- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Điện giật
Điện giật
Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 wattsec. Vói 200 , 300ws trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Điện giật hàng năm làm chết hàng trăm người. Riêng trong công nghiệp, do làm ăn sơ xuất, chế độ an toàn lao động không được tôn trọng, nên nhiều người chết vì điện giật mà không được cấp cứu kịp thời, hoặc không biết xử trí đúng đắn. Trong việc xử trí điện giật, cần nắm vững hai phương châm: cấp cứu tại chỗ và kiên trì cấp cứu.
Sinh bệnh học
Dòng điện có nguy hiểm hay không tuỳ theo cường độ điện thế, thời gian tiếp xúc và điện trở của từng cá nhân.
Điện thế: dòng điện ít nguy hiểm nếu xoay chiều có điện thế dưới 24V và điện một chiều có điện thế dưới 50V. Dòng điện xoay chiều dùng trong thành phố từ 100 - 110V, 50 - 60 hertz cũng có thể gây chết như dòng điện xoay chiều 220V. Quan trọng ở đây là cường độ dòng điện.
Cường độ
Một dòng điện xoay chiều 60Hz, l,lmA chỉ giật nhẹ.
Một dòng điện xoav chiều 60Hz, 80mA đi qua vùng tim có thể gây tử vong.
Điện thế
Theo định luật Ohm, cường độ dòng điện phụ thuộc vào điện thế và điện trở:
Điện trở ở da thấp nếu da còn ướt (khi tắm hoặc sau khi tắm bị điện giật thì càng nguy hiểm). Điện trở còn thay đổi tuỳ theo vị trí tiếp xúc. Dòng điện nguy hiểm nhất khi đi qua trục của tim.
Thí dụ: vị trí tiếp xúc là tay trái và chân phải, vùng trước tim và lưng.
Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp xúc với dòng điện cũng quan trọng. Trên thực nghiệm (chó), rung thất chắc chắn sẽ xảy ra nếu cho dòng điện 110V đi qua trục của điện tim trong thời gian 1 phút.
Tần số
Dòng điện xoay chiều với tần số 50 - 60Hz, điện thế 110 - 220V hay gây rung thất.
Dòng điện cao tần lại ít nguy hiểm hơn. Dòng điện một chiều ít gây rung thất và chỉ gây tổn thương tim nếu quá 400 watt/sec. Vói 200 - 300w/s trong thời gian 0,01 đến 0,001 sec, dòng điện một chiều lại có tác dụng khử rung thất. Các kết quả nghiên cứu trên đã giúp ta hiểu được nguyên lý của vân đề khử rung nhĩ và rung thất.
Triệu chứng
Khi bị điện giật toàn bộ các cơ của bệnh nhân bị co giật mạnh gây ra hai tình huống.
Nạn nhân bị bắn ra xa vài mét, có thể bị chấn thương.
Nạn nhân như bị dính chặt vào nơi truyền điện: cần đề phòng bệnh nhân ngã gây thêm các chấn thương khi cắt điện.
Ngừng tim phổi: bệnh nhân có thể ngừng thở trước rồi ngừng tim sau: bệnh nhân xanh tím, tiếp theo là hôn mê (ngất tim), thông thường nhất là ngừng tuần hoàn do rung thất rồi ngừng tim.
Chẩn đoán ngừng tim phổi dựa vào các triệu chứng.
Ngất: mặt nạn nhân trắng bệch (ngất trắng) rồi tím dần, hôn mê, ngừng thở.
Mạch bẹn không bắt được.
Đồng tử giãn to.
Dòng điện cao thế có thể gây:
Bỏng, đôi khi bỏng rất nặng nếu điện thế càng cao và thời gian tiếp xúc càng dài. vết bỏng không đau không chảy máu, không chảy nước, không làm mủ, không đánh giá được tổn thương ở sâu.
Hội chứng suy thận sau sốc điện với điện cao thế: vài giờ sau khi bị điện cao thế giật, bệnh nhân đã hồi tỉnh bỗng nhiên đái được nước tiểu đỏ sẫm, và sau đó vô niệu. Xét nghiệm nước tiểu có thể thấy có myoglobin. Xét nghiệm máu có thể thấy CK tăng cao. Dòng điện cao thế có thể huỷ hoại tổ chức cơ phóng thích ra myoglobin làm tắc ống thận, gây viêm thận cấp.
Xử trí
Can thiệp nhanh, tại chỗ, chỉ có 3 phút để hành động. Cấp cứu liên tục.
Hồi sinh tim phổi
Phải tiến hành song song hồi sức tim mạch và hô hấp.
Nếu có máy khử rung, phải làm ngay không cần ghi điện tim.
Các động tác hồi sinh tim phổi tuỳ theo giai đoạn.
Tại chỗ:
Do người xung quanh phải thực hiện ngay:
Cắt điện: chú ý đề phòng nạn nhân ngã, đề phòng điện giật người hàng loạt.
Hô hấp miệng miệng.
Đấm vào vùng trước tim 5 cái.
Nếu tim không đập lại, phải bóp tim ngoài lồng ngực 15 lần bóp tim 2 lần hô hấp miệng miệng, tiếp tục làm cho đến khi kíp cấp cứu lưu động đến.
Khi cấp cứu lưu động đến: thay thế hô hấp miệng miệng bằng mặt nạ có oxy nối với bóng Ambu. Làm sốc điện tại chỗ, rồi chuyển nạn nhân đến trạm cấp cứu hoặc trung tâm cấp cứu.
