Ngộ độc các chất ma túy (opiat)

2014-10-06 07:45 AM

Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng, và cuối cùng là một tình trạng lệ thuộc với liều rất nguy hại.

Phần lớn các chất ma tuý là các thuốc gây nghiện thuộc bảng B. Người nghiện có thể dùng chất ma tuý có tác dụng đối lập với nhau (dùng lần lượt). Sự nghiện ngập được Tổ chức quốc tế về sức khoẻ (WHO, OMS) chính thức gọi là sự phụ thuộc, cần phân biệt sự phụ thuộc với các tai biến của sự cai thuốc thường thấy ở người nghiên rượu không có rượu hoặc cai đột ngột. Lứa tuổi trẻ 20 tuổi dễ nghiện thuốc và dễ phạm tội lỗi.

Các chất ma tuý gồm có:

Danh mục chất ức chế thần kinh

Cay sảng khoái, an thần, giảm đau và gây ngủ.

Cần sa: cannabis indica (Cây gai Ấn Độ), cannabis sativa (cây gai thường), bangh, chastry, chira, davvamesk, esrar, ganjab, irunpnh, haschish, kif (trộn với thuốc lá), kimonna, marihuana, tnknuri. Người nghiên hút như thuốc lá.

Nha phiến: lấy từ nhựa quả xanh của cây thuốc phiện papaver somniíerum.

Các alcaloid gây nghiện thường là morphin và heroin (diaxetyl morphin).

Morphin: chiếm 10% nhựa, có tác dụng giảm đau, gây ngủ. Heroin (bạch phiến) là một ma tuý mạnh hơn morphin 5 lần, có tác dụng kích thích hơn gây ngủ. Nguy hiểm vì thiếu thuốc người nghiện có thể giết người. Pethidin (Dolacgan, Dolosal) chế phẩm của morphin cũng có thể gây nghiện.

Cách thức sử dụng: hút nhựa nha phiến, tiêm morphin và pethidin dưới da hoặc tĩnh mạch, hít hoặc tiêm heroin.

Cocain (methylbenzoyl - ergonin) lấy từ cây erythroxylum coca, có tác dụng gây tê tại chỗ. Bệnh nhân mắc nghiện do thường xuyên chấm cocain vào mũi, họng, vì thuốc có tác dụng kích thích gây sảng khoái.

Danh sách chất hưng phấn (kích thích thần kinh)

Gây ảo giác, tỉnh táo, kích thích.

Chất hưng phân thực sự: amphetamin (Maxiton) ritalin, 3,4 Methylendioxy methamphetamin (Ecstasy).

Chất gây ảo giác (xì ke, psychedelic, hallucinogen, psychodysleptic).

LSD: D - lysergic acid dietylamid C2oH25N30, N, N, dietyl - D - lysergamid, delysit là chất bán tổng hdp của ergonovin, lấy từ cựa lúa mạch (claviceps purpurae).

Mescalin (phenethylamin) lấy từ cây xương rồng ở Nam Mỹ: peyote.

Psilocybin: là một indol, lấy từ một cây nấm ở Mehicô (psilocybe mexicana).

DMT (dimetyl tryptamin): là một indol, lấy từ một cây ở Nam Mỹ piptadenia peregrina.

STP (metyldimethoxy metyl phenylethylamin) và DET (N, N - dierythroxy tryptamin). Các thuốc thuộc loại LSD được dùng dưới hình thức ngậm hoặc nhai.

Chất làm giảm cảm giác đói, chống béo: vừa kích thích thần kinh, vừa làm giảm nhu động ruột: clophentermin, phenmetrazin, phentermin (Mirapront).

Độc tính

Trưòng hợp nghiện xảy ra do:

Tệ nạn xã hội.

Điều trị không đúng quy cách.

Người nghiện muốn có thời gian dài hay ngắn tuỳ theo loại thuốc để tìm thấy ảo giác sảng khoái (trip).

Đối với LSD, trip kéo dài 12 - 24 giờ, DMT: 2 giờ, thuốc phiện: 3 giờ, cần sa: 6 giờ.

Nói chung với liều nhỏ tác dụng thường là kích thích thần kinh với liều cao tác dụng trở thành ức chế.

Thuốc ảnh hưởng đến cả thần kinh trung ương lẫn thần kinh thực vật. Người nghiện có thể dùng phối hợp các chất ma tuý có tính chất gần như đối kháng: thuốc ức chế thần kinh, thuốc ngủ, thuốc kích thích.

Triệu chứng ngộ độc cấp

Cần sa: viêm màng tiếp hợp (luôn phải đeo kính đen), rối loạn tiêu hoá, suy hô hấp, nhức đầu, khó ngủ.

Rối loạn tác phong: say, cơn khiếp sợ, rối loạn giác quan (dễ bị tai nạn giao thông), rối loạn tâm thần, ảo giác, tư tưởng tự sát.

Chất gây hưng phấn ảo giác

Loại amphetamin:

Tác dụng giông giao cảm, co giật thớ cơ, tic, đau cơ, cử động thất điều, đôi khi truỵ mạch, đột tử...

Rối loạn tâm thần: giãy giụa, vật vã, lẫn lộn, ảo giác kích thích tình dục. ..

Tai biến nguy kịch nếu dùng phôi hợp với thuốc ngủ, IMAO, aminazin, reserpin,...

Loại LSD:

Nôn mửa, thoáng ngất.

Rối loạn tác phong, tâm thần: rối loạn giác quan lo âu, tư tưởng tự sát, co giật kiểu động kinh. LSD còn có thể gây rối loạn  nhiễm sắc thể, bạch cầu cấp, quái thai...

Chất gây ức chế thần kinh (morphin, heroin)

Viêm màng tiếp hợp, sợ ánh sáng, viêm mũi, rối loạn tiêu hoá, đồng tử co. Tai biến do tiêm vội vàng không vô khuẩn: uốn ván,  nhiễm khuẩn huyết osler. Tắc mạch phổi, chán ăn, gầy sút. với liều cao, tiêm tĩnh mạch có thể gây ngừng thở, hôn mê (đồng tử co).

Rối loạn tác phong và tâm thần: lúc đầu giãy giụa kích thích sau lò đờ. Hay phạm tội khi thiếu thuốc.

Xử trí

Các tai biến chính cần cấp cứu:

Ngừng thở: ở trẻ em do dùng viên rửa có thuốc phiện, ở người nghiện do dùng quá liều, ở người suy hô hấp liều thường cũng gây nguy hiểm. Có thể bắt đầu bằng nhịp thở chậm, đồng tử co. Tình trạng thiếu oxy tế bào nặng có thể làm cho đồng tử giãn to. Các thuốc hưng phấn có thể gây hôn mê, co giật, truy mạch.

Xử trí: đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo là biện pháp tích cực khi có co giật, dùng diazepam tĩnh mạch hoặc barbituric nhanh. Đối với morphin, có thể dùng naloxon 0,5 - 1mg tĩnh mạch nhưng vẫn phải bảo đảm thông khí.

Nhiễm khuẩn do tiêm vội vàng không đảm bảo tiệt khuẩn:  nhiễm khuẩn máu, viêm gan virus, uôh ván, áp xe,  nhiễm HIV... Xử trí: như thường lệ nhưng không nên quên cơ địa xấu do nghiện ma tuý và tình trạng thực vật.

Hội chứng "thiếu thuốc" do thiếu ma tuý đột ngột: đau mình mẩy, chuột rút, ỉa chảy, nôn mửa, bỏ ăn, vã mồ hôi, cảm giác ròi bò trong xương mạch nhanh, sốt cao, mất ngủ, vật vã, đồng tử giãn, tình trạng mất nước.

Xử trí: không được dùng thuốc đối kháng hoặc cung cấp lại chất ma tuý cho bệnh nhân. Nên cho các thuốc an thần như aminazin phối hợp với truyền dịch bằng đường tĩnh mạch: huyết tương, albumin, glucose 20%. Cho thêm vitamin các loại, vì đó là những bệnh nhân gầy còm, thiếu dinh dưỡng.

Bệnh tâm thần cấp tính: ảo giác, lẫn lộn hoàn toàn (đối với các nhóm hưng phân) dẫn đến tư tưỏng tự sát hoặc sát nhân.

Xử trí: diazepam, aminazin, truyền dịch, barbituric tác dụng ngắn. Khám chuyên khoa tâm thần.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc Paracetamol

Paracetamol được chuyển hoá ở gan, liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Paracetamol còn gây độc cho thận.

Chọc hút dẫn lưu dịch màng phổi

Nối ống dẫn lưu với ống dẫn của máy hút hoặc ống nối. cố định ổng dẫn lưu vào da bằng một đường chỉ. Đặt một vòng chỉ chờ qua ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra.

Rối loạn cân bằng toan kiềm trong hồi sức cấp cứu

Hàng ngày, cùng với lượng acid bay hơi (CO2), cơ thể sinh ra khoảng 1mEq/L acid không bay hơi (ion hydro = H+) cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày do quý trình chuyển hóa.

Ngộ độc cóc

Mới đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó rối loạn tính kích thích ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, fluter thất, rung thất. Đôi khi có bloc nhĩ thất nhịp nút dẫn đến truỵ mạch.

Hội chứng tiêu cơ vân cấp

Sự giải phóng ào ạt vào máu của các lactat và các acid hữu cơ dẫn đến toan chuyển hóa máu nặng. Toan chuyển hóa làm giảm chức năng co bóp cơ tim, làm K+ trong tế bào ra ngoài.

