- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản
Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản
Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mục đích
Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn. Đó là một thủ thuật rất thông dụng trong hồi sức cấp cứu và gầy mê hồi sức, đặc biệt là khi cần khẩn trương.
Chỉ định
Giống như chỉ định của đặt ống nội khí quản mò.
Chống chỉ định
Sai khớp hàm.
U vòm họng.
Vỡ xương hàm.
Phẫu thuật vùng hàm họng.
Chuẩn bị
Đã nêu ở trong phần đặt ống nội khí quản mò. Chuẩn bị thêm các thuốc gây tê và gây mê theo yêu cầu của thầy thuốc.
Các bước tiến hành
Vô cảm: nếu người bệnh tỉnh.
Gây tê tại chỗ
Tiêm tĩnh mạch xylocain 1,5mg/kg 3 phút trước khi đặt ống nội khí quản hoặc xịt xyiocain 4% vào lưỡi, họng và thanh môn, hoặc khí dung qua mặt nạ 4ml xylocain 4% hoà với 1ml phenylephrin. Nếu vẫn còn dấu hiệu co thắt, không luồn ống qua thanh môn được: tiêm tại chỗ 2ml 2% xylocain dưói sừng phải và sừng trái của sụn móng hoặc tiêm 4ml xylocain qua màng nhẫn giáp.
Gây mê: phối hợp hoặc dùng riêng rẽ.
Fentanyl 1-1,5 pg/kg, tĩnh mạch.
Midazolam 0,3 mg/kg, tĩnh mạch.
Gây bloc thần kinh cơ.
Succinylcholin 0,1-1 mg/kg, tĩnh mạch; không dùng cho người bệnh tăng kali máu.
Phối hợp hay không với vecuronium, pancuronium.
Kỹ thuật
Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.
Đưa dần lưỡi đèn xuôhg dưói để tìm nắp thanh môn. Nâng lưỡi đèn 45° sẽ thấy nắp thanh môn.
Dùng lưỡi đèn đẩy nắp thanh môn lên trên để bộc lộ hai dây thanh đới. Tay phải cầm ống nội khí quản đẩy vào giữa hai dây thanh đới, sao cho bóng chèn chui hẳn vào trong khí quản. Hơi thở người bệnh sẽ phụt mạnh ra đầu ngoài của ống. Dùng bóng Ambu lắp vào ống kiểm tra xem khí đã vào đến phổi?
Nếu lần đầu luồn ống thông không kết quả, nên xem lại vị trí đầu của người bệnh. Mỗi lần đặt ống không kéo dài quá 20 giây.
Luồn một vỏ bơm tiêm nhựa đã cắt đầu qua ống nội khí quản để người bệnh khỏi cắn vào ống. cố định ống nội khí quản. Hút đờm. Có'thể dùng canun Guedel để ngáng miệng.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi
Kiểm tra vị trí của ống nội khí quản bằng chụp X quang phổi. Đầu Ống phải ở giữa hai đầu xương đòn, khoảng 1/3 giữa khí quản.
Điện tim.
Đo áp lực khí trong máu.
Độ bão hòa oxy trong máu.
Xử trí
Ngừng tim đột ngột do co thắt thanh môn quá mạnh, do phản xạ: đấm mạnh vào vùng trước tim nhiều lần, tiếp tục bóp bóng Ambu qua ống nội khí quản với oxy 100%. Cấp cứu ngừng tim.
Chảy máu do chấn thương họng, nắp thanh môn: bơm căng bóng chèn, chèn gạc chỗ chảy máu.
Phù nề nắp thanh môn và dây thanh đới, kiểm tra các biến chứng này trước khi rút ống.
Nhiễm khuẩn phổi phế quản sau 24 giờ: kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh chống vi khuẩn Gram âm.
Bài viết cùng chuyên mục
Quy trình kỹ thuật lọc máu ngắt quãng cấp cứu
Đa số các bệnh nhân lọc máu ngắt quãng cấp cứu cần có đường vào mạch máu bằng ống thông hai nòng và được đặt ở các tình trạng lớn để đảm bảo lưu lượng máu.
Chọc hút qua màng nhẫn giáp
Là thủ thuật lấy bệnh phẩm trong khí phế quản để xét nghiệm chẩn đoán tế bào học, vi khuẩn, ký sinh vật bằng một ông thông luồn qua kim chọc qua màng nhẫn giáp để hút dịch khí phế quản hoặc rửa khí phế quản với một lượng dịch nhỏ hơn hoặc bằng 10ml.