Ở trạm hoặc trung tâm cấp cứu:
Đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo có oxy.
Tiếp tục bóp tim nếu tim chưa đập trở lại.
Ghi điện tim và theo dõi điện tim trong 24 giờ liền vì bệnh nhân có thể rung thất lại.
Hồi sức thể dịch
Chống toan chuyển hoá bằng natri bicarbonat 1,4% 500ml truyền dịch tĩnh mạch.
Chống sốc bằng truyền dịch, dopamin.
Chống rối loạn điều hoà thân nhiệt sau ngừng tim, thiếu oxy não bằng đông miên liệu pháp.
Chống suy thận cấp, vô niệu bằng furosemid. Lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo. Hạn chế nước nhưng khi chưa có vô niệu phải tăng cường bài tiết sao cho nước tiểu đạt 200ml/giờ ở người lớn.
Bài viết cùng chuyên mục
Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày
Nối túi đựng thức ăn lỏng vối ông thông; điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với lượng calo. Tính trọng lượng cơ thể lý thuyết đơn giản
Thông khí nhân tạo với BIPAP
Nếu người bệnh không thở tự nhiên có thể thông khí nhân tạo xâm nhập với phương thức BIPAP để Vt = .10ml/kg. PEEP 5 cm nước.
Đặt ống thông rửa dạ dày để cầm máu
Cho 200ml dịch mỗi lần chảy qua hệ thống làm lạnh (đảm bảo + 5°C) vào dạ dày người bệnh. Chờ 5 - 10 phút tháo cho dịch chảy ra vào chậu hứng dưới đất.
Phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương
Vì các mao mạch phổi không có cơ tròn trước mao mạch nên áp lực chênh lệch giữa động mạch phổi và mao mạch phổi phản ánh áp lực nhĩ trái.
Các nguyên tắc và biện pháp xử trí sốc nói chung
Truyền nhanh trong sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn, truyền chậm và dùng thuốc trợ tim hoặc vận mạch trong sốc do tim.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu
Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.
Hội chứng tiêu cơ vân cấp
Sự giải phóng ào ạt vào máu của các lactat và các acid hữu cơ dẫn đến toan chuyển hóa máu nặng. Toan chuyển hóa làm giảm chức năng co bóp cơ tim, làm K+ trong tế bào ra ngoài.
Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)
Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.
Chứng porphyri cấp
Chứng porphyri cấp từng đợt, chứng coproporphyri gia truyền và chứng pornhyri variegata là 3 loại porphyri gan - có thể gây ra những bệnh cảnh cấp cứu giống như viêm nhiều rễ thần kinh.
Cấp cứu say nắng
Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hoà thân nhiệt bị chấn động đả kích.
Thôi thở máy
Hút đờm ở nhiều tư thế thử để người bệnh ở phương thức SIMV nếu có phương thức này trên máy. Theo dõi trong 15, 30 phút, nếu không có dấu hiệu suy hô hấp cấp.
Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi
Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.
Đại cương về liệt ngoại vi
Liệt thần kinh ngoại vi xuất hiện đột ngột và có kèm hội chứng não cấp thường gặp trên lâm sàng nhưng không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán được cụ thể ngay từng nguyên nhân.
Thủ thuật Heimlich
Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị.
Ngộ độc nấm độc
Viêm gan nhiễm độc: vàng da, GPT tăng cao, phức hợp prothrombin giảm. Hiệu giá của GPT tỷ lệ với tình trạng hoại tử tế bào gan và có ý nghĩa tiên lượng bệnh.
Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông (VT) tăng dần
Nếu người bệnh có chiều cao và trọng lượng thấp (nam cao dưối l,6m, nặng dưới 55 kg; nữ cao dưói l,5m, nặng dưổi 50 kg) thì Vt tăng mỗi ngày là 50ml, lưu lượng dòng tăng mỗi ngày là 5 lít/phút.
Ngộ độc dẫn chất hữu cơ của chì
Liều gây chết: 70mg cho một người 50kg. Trên thực nghiệm thở chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/l.
Ngộ độc phụ tử
Sau khi nhấm một ngụm rượu phụ tử, bệnh nhân nhận thấy có rối loạn cảm giác, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác ở lưỡi.
Chẩn đoán và xử trí hôn mê
Mỗi phút tổ chức não cần 3,5ml/100g oxy và glucose. Dự trữ đường ở não tiếp tục cung cấp đường cho não 2 phút sau khi ngừng tuần hoàn, nhưng ý thức mất đi ngay sau 8, 10 giây.
Bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim
Cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xuất hiện sau gắng sức nhỏ, nhưng đôi khi không do gắng sức, kéo dài lâu hơn, hàng chục phút, các xét nghiệm có độ đặc hiệu thấp và độ nhậy thấp.
Ngộ độc các chất ma túy (opiat)
Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.
Cơn cường giáp
Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.
Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản
Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.
Ngộ độc Base mạnh
Các base thường gặp là: sút (NaOH), KOH, cacbua calci, vôi sống, xi măng, nước Javel, natri phosphat còn làm hạ calci máu.
Ngộ độc Carbon sulfua
Carbon sulfua tan trong mỡ vì vậy độc chất tác hại chủ yếu lên thần kinh, Ngoài ra carbon sulfua còn gây ra tình trạng thiếu vitamin B1.