Chẩn đoán sốc

Giảm cung lượng tim sẽ gây ra tăng bù trừ sức cản hệ thống mạch (sốc do tim hoặc giảm thể tích máu) có sự tham gia của hệ giao cảm và sự phóng thích catecholamin.

Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong ở trẻ em

Trẻ em ở mọi lứa tuổi, những trẻ có trọng lượng cơ thể từ 6, 7kg trở lên thường đạt kết qiuả tốt. Nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu quay sang phải.

Sốc giảm thể tích máu

Bên cạnh những thay đổi về huyết động, còn có các thay đổi về vận chuyển các dịch và nước trong lòng mạch và khoảng kẽ. Khi mới đầu có giảm thể tích máu.

Ngộ độc Meprobamat

Bệnh nhân nằm mê, không giãy giụa, chân tay mềm nhũn, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, khi hôn mê sâu, đồng tử giãn, hạ thận nhiệt, biên độ hô hấp giảm.

Lọc máu liên tục

Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn

Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước.

Các rối loạn nước và điện giải trong cơ thể

Gọi là hạ Na máu khi Na xuống dưới 130mmol/l. Ở bệnh nhân suy tim có phù, Na máu bằng 130 mmol/1 là vừa phải không cần điều chỉnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn và tâm phế mạn

Đánh giá mức độ phì đại hay giãn của tim phải không phải là dễ vì khó cụ thể hoá và trên thực tế người ta chỉ phát hiện được trên X quang mà thôi.

Cơn đau thắt ngực không ổn định

Trong 48h đầu: định lượng CPK hoặc tốt hơn nữa là định lượng iso-enzym MB của CPK. cần nhớ rằng CPK rất nhạy ngay trong giò đầu của nhồi máu cơ tim.

Ngộ độc các Digitalic

Các digitalic được chiết xuất từ lá cây mao địa hoàng, digitalis purpurea, digitalis lanata và một sô digitalis khác. Các hoạt chất chính của digitalis là các heterozid.

Ngộ độc Opi và Morphin

Ở người lớn, liều gây độc khoảng từ 0,03 - 0,05g morphin liều gây chết khoảng 0,10g morphin tiêm và 0,20 - 0,40g morphin uống. Với nhựa opi, liều gây chết khoảng 2g.

Ngộ độc Phospho vô cơ và Phosphua kẽm

Ngộ độc nhẹ gây suy tế bào gan cấp, suy thận cấp rối loạn thần kinh, có thể kết thúc bằng tình trạng sốc muộn sau 2 ngày. Vì vậy phải theo dõi sát bệnh nhân trong một hai tuần đầu.

Điều trị truyền dịch trong cấp cứu hồi sức

Đa số những người cần muối và điện giải qua tryền tĩnh mạch là do họ không có khả năng uống lượng dịch cần thiết để duy trì. Giới hạn chịu đựng của cơ thể cho phép mở rộng phạm vi một cách hợp lý trong xử trí miễn là chức năng thận bình thường để đảm nhiệm được khả năng điều hòa.

Mở khí quản: chỉ định, chống chỉ định trong hồi sức

Phẫu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mô rạch da theo đường dọc giữa cổ, đường rạch đi từ dưỏi cổ.

Các bệnh lý tăng hoặc giảm độ thẩm thấu máu

Sự phối hợp giữa toan chuyển hóa có khoảng trống ion điện tích âm với khoảng trống thẩm thấu vượt quá 10 mosm/kg là không đặc hiệu cho trường hợp uống phải rượu độc.

Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong theo đường Daily

Có thể lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra, tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào sâu 10 - 12 cm. Nốỉ ống thông với lọ dung dịch cho chảy nhanh đến khi ống thông hết máu.

Ngộ độc mật cá trắm

Nếu ngộ độc nhẹ: sang ngày thứ ba, thứ tư, nước tiểu xuất hiện mỗi ngày một nhiều. Suy thận cấp thể vô niệu đã chuyển thành thể còn nước tiểu.

Đặt ống thông màng bụng

Đặt gạc và cố định ống thông bằng băng dính hoặc chỉ để đề phòng bội nhiễm. Thủ thuật đặt ống thông màng bụng đã xong, chỉ định tiếp tục rửa màng bụng hay lọc màng bụng.

Hút dịch khí quản

Thầy thuốc cầm đầu ống thông đưa nhanh qua ống nội khí quản cho đến khi có phản xạ ho. Mở máy kéo ống thông từ từ ra ngoài vừa kéo vừa xoay đầu ống thông.

Các nguyên tắc xử trí ngộ độc

Khi chất độc đã vào cơ thể, phải tìm mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ ra khỏi cơ thể: qua đường tiêu hoá, tiết niệu, qua phổi và lọc ngoài thận.