Đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn phương pháp chọc Troca qua da

2014-09-30 08:24 PM

Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10,12cm

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Luồn được một ống thông vào tĩnh mạch trung ương qua tĩnh mạch dưới đòn.

Chỉ định

Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Truyền dịch, thuốc.

Nuôi dưõng.

Thông tim, đo áp lực buồng tim.

Tạo nhịp tim.

Lọc máu, lọc huyết tương.

Chống chỉ định

Tiểu cầu dưới 60.000/mm3.

Rối loạn đông máu: thòi gian máu chảy trên 9 phút, thòi gian máu đông trên 5 phút.

Huyết khối tĩnh mạch trung tâm.

Tràn khí màng phổi toàn thể.

Giãn phế nang quá mức.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc chuyên khoa sơ bộ được đào tạo tại trung tâm hồi sức cấp cứu tuyến trung ương.

Bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu.

Y tá (điều dưỡng) hồi sức cấp cứu đã phụ bác sĩ làm thủ thuật ít nhất một lần. Bác sĩ rửa tay, đeo găng vô khuẩn, đội mũ vô khuẩn.

Phương tiện

Khăn mổ vô khuẩn có lỗ 40x60cm để phủ nơi chọc.

Khăn mổ vô khuẩn 60 - 80cm để trải bàn thủ thuật.

Các dụng cụ khử khuẩn.

Bơm tiêm nhựa 5ml, kim dài 5cm để gây tê.

Kim tiêm tĩnh mạch dài 5cm làm kim chọc thăm dò.

Bộ ống nối.

Chỉ khâu 2 - 0 có gắn kim.

Kéo nhỏ hoặc dao cắt.

Õng thông nhựa 20 - 30cm X 1,5 - 2mm.

Các dụng cụ đặt catheter điện cực buồng tim hoặc catheter Swan Ganz.

Dung dịch cần truyền.

Dụng cụ và thuốc cấp cứu

Bộ chống sốc phản vệ.

Bộ cấp cứu ngừng tim (bóng Ambu, bơm tiêm nhựa, kim dài, adrenalin).

Máy ghi điện tim và máy tạo nhịp tim để kích thích tim (nếu có chỉ định).

Người bệnh

Người bệnh tỉnh: được giải thích lợi ích đặt ống thông, cảm giác khó chịu khi đặt.

Ngưòi bệnh hôn mê: báo cho gia đình.

Cho người bệnh hoặc thân nhân viết giấy tự nguyện xin làm thủ thuật.

Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, bảng theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

Bác sĩ đọc lại bệnh án, xem lại chỉ định, ghi chép tóm tắt lý do chỉ định thủ thuật vào bản tường trình làm thủ thuật.

Bác sĩ khám lại người bệnh.

Các bước tiến hành

Tư thế người bệnh

Nằm đầu thấp, ưõn cổ, buộc tay.

Quá giãy giụa hoặc hốt hoảng, có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch diazepam 5 - lOmg hoặc midazolam lmg TM trong 30 giây.

Tiêm atropin 1/4mg tĩnh mạch nếu phản xạ xoang cảnh quá mạnh (đề phòng khi làm thủ thuật thất bại phải chuyển sang tĩnh mạch cảnh trong).

Kỹ thuật

Nơi chọc: ở vị trí 1/3 trong và 2/3 ngoài dưói xương đòn hướng đầu kim về phía trước mỏm vai bên đối diện.

Tiến hành

Khử khuẩn vùng chọc, vùng thượng đòn và hạ đòn. Gây tê tại chỗ, trải khăn mổ vô khuẩn.

Lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra (chú ý chỉ chọc khi bệnh nhân thỏ ra). Tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào kim một đoạn khoảng 10-12cm. Nối ốhg thông với lọ dung dịch cho chảy nhanh đến khi ống thông hết máu.

Cố định ống thông bằng kim chỉ lanh. Dán tấm băng dính trong. Bỏ gối kê vai.

Ghi chép kết quả làm thủ thuật, các biến chứng và cách xử trí.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

Tình trạng toàn thân trong khi làm thủ thuật.

Theo dõi tại giường cấp cứu sau khi đặt catheter, giờ thứ 1 giờ thứ 2, giờ thứ 3.

Tiếp tục theo dõi 3 giờ/ lần để phát hiện các dấu hiệu tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi chậm, chảy máu, tắc hoặc tuột ống thông...

Xử trí

Giông như xử trí các biến chứng của thủ thuật đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong qua đường Daily.

Nhiễm khuẩn

Chảy máu

Đứt ống thông.

Chọc vào đỉnh phổi.

Chọc vào động mạch dưới đòn.

Tắc mạch phổi, mạch vành do hơi.

Tuột ống thông trong khi truyền dịch.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc Meprobamat

Bệnh nhân nằm mê, không giãy giụa, chân tay mềm nhũn, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, khi hôn mê sâu, đồng tử giãn, hạ thận nhiệt, biên độ hô hấp giảm.

Tai biến chảy máu do dùng thuốc chống đông

Đáng sợ nhất là chảy máu não, nhất là tụ máu dưới màng cứng, xảy ra ở người đang dùng thuốc chống đông, xảy chân ngã không mạnh.

Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản

Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.

Ngộ độc Carbon sulfua

Carbon sulfua tan trong mỡ vì vậy độc chất tác hại chủ yếu lên thần kinh, Ngoài ra carbon sulfua còn gây ra tình trạng thiếu vitamin B1.

Đặt ống thông vào động mạch

Theo dõi bàn tay người bệnh. Nếu bàn tay người bệnh nhợt đi là động mạch quay không có tuần hoàn nối với động mạch trụ, phải chuyển sang động mạch quay bên kia.

Ngộ độc Base mạnh

Các base thường gặp là: sút (NaOH), KOH, cacbua calci, vôi sống, xi măng, nước Javel, natri phosphat còn làm hạ calci máu.

Ngộ độc Barbituric

Barbituric tác dụng nhanh để hòa tan trong mỡ hơn barbituric chậm, vì vậy do sự phân chia lại nhanh vào tổ chức mỡ, chỉ 30 phút sau khi tiêm.

Ngộ độc cấp thuốc chuột tầu (ống nước và hạt gạo đỏ)

Tiêm diazepam 10mg tĩnh mạch/ 1 lần có thể nhắc lại đến 30mg, nếu vẫn không kết quả: thiopental 200mg tĩnh mạch/ 5 phút rồi truyền duy trì 1 - 2mg/kg/ giờ (1 - 2g/24 giờ).

Ngộ độc nấm độc

Viêm gan nhiễm độc: vàng da, GPT tăng cao, phức hợp prothrombin giảm. Hiệu giá của GPT tỷ lệ với tình trạng hoại tử tế bào gan và có ý nghĩa tiên lượng bệnh.

Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong theo đường Daily

Có thể lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra, tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào sâu 10 - 12 cm. Nốỉ ống thông với lọ dung dịch cho chảy nhanh đến khi ống thông hết máu.

Ngộ độc phụ tử

Sau khi nhấm một ngụm rượu phụ tử, bệnh nhân nhận thấy có rối loạn cảm giác, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác ở lưỡi.

Các nguyên tắc xử trí ngộ độc

Khi chất độc đã vào cơ thể, phải tìm mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ ra khỏi cơ thể: qua đường tiêu hoá, tiết niệu, qua phổi và lọc ngoài thận.

Các rối loạn calci máu (tăng hạ)

Mỗi ngày cơ thể chuyển hoá 25 mmol, thải trừ 20 mmol ra phân và 5 mmol ra nưóc tiểu. Tuyến giáp trạng làm cho Ca từ xương ra, còn vitamin D làm ngược lại.

Các nguyên tắc và biện pháp xử trí sốc nói chung

Truyền nhanh trong sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn, truyền chậm và dùng thuốc trợ tim hoặc vận mạch trong sốc do tim.

Bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim

Cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xuất hiện sau gắng sức nhỏ, nhưng đôi khi không do gắng sức, kéo dài lâu hơn, hàng chục phút, các xét nghiệm có độ đặc hiệu thấp và độ nhậy thấp.

Cấp cứu sốc phản vệ

Là một phản ứng kháng nguyên, trong đó yếu tô kích thích là dị nguyên, antigen hay allergen với kháng thể đặc biệt IgE của cơ thể được tổng hợp từ tương bào.

Cơn hen phế quản ác tính

Hen phế quản là một bệnh rất thông thường trên thế giới chiếm tỷ lệ 1 - 4% dân sô". Hen phê quản có thể tử vong do cơn hen phế quản ác tính gây suy hô hấp cấp (50%) và đột tử (50%).

Cấp cứu tràn khí màng phổi

Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp.

Ngạt nước (đuối nước)

Ngất trắng giống như tình trạng sốc nặng không gây ngừng tim ngay. Nếu may mắn lúc này nạn nhân được vớt lên và được cấp cứu ngay thì dễ có khả năng hồi phục vì phổi chưa bị sặc nước.

Cấp cứu suy thận cấp

Trong một số trường hợp suy thận cấp có tiên lượng nhẹ, nhưng suy thận cấp xuất phát từ những bệnh nhân cực kỳ nặng đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu thưòng là rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao.

Ngộ độc Acid mạnh

Không rửa dạ dày vì gây thủng và làm lan rộng tổn thương. Không trung hoà bằng bicarbonat vì ít tác dụng lại làm dạ dày trướng hơi, do phát sinh nhiều C02 tạo điều kiện cho thủng dạ dày.

Sâu ban miêu

Đôi khi có dấu hiệu xuất huyết toàn thân, tình trạng sốt nặng rồi tử vong. Tình dục bị kích thích trong trưòng hợp ngộ độc nhẹ, nhưng không xuất hiện trong trường hợp nặng.

Các hội chứng lớn trong ngộ độc cấp

Hôn mê có co giật thường có trong một số trường hợp ngộ độc làm ảnh hưởng đến thông khí có thể gây tổn thương não không hồi phục. Đó là một chỉ định hô hấp nhân tạo cấp bách.

Ngộ độc cá phóng nọc khi tiếp xúc

Da sưng viêm nặng loét, bội nhiễm. Nhiễm độc nặng có thể gây sốt, liệt, hôn mê bloc nhĩ thất, ức chế hô hấp, sốc nhiễm độc. Có thể gây tử vong.

Ngộ độc sắn

Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Để tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc.