máy

Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây. Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV trước khi tháo máy.

Ngộ độc Phospho vô cơ và Phosphua kẽm

Ngộ độc nhẹ gây suy tế bào gan cấp, suy thận cấp rối loạn thần kinh, có thể kết thúc bằng tình trạng sốc muộn sau 2 ngày. Vì vậy phải theo dõi sát bệnh nhân trong một hai tuần đầu.

Đặt ống thông vào động mạch

Theo dõi bàn tay người bệnh. Nếu bàn tay người bệnh nhợt đi là động mạch quay không có tuần hoàn nối với động mạch trụ, phải chuyển sang động mạch quay bên kia.

Ngộ độc Meprobamat

Bệnh nhân nằm mê, không giãy giụa, chân tay mềm nhũn, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, khi hôn mê sâu, đồng tử giãn, hạ thận nhiệt, biên độ hô hấp giảm.

Ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất

Viêm phổi thường là hai bên, ở hai vùng đáy, thường kèm theo phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi tràn khí màng phổi. Viêm phổi có thể bội nhiễm và áp xe hoá.

Hít phải dịch dạ dày

Dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng phụ thuộc vào thể tích và pH dịch vị cũng như có hay không các yếutố như: hít trên 25 ml dịch vị ở người lớn.

Các nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu

Hồi sức cấp cứu có nghĩa là hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống của một bệnh cấp cứu nặng. Khi mời tiếp xúc với bệnh nhân cấp cứu, công việc của người thầy thuốc là phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân.

Các rối loạn nước và điện giải trong cơ thể

Gọi là hạ Na máu khi Na xuống dưới 130mmol/l. Ở bệnh nhân suy tim có phù, Na máu bằng 130 mmol/1 là vừa phải không cần điều chỉnh.

Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản

Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.

Rửa màng phổi

Đầu tiên dẫn lưu lấy ra 200 - 300 ml dịch màng phổi, sau đó cho dịch rửa vào khoang màng phổi, cho từ từ trong 10 - 15 phút. Đợi cho người bệnh thở 4 - 8 nhịp rồi mới tháo dịch rửa ra.

Ngộ độc khí gây kích thích và gây ngạt

Các khí độc kích thích các phế quản lốn gây co thắt, các phế quản nhỏ làm tăng tiết, tắc nghẽn, sung huyết và phù nề dẫn đến bội nhiễm nhanh chóng.

Điện giật

Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 wattsec. Vói 200 , 300ws trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec.

Đặt ống thông rửa dạ dày để cầm máu

Cho 200ml dịch mỗi lần chảy qua hệ thống làm lạnh (đảm bảo + 5°C) vào dạ dày người bệnh. Chờ 5 - 10 phút tháo cho dịch chảy ra vào chậu hứng dưới đất.