Cơn cường giáp
Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.
Bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim
Cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xuất hiện sau gắng sức nhỏ, nhưng đôi khi không do gắng sức, kéo dài lâu hơn, hàng chục phút, các xét nghiệm có độ đặc hiệu thấp và độ nhậy thấp.
Hội chứng suy đa tạng
MODS là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh nhân đang hồi sức cấp cứu, do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay đa chấn thương, bỏng.
Viêm nhiều rễ dây thần kinh
Tổn thương giải phẫu bệnh rất giống tổn thương trong viêm dây thần kinh câp thực nghiệm bằng cách tiêm cho con vật một tinh chất của dây thần kinh ngoại vi.
Ngộ độc Quinidin
Quinidin ức chế sự chuyển hoá của các tế bào, đặc biệt là tế bào tim: giảm tính kích thích cơ tim, giảm tính dẫn truyền cơ tim làm kéo dài thời gian trơ và làm QRS giãn rộng.
Ngộ độc Aceton
Aceton được dùng để hòa tăng áp lực nội sọ nhiều chất dùng trong gia đình (gắn gọng kính, gắn cánh quạt nhựa cứng, làm thuốc bôi móng tay, lau kính...) Aceton gây ngộ độc qua đường hô hấp vì chất bay hơi.
Ngộ độc các chất ma túy (opiat)
Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.
Cai thở máy
Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây. Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV trước khi tháo máy.
Ngộ độc dẫn chất hữu cơ của chì
Liều gây chết: 70mg cho một người 50kg. Trên thực nghiệm thở chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/l.
Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày
Nối túi đựng thức ăn lỏng vối ông thông; điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với lượng calo. Tính trọng lượng cơ thể lý thuyết đơn giản
Ngộ độc Phenol, Cresyl và dẫn chất
Ngộ độc nhẹ. Rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, buồn nôn, ỉa chảy. Rối loạn thần kinh và toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, gầy sút nhanh. Tại chỗ: với dung dịch đặc, gây hoại tử hoặc hoại thư.
Lọc máu liên tục
Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Sốc giảm thể tích máu
Bên cạnh những thay đổi về huyết động, còn có các thay đổi về vận chuyển các dịch và nước trong lòng mạch và khoảng kẽ. Khi mới đầu có giảm thể tích máu.
Ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất
Viêm phổi thường là hai bên, ở hai vùng đáy, thường kèm theo phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi tràn khí màng phổi. Viêm phổi có thể bội nhiễm và áp xe hoá.
Ngộ độc Carbon monoxyt (CO)
Carbon monoxyt là sản phẩm của sự đốt cháy carbon không hoàn toàn. Đó là một khí không màu, không mùi, tỷ trọng gần giống không khí và khuyếch tán nhanh.
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
Điểm độc đáo của hội chứng này là xuất hiện đột ngột tiếp sau một bệnh lý ở phổi hay nơi khác trên một người không có bệnh phổi trước đó.
Hít phải dịch dạ dày
Dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng phụ thuộc vào thể tích và pH dịch vị cũng như có hay không các yếutố như: hít trên 25 ml dịch vị ở người lớn.
Thay huyết tương bằng máy
Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu ở người đái tháo đường
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu hay gặp ở bệnh nhân già có đái tháo đường không phụ thuộc insulin, tuy nhiên hôn mê tăng áp lực thẩm thấu có thể đã bị hôn mê có toan cêtôn máu.
Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt
Ngoài thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu, kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả của bóp tim (hai lần kiểm tra một lần). Tiếp tục thực hiện đến khi mạch đập trở lại hoặc có thêm đội ứng cứu.
Ngộ độc cóc
Mới đầu huyết áp cao, nhịp tim nhanh, có thể do bufotonin. Sau đó rối loạn tính kích thích ngoại tâm thu thất, cơn nhịp nhanh thất, fluter thất, rung thất. Đôi khi có bloc nhĩ thất nhịp nút dẫn đến truỵ mạch.
Các hội chứng lớn trong ngộ độc cấp
Hôn mê có co giật thường có trong một số trường hợp ngộ độc làm ảnh hưởng đến thông khí có thể gây tổn thương não không hồi phục. Đó là một chỉ định hô hấp nhân tạo cấp bách.
Ngộ độc các dẫn chất của phenothiazin
Bệnh nhân suy gan dễ bị ngộ độc. Liều cao vừa phải gây hôn mê có tăng trương lực cơ, cứng hàm, nhưng không có rối loạn hô hấp. Liều rất cao, gây hôn mê sâu, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt.