- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Lọc máu liên tục
Lọc máu liên tục
Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Lọc máu liên tục là một trong các phương pháp điều trị thay thế thận được ứng dụng trong nhiều trường hợp. Nó có ưu điểm hơn hẳn so với lọc máu ngắt quãng bởi nó được tiến hành liên tục 24 h trong ngày, các chất cần đào thải cũng như lượng nước thừa của cơ thể được đào thải từ từ và liên tục trong cả ngày, chính vì vậy nó ít ảnh hưỏng đến huyết động do vậy nó rất cần thiết đối với các bệnh nhân ở khoa hồi sức là những bệnh nhân có huyết động không ổn định. Hơn nữa phương pháp này có khả năng kiểm soát mức giảm urê, creatinin tốt hơn so vối lọc máu ngắt quãng.
Chỉ định
Phương pháp lọc máu liên tục được chỉ định trong một số trường hợp chính sau:
Suy thận cấp.
Suy gan cấp.
Sốc nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân suy sụp đa phủ tạng.
Rốỉ loạn thăng bằng kiềm toan, rối loạn điện giải nặng.
Tăng thân nhiệt ác tính.
Một số trường hợp ngộ độc thuốc (lithium).
Bệnh nhân thừa dịch nhiều.
Chống chỉ đinh
Không có chống chỉ định tuyệt đối, cần cân nhắc trong trường hợp bệnh nhẩn có xuất huyết não.
Chuẩn bị
Nhân lực:
Hai kíp làm việc mỗi kíp gồm một bác sĩ, một y tá được đào tạo về kỹ thuật lọc máu liên tục.
Phương tiện:
Máy lọc máu liên tục: máy có các phương thức: siêu lọc (hemoíĩltration) và siêu lọc thẩm tách (hemodiaííltration).
Màng lọc: Cuprophane, Polysulíone, Polyacrylonitrile.
Dịch lọc: là dịch vô khuẩn.
Thành phần dịch lọc:
Na* |
Ca++ |
K+ |
Mg |
Glucose |
Lactate |
140mmol/l |
3mmol/l |
2mmol/l |
1,5mmol/l |
100mg/dl |
30mmol/l |
Dịch lọc chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhân được sử dụng phương thức siêu lọc thẩm tách.
Dịch thay thế:
Ringer lactate: thành phần: 135 mEq/1 Na+, 25 mEq/1 lactate, và 1,5 - 3 mEq/1 Ca++, có thể bổ sung thêm Magnesi nếu cần thiết .
Các vật liệu tiêu hao khác: dây lọc, ông thông hai nòng.
Chống đông: heparin.
Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Hổ sơ bệnh án theo quy định, bệnh nhân phải có đầy đủ các xét nghiêm: HIV, viêm gan, công thức máu, sinh hoá, tỷ lệ Prothrombin, sợi huyết...
Tiến hành
Đường vào mạch máu:
Các bệnh nhân lọc máu liên tục cần có đường vào mạch máu bằng ống thông hai nòng và được đặt ở các tĩnh mạch lớn để đảm bảo lưu lượng máu và sự thông thoáng của dòng máu trở về. Ông thông được đặt theo phương pháp Seldinger.
Đường tĩnh mach đùi: hay dùng nhất.
Ưu điểm: dễ thực hiện, đảm bảo lưu lượng máu tốt.
Tai biến: tụ máu do chọc nhầm vào động mạch đùi, thông động tĩnh mạch đùi.
Nhược điểm: không lưu được lâu và có thể gây nhiễm khuẩn, hoặc có thể gây tắc mạch.
Đường tĩnh mach cảnh trong:
Ưu điểm: ít tai biến trong khi đặt ông thông, ít gây tắc mạch và hầu như không gây chít hẹp mạch.
Tai biến: nhiễm khuẩn.
Đường tĩnh mach dưới đòn: ít dùng.
Ưu điểm: cố định ống thông tốt, chăm sóc theo dõi chỗ đặt Ống thông dễ dàng.
Tai biến: tràn khí, tràn máu màng phổi, .loạn nhịp tim, có thể gây tắc mạch và chít hẹp tĩnh mạch dưói đòn nếu lưu ống thông lâu. Khó cầm máu nếu chọc nhầm phải động mạch.
Thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể:
Bước 1: lắp màng lọc và dây vào máy lọc máu liên tục theo chỉ dẫn
Bước 2: đuổi khí, tương tự như phương pháp lọc máu ngắt quãng: thường dùng dung dịch natriclorua 0,9% có pha heparin 2000 đơn vị trong 1000ml.
Bước 3: kiểm tra hoạt động và an toàn của vòng tuần hoàn ngoài cơ thể.
