- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn
Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn
Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Có hai loại cá độc
Loại gây ngộ độc khi dùng làm thức ăn.
Loại gây ngộ độc khi tiếp xúc, bị châm, bị cắn.
Cá độc đem dùng làm thức ăn có thể gây ngộ độc cấp.
Độc tính
Độc tính của cá có liên quan đến nhiều yếu tố:
Môi trường sống: cá nóc gây ngộ độc ở Việt Nam, Nhật Bản nhưng không gây ngộ độc ở Xênêgan.
Mùa: mùa cá đẻ nguy hiểm hơn.
Đường gây độc: máu cá có thể gây ngộ độc nếu tay bị thương trong lúc làm cá, nhưng thịt cá không gây độc, lúc nấu chín (cá đuối).
Tuổi của cá: cá càng to càng độc.
Các bộ phận của cá: thịt, phủ tạng, trứng, máu.
Triệu chứng ngộ độc cấp
Tuỳ theo loại cá, các độc tố có thể gây các loại triệu chứng sau:
Loại cá biển gây rối loạn thần kinh
Loại cá
Họ tetraođontidae: cá nóc (cá cầu, cá bóng, cá cóc).
Họ diodontidae (cá dím).
Họ molidae (cá mặt trời, cả mặt trăng).
Độc tính
Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước. Độc tố ức chế bơm Na - K và ức chế dẫn truyền thần kinh cơ.
Triệu chứng ngộ độc
Xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi ăn.
Khởi đầu: cảm giác tê mỏi đầu lưỡi, mỏi mặt đầu chi.
Vã mồ hôi, tiết nước dãi, sùi bọt mép, đồng tử co, hạ huyết áp.
Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó nuốt, khó nói.
Rối loạn thần kinh: đau ngực, cử động hỗn độn, co giật, liệt vận động nhãn cầu, liệt hô hấp rung giật cơ. Không có rối loạn ý thức.
Xử trí
Rửa dạ dày bằng dung dịch kiềm.
Chủ yếu là tiêm atropin và hô hấp nhân tạo điều khiển. Chống sốc (truyền dịch, noradrenalin, dopamin).
Loại cá biển gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh
Hội chứng ciguatera (cá Cigua, Turbopica)
Loại cá
Một số cá ở vùng nhiệt đối, tưởng là cá ăn được:
Grand barracuda (họ Sphyraenidae) ở Cu Ba.
Một số loại mật cá.
Một số loại cá thuộc họ Murenidae.
Độc tính
Các loại trên gây ngộ độc rất nặng (tử vong 10%). Độc tố có tác dụng ức chế men cholinesterase tích luỹ ở gan, mật, ruột. Có thể do cá ăn rong biển mang chất độc.
Triệu chứng ngộ độc
Khởi đầu trong vòng 30 phút sau khi ăn. Cá càng to ngộ độc càng nặng. Cảm giác tê, buồn ở mặt, miệng, mệt, thoáng ngất.
Rối loạn tiêu hoá dữ dội: nôn mửa, ỉa chảy.
Rối loạn thần kinh thực vật, vã mồ hôi, sốt.
Rối loạn thần kinh: tăng cảm giác da, nhức đầu, co giật.
Tử vong do suy tuần hoàn cấp hoặc suy hô hấp cấp.
Xử trí
Rửa dạ dày bằng nước có hydrocarbonat
Dùng thuốc kháng cholinesterase: atropin, PAM.
Truyền dịch chống suy tuần hoàn cấp.
Hô hấp nhân tạo nếu có rối loạn hô hấp.
Loại cá chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và gan thận
Loại cá
Phần lớn và các loại cá nước ngọt, hoặc đến mùa sinh đẻ từ biển ngược lên sông.. Đôi khi các cá này gây ngộ độc (trứng, tinh dịch, thịt...).
Đặc điểm ở nước ta, mật cá trắm rất độc. cá trắm có 2 loại cá trắm đen (mylopharyngodon piceus), cá trắm cỏ hay cá trăm trắng (stenopharyngodon idellus).
Mật của hai loại đều độc: cá càng to, mật càng độc (cá 3kg trở nên).
Ngoài ra một số các loại cá khác cũng có mật gây độc: cá chép, cá mè, cá trôi...
Độc tính
Mật cá gây viêm thận hay viêm gan khi có hội chứng gan thận bao giờ cũng nặng.
Triệu chứng
Khởi đầu: 1 giờ sau khi ăn hoặc sau khi nuốt mật cá trắm (theo phương pháp chữa bệnh cổ truyền).
Đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy.
Tình trạng của sốc giảm thể tích máu.
Trường hợp nặng: có thể viêm gan thận cấp, phù phổi cấp.
Xử trí
Hồi phục nước và điện giải trong giai đoạn đầu.
Dùng furosemid lọc ngoài thận khi có viêm gan thận. Nếu không đỡ, lọc ngoài thận.
Loại cá gây dị ứng kiểu Histamin
Loại cá
Tất cả các loại cá, nhất là cá biển, có thể gây dị ứng vổi những người có cơ địa đặc biệt.
Độc tính
Độc tính là histamin có nhiều trong thịt của cá, hoặc chỉ là kháng nguyên, một protein lạ gây dị ứng ở người ăn.
Triệu chứng
Giống như một sốc phản vệ, xuất hiện vài giờ sau khi ăn.
Khởi đầu: nhức đầu, khó chịu, mặt và người đỏ bừng.
Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ỉa lỏng.
Tình trạng dị ứng: mẩn ngứa, mày đay, cơn hen phế quản.
Xử trí
Kháng histamin tổng hợp và calci gluconat tiêm tĩnh mạch thường cũng đủ. Đôi khi phải dùng corticoid, adrenalin khi có hiện tượng giông sốc phản vệ.
Loại cá gây ảo giác
Loại cá
phần lớn là cá biển, thuộc họ Mugilidae, Acanthuidae...
Độc tính
Chưa rõ.
Triệu chứng
Sau khi ăn 1 - 2 giờ cảm giác say chóng mặt. Có ảo giác thị giác, thính giác. Khỏi hẳn sau 24 giờ.
Loại cá độc tố ở máu gây nhiễm độc qua vết thương
Loại cá
Họ Muraenidae (họ lươn), Anguillidae Petrimyonidae (họ mút đá), Rajidae (họ cá đuôi). Siluridae (họ cá trê).
Độc tính
Độc tố ở trong máu cá khi tiếp xúc với da có thể gây sưng, viêm. Khi vào cơ thể qua một vết thương có thể gây sốc. Dễ bị nhiệt độ phá huỷ.
Triệu chứng
Sưng viêm.
Khi độc tố qua vết thương vào máu có thể gây đau bụng, nôn mửa dữ dội, xanh tím, tình trạng sốc nhiễm độc rối loạn nhịp tim, viêm ống thận cấp.
Xử trí
Atropin, corticoid, chống sốc.
Nếu có viêm ống thận cấp, phải lọc ngoài thận
Bài viết cùng chuyên mục
Các nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu
Hồi sức cấp cứu có nghĩa là hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống của một bệnh cấp cứu nặng. Khi mời tiếp xúc với bệnh nhân cấp cứu, công việc của người thầy thuốc là phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân.
Mở khí quản: chỉ định, chống chỉ định trong hồi sức
Phẫu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mô rạch da theo đường dọc giữa cổ, đường rạch đi từ dưỏi cổ.
Ngộ độc khí gây kích thích và gây ngạt
Các khí độc kích thích các phế quản lốn gây co thắt, các phế quản nhỏ làm tăng tiết, tắc nghẽn, sung huyết và phù nề dẫn đến bội nhiễm nhanh chóng.
Ngộ độc cồn Metylic
Cồn methylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm, cồn methylic rất độc vì: Thải trừ chậm - chuyển hoá thành formol và acid formic. Liều gây chết người ở người lớn khoảng 30 - 100ml.
Bệnh học bại liệt
Liệt cơ hoành: bệnh nhân thở kiểu sườn trên, theo trục dọc. Ấn bàn tay vào vùng thượng vị, bảo bệnh nhân phồng bụng, không thấy bàn tay bị đẩy lên.