Bước 4: nối đường động mạch với hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, khi máu đến bầu tĩnh mạch thì dừng bơm, sau đó nốì hệ thông tuần hoàn ngoài cơ thể với đường tĩnh mạch. Chú ý đốì với các bệnh nhân có huyết động không ổn định thì có thể nối đường động mạch và tĩnh mạch vối hệ thông tuần hoàn ngoài cơ thể tại cùng một thòi điểm để tránh tình trạng giảm thể tích tuần hoàn trong lòng mạch.
Bước 5: lựa chọn phương thức lọc máu liên tục, hai phương thức hay sử dụng là siêu lọc (hemoíiltration) và siêu lọc thẩm tách (hemodiaíỉltration). Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người thầy thuốc quyết định phương thức cho thích hợp.
Bước 6: đặt các thông số máy:
Siêu lọc (Hemofiltration): các thông sô" có thể đặt và điều chỉnh theo từng giờ.
Đặt tốc độ máu: thường bắt đầu 150ml/phút sau đó tăng * dần để đạt đến khoảng 250ml/phút.
Chống đông: rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến hiệu quả của cuộc lọc, thời gian sử dụng của màng đặc biệt là hạn chế tối đa biến chứng do dùng quá liều chống đông.
Heparin, liều tấn công: 2000 đơn vị, duy trì 500 đơn vị/h. Theo dõi chỉ sô" PTT (Partial Thromboplastin Time) ở đường máu động mạch và đường máu tĩnh mạch mỗi 4 giờ.
Duy trì PTT ở đường máu động mạch 40 - 45 giây.
Duy trì PTT ở đưòng máu tĩnh mạch >65 giây. Nếu PTT ở đường máu động mạch >45 giây, giảm tốc độ heparin xuống 100 đơn vị/h so với ban đầu.
Nếu PTT ở đưòng máu động mạch <40 giây, tăng tốc độ heparin lên 100 đơn vị/h so với ban đầu.
Đặt cân bằng dịch ra vào: nếu muốn lấy nưốc ra khỏi bệnh nhân thì đặt bilan âm, ví dụ: muốn rút 300ml thì ta đặt: - 300ml, máy sẽ rút khỏi cơ thể 300ml trong 1 giò. Ngược lại nếu muốn thêm dịch vào cơ thể bệnh nhân thì đặt bilan dương.
Đặt tốc độ dịch thay thế: 1000 - 1500ml/h. Dịch thay thế có thể vào ở trước màng lọc (predilution) hoặc có thể sau màng lọc (postdilution).
Siêu lọc thẩm tách (Hemodiaíĩltration):
Các thông số: tốc độ máu, chống đông, cân bằng dịch vào ra giống như phương thức siêu lọc.
Đặt tốc độ dịch lọc: 1500 - 2000ml/h.
Theo dõi trong quá trình lọc:
Bệnh nhân phải có bảng theo dõi: ý thức, mạch, huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm (nếu có), tình trạng hô hấp trong quá trình lọc máu.
Theo dõi các thông sô" máy: áp lực đường máu tĩnh mạch, áp lực xuyên màng, áp lực trong màng lọc.
Theo dõi xét nghiệm: điện giải đồ, khí máu, công thức máu (sô" lượng tiểu cầu), các xét nghiệm về đông máu.
Các biến chứng
Tụt huyết áp: có thể xảy ra nhưng ít hơn so vối lọc máu ngắt quãng, xử trí có thể truyền dịch muối sinh lý, dịch cao phân tử, hoặc dùng thuốc vận mạch.
Chảy mốu: thường do heparin đặc biệt ỏ các bệnh nhân có rối loạn đông máu (bệnh nhân sô"c nhiễm khuẩn có suy đa tạng), giảm tiểu cầu do heparin.
Nhiễm trùng: lọc máu kéo dài nhiều ngày có thể gây nhiễm trùng huyết do đường vào ở ống thông, dịch lọc, dịch thay thế, hoặc kỹ thuật làm không vô trùng.
Xử trí: dùng kháng sinh theo kinh nghiệm, kháng sinh đồ.
Bài viết cùng chuyên mục
Các rối loạn kali máu
Cam thảo và lợi tiểu làm mất kali gây tăng aldosteron thứ phát, làm tăng huyết áp, ngừng uống thuốc và cho kali sẽ hạ huyết áp nhanh chóng.
Ngộ độc các corticoid
Không gây ngộ độc cấp. Nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là khi dùng lâu. Loét dạ dày: có thể kèm theo thủng và xuất huyết. Nhiễm khuẩn và virus đặc biệt là làm cho bệnh lao phát triển. Gây phù do ứ nước và muối.
Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn
Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước.
Sốt rét ác tính (sốt rét nặng có biến chứng)
Các rối loạn thần kinh nổi bật là: rối loạn hành vi, rối loạn ý thức, hôn mê nhanh, đôi khi đột ngột, đôi khi co giật, liệt, mất vỏ, mất não.
Cấp cứu tràn khí màng phổi
Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp.
Các rối loạn calci máu (tăng hạ)
Mỗi ngày cơ thể chuyển hoá 25 mmol, thải trừ 20 mmol ra phân và 5 mmol ra nưóc tiểu. Tuyến giáp trạng làm cho Ca từ xương ra, còn vitamin D làm ngược lại.
Ngộ độc cấp thuốc chuột tầu (ống nước và hạt gạo đỏ)
Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/ 1 lần có thể nhắc lại đến 30mg, nếu vẫn không kết quả: thiopental 200mg tĩnh mạch/ 5 phút rồi truyền duy trì 1 - 2mg/kg/ giờ (1 - 2g/24 giờ).
Bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim
Cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xuất hiện sau gắng sức nhỏ, nhưng đôi khi không do gắng sức, kéo dài lâu hơn, hàng chục phút, các xét nghiệm có độ đặc hiệu thấp và độ nhậy thấp.
Ngộ độc Base mạnh
Các base thường gặp là: sút (NaOH), KOH, cacbua calci, vôi sống, xi măng, nước Javel, natri phosphat còn làm hạ calci máu.
Các nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu
Hồi sức cấp cứu có nghĩa là hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống của một bệnh cấp cứu nặng. Khi mời tiếp xúc với bệnh nhân cấp cứu, công việc của người thầy thuốc là phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân.
Đặt ống thông màng bụng
Đặt gạc và cố định ống thông bằng băng dính hoặc chỉ để đề phòng bội nhiễm. Thủ thuật đặt ống thông màng bụng đã xong, chỉ định tiếp tục rửa màng bụng hay lọc màng bụng.
Ngộ độc cá phóng nọc khi tiếp xúc
Da sưng viêm nặng loét, bội nhiễm. Nhiễm độc nặng có thể gây sốt, liệt, hôn mê bloc nhĩ thất, ức chế hô hấp, sốc nhiễm độc. Có thể gây tử vong.
Ngộ độc dẫn chất hữu cơ của chì
Liều gây chết: 70mg cho một người 50kg. Trên thực nghiệm thở chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/l.
Cơn đau thắt ngực không ổn định
Trong 48h đầu: định lượng CPK hoặc tốt hơn nữa là định lượng iso-enzym MB của CPK. cần nhớ rằng CPK rất nhạy ngay trong giò đầu của nhồi máu cơ tim.
Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin
Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.
Đặt ống thông vào động mạch
Theo dõi bàn tay người bệnh. Nếu bàn tay người bệnh nhợt đi là động mạch quay không có tuần hoàn nối với động mạch trụ, phải chuyển sang động mạch quay bên kia.
Ngộ độc cóc
Mới đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó rối loạn tính kích thích ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, fluter thất, rung thất. Đôi khi có bloc nhĩ thất nhịp nút dẫn đến truỵ mạch.
Ngộ độc Paracetamol
Paracetamol được chuyển hoá ở gan, liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Paracetamol còn gây độc cho thận.
Chẩn đoán và xử trí tăng áp lực nội sọ
Thể tích não có thể tăng mà chưa có tăng áp lực nội sọ vì có các cơ chế thích ứng (nưốc não tuỷ thoát về phía tuỷ sông, tăng thấm qua mạng nhện vào xoang tĩnh mạch dọc trên.
Say nóng
Sự bốc nhiệt ra ngoài da theo 4 yếu tố: dẫn truyền, lan toả, bức xạ và bốc hơi, sự bốc hơi nhiệt đó lại chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu bên ngoài.
Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản
Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.
Ngộ độc thuốc tím (Kali Pecmanganat)
Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày.
Ngộ độc Clo hữu cơ
Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.
Tiêm xơ điều trị chảy máu ổ loét dạ dày tá tràng
Khi nhìn thấy đầu ống thông ở trong dạ dày thì đưa ống đến trước ổ loét xác định vị trí tiêm. Sau đó người trợ thủ mới đẩy kim ra khỏi ông thông.
Chẩn đoán và xử trí hôn mê
Mỗi phút tổ chức não cần 3,5ml/100g oxy và glucose. Dự trữ đường ở não tiếp tục cung cấp đường cho não 2 phút sau khi ngừng tuần hoàn, nhưng ý thức mất đi ngay sau 8, 10 giây.