Ngộ độc Clo hữu cơ
Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.
Ngộ độc các Digitalic
Các digitalic được chiết xuất từ lá cây mao địa hoàng, digitalis purpurea, digitalis lanata và một sô digitalis khác. Các hoạt chất chính của digitalis là các heterozid.
Ngộ độc sắn
Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Để tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc.
Bóp bóng Ambu
Lau sạch miệng hay mũi nạn nhân, để người bệnh ở tư thế nằm ngửa, ưỡn cổ; lấy tay đẩy hàm dưới ra phía trước. Nối bình oxy với bóng Ambu, mở khoá oxy. Tốt nhất là để oxy 100%.
Ngộ độc các chất gây Methemoglobin máu
Xanh metylen có tác dụng kích thích hệ thống men khử reductase II (Khâu pentose: tiêm tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 10ml xanh metylen trong 500ml glucose.
Ngộ độc CS (hơi cay)
CS được chứa trong bình xịt dùng cho tự vệ cá nhân hoặc trong lựu đạn, bom hơi cay. Đậm độ cs thay đổi từ 1 đến 8% có khi 20% tuỳ theo mục tiêu sử dụng.
Quy trình kỹ thuật lọc máu ngắt quãng cấp cứu
Đa số các bệnh nhân lọc máu ngắt quãng cấp cứu cần có đường vào mạch máu bằng ống thông hai nòng và được đặt ở các tình trạng lớn để đảm bảo lưu lượng máu.
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
Điểm độc đáo của hội chứng này là xuất hiện đột ngột tiếp sau một bệnh lý ở phổi hay nơi khác trên một người không có bệnh phổi trước đó.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu
Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.
Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin
Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.
Ngộ độc Meprobamat
Bệnh nhân nằm mê, không giãy giụa, chân tay mềm nhũn, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, khi hôn mê sâu, đồng tử giãn, hạ thận nhiệt, biên độ hô hấp giảm.
Ngộ độc Phenol, Cresyl và dẫn chất
Ngộ độc nhẹ. Rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy. Rối loạn thần kinh và toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gầy sút nhanh. Tại chỗ: với dung dịch đặc, gây hoại tử hoặc hoại thư.
Toan chuyển hóa
Tăng acidlactic thường là hậu quả của ngộ độc rượu nặng, đái đường, viêm tuỵ cấp. Ngộ độc rượu nặng vừa có tăng ceton máu vừa có tăng acidlactic.
Ngộ độc cóc
Mới đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó rối loạn tính kích thích ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, fluter thất, rung thất. Đôi khi có bloc nhĩ thất nhịp nút dẫn đến truỵ mạch.
Ong đốt
Chỉ có ong cái là có ngòi. Ong nhà và ong bầu có ngòi dài 2 - 3 mm có gai, khi đốt để lại ngòi trong da. Đốt xong ong sẽ chết. Ong vò vẽ và ong bắp cày có ngòi ngắn nhẵn không có gai.
Ngộ độc các dẫn chất của acid salicylic
Kích thích trung tâm hô hấp ở tuỷ làm cho bệnh nhân thở nhanh (tác dụng chủ yếu). Nếu ngộ độc nặng kéo dài, tình trạng thở nhanh dẫn đến liệt cơ hô hấp.
Chẩn đoán sốc
Giảm cung lượng tim sẽ gây ra tăng bù trừ sức cản hệ thống mạch (sốc do tim hoặc giảm thể tích máu) có sự tham gia của hệ giao cảm và sự phóng thích catecholamin.
Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)
Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.
Thông khí bằng thở tự nhiên với áp lực dương liên tục ở đường dẫn khí (CPAP)
Kiểm tra vòng mạch hô hấp của máy, Fi02 và áp lực đường thở của máy. Fi02 sử dụng cho CPAP giống như Fi02 đã dùng cho người bệnh.
Ngộ độc Paracetamol
Paracetamol được chuyển hoá ở gan, liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Paracetamol còn gây độc cho thận.