Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi

2014-10-02 08:36 PM

Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi là luồn một ống nội khí quản (thường là lỗ mũi phải nếu sử dụng tay phải) đẩy qua thanh môn vào đến khí quản.

Đặt mò là thủ thuật đôi khi rất lợi vì không cần đèn soi thanh quản nhưng cần phải có kỹ thuật điêu luyện thực hiện cho người bệnh tỉnh.

Chỉ định

Giải phóng đường hô hấp khi có tắc.

Bảo vệ đường hô hấp ở người bệnh hôn mê, hoặc liệt thanh quản.

Hút rửa phế quản qua ống nội khí quản.

Hỗ trợ hô hấp bằng bóng Ambu hay máy thở.

Chống chỉ định

Đang có viêm mũi, phì đại cuốn mũi, viêm xoang.

Bệnh rối loạn đông máu hay giảm tiểu cầu.

Sốt xuất huyết.

Chảy nước não tuỷ qua xương sàng.

Chấn thương mũi hàm.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một bác sĩ chuyên khoa I hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức có kinh nghiệm làm nhiều lần thủ thuật này.

Một bác sĩ chuyên khoa sơ bộ về hồi sức cấp cứu đã được đào tạo.

Phương tiện

Ông nội khí quản có bóng chèn ỏ người lớn, có 3 cỡ liền nhau: 6,5 - 7 và 7,5.

Đèn soi thanh quản.

Nòng dẫn.

Bóng Ambu.

Máy hút đờm.

Ống nghe, máy đo huyết áp.

Monitor (nếu có) theo dõi nhịp tim, Sp02 (pulse oximeter)

Thuốc tê.

Oxy

Người bệnh

Tư thế: nằm ngửa, ưỡn cổ.

Được giải thích cặn kẽ cách làm, người bệnh sẽ không nói đượo trong khi đặt ống.

Các bước tiến hành

Tiêm diazepam, midazolam tĩnh mạch.

Bôi mỡ xylocain quanh ống thông hoặc mỡ tronothane.

Luồn ống thông vào lỗ mũi, mặt vát về phía cuốn mũi, đẩy nhẹ nhàng thẳng góc với mặt và dọc theo trần trên của sống mũi. Khi cảm thấy đẩy nhẹ hẳn đi, đó là lúc ống thông đã vào đến họng. Nâng đoạn ống bên ngoài lên phía trên đẩy ống xuống phía thanh môn.

Di chuyển nhẹ nhàng vị trí của ống, chú ý nghe hơi thở của người bệnh đi qua ống, ở vị trí hơi mạnh nhất là ởng thông đã đến trước thanh môn.

Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.

Nếu không thấy hơi phụt ra, đặt ống nghe ở thượng vị, bóp bóng Ambu nghe thấy tiếng thổi, là ống thông đã vào dạ dày. Rút lui ống thông và để người bệnh ưỡn cổ hơn.

Nếu không thấy hơi phụt ra, không nghe thấy tiếng thổi ở vùng thượng vị: là ống thông đã vào xoang lê. Rút lui ống thông, nhác đầu người bệnh lên vừa đẩy ống thông vào sâu ở vị trí hơi phụt ra ngoài mạnh nhất. Nếu vẫn không kết quả, lấy kẹp Magill kéo lưỡi ra ngoài miệng rồi lại tiếp tục kiểm tra bằng bóng Ambu xem hơi có vào đều hai phổi không. Cố định ống nội khí quản bằng dây vải buộc quanh đầu, một bên vòng qua vành tai phía trên, một bên vòng qua vành tai phía dưới. Hút dòm.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

Kiểm tra chụp X quang phổi: vị trí của ống thông phải ỏ giữa hai đầu xương đòn. Nếu thấy xẹp phổi một bên, phải rút lui ổhg thông vài cm.Nghe phổi hai bên.

Thường xuyên kiểm tra vị trí của ống thông, đánh dâ'u bằng một vài vòng băng dính.

Xử trí

Chảy máu cam: để nguyên, nhỏ vài giọt thuốc co mạch như naphazoline vào mũi.

Viêm xoang sau 2 - 3 ngày, sốt, chảy nước mũi nhiều , có mủ: kháng sinh.

Chảy máu do chấn thương họng, thanh môn.

Phù nề thanh môn: khí dung corticoid, tạm thời tháo bóng chèn khi làm khí dung, tạm thời ngứng thở máy trong khi khí dung, nếu có thể được.

Nhiễm khuẩn phổi - phế quản: kháng sinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Điều trị truyền dịch trong cấp cứu hồi sức

Đa số những người cần muối và điện giải qua tryền tĩnh mạch là do họ không có khả năng uống lượng dịch cần thiết để duy trì. Giới hạn chịu đựng của cơ thể cho phép mở rộng phạm vi một cách hợp lý trong xử trí miễn là chức năng thận bình thường để đảm nhiệm được khả năng điều hòa.

Ngộ độc cồn Etylic (rượu)

Tình trạng giảm thông khí phế nang do ức chế trung tâm hô hấp, do tăng tiết khí quản, ứ đọng đờm dãi dẫn đến thiếu oxy tổ chức, cuối cùng là toan chuyển hoá.

Đặt ống thông vào mạch máu bằng phương pháp Desilet

Địa điểm chọc kim: dưới cung đùi 2cm, phía trong động mạch đùi 5mm. Kim hướng lên trên, theo một góc 30° với mặt da về phía rốn. Chọc sâu 5 - 10mm, đôi khi 20 - 30mm ở người béo.

Ngộ độc mật cá trắm

Nếu ngộ độc nhẹ: sang ngày thứ ba, thứ tư, nước tiểu xuất hiện mỗi ngày một nhiều. Suy thận cấp thể vô niệu đã chuyển thành thể còn nước tiểu.

Các bệnh lý tăng hoặc giảm độ thẩm thấu máu

Sự phối hợp giữa toan chuyển hóa có khoảng trống ion điện tích âm với khoảng trống thẩm thấu vượt quá 10 mosm/kg là không đặc hiệu cho trường hợp uống phải rượu độc.

Phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương

Vì các mao mạch phổi không có cơ tròn trước mao mạch nên áp lực chênh lệch giữa động mạch phổi và mao mạch phổi phản ánh áp lực nhĩ trái.

Ngộ độc Carbon monoxyt (CO)

Carbon monoxyt là sản phẩm của sự đốt cháy carbon không hoàn toàn. Đó là một khí không màu, không mùi, tỷ trọng gần giống không khí và khuyếch tán nhanh.

Ngộ độc các chất ma túy (opiat)

Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.

Đặt ống nội khí quản đường mũi có đèn soi thanh quản

Tay phải cầm ống nội khí quản, mặt vát ra ngoài đẩy thẳng góc ống nội khí quản vào lỗ mũi, song song vói sàn lỗ mũi. Khi ống đã vượt qua ống mũi, cảm giác sức cản giảm đi và ống vào đến họng dễ dàng.

Ngộ độc cồn Metylic

Cồn methylic có thể gây ngộ độc do hít phải hơi, do tiếp xúc với da, do uống nhầm, cồn methylic rất độc vì: Thải trừ chậm - chuyển hoá thành formol và acid formic. Liều gây chết người ở người lớn khoảng 30 - 100ml.

Ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất

Viêm phổi thường là hai bên, ở hai vùng đáy, thường kèm theo phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi tràn khí màng phổi. Viêm phổi có thể bội nhiễm và áp xe hoá.

Bệnh học bại liệt

Liệt cơ hoành: bệnh nhân thở kiểu sườn trên, theo trục dọc. Ấn bàn tay vào vùng thượng vị, bảo bệnh nhân phồng bụng, không thấy bàn tay bị đẩy lên.

Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông (VT) tăng dần

Nếu người bệnh có chiều cao và trọng lượng thấp (nam cao dưối l,6m, nặng dưới 55 kg; nữ cao dưói l,5m, nặng dưổi 50 kg) thì Vt tăng mỗi ngày là 50ml, lưu lượng dòng tăng mỗi ngày là 5 lít/phút.

Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)

Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).

Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp bằng hệ thống mở

Kết thúc rửa: hút hết dịch trong dạ dày, bơm vào dạ dày 20g than hoạt uống cùng 20g sorbitol, nhắc lại sau 2 giờ cho đến khi đạt 120g than hoạt.

Cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal

Thường kèm theo đánh trống ngực, thoáng ngất, ngất do các rối loạn dẫn truyền và tính kích thích cơ tim như: bloc nhĩ thất hoặc bloc xoang nhĩ, ngoại tâm thu hoặc cơn nhịp nhanh thất.

Ngộ độc Quinidin

Quinidin ức chế sự chuyển hoá của các tế bào, đặc biệt là tế bào tim: giảm tính kích thích cơ tim, giảm tính dẫn truyền cơ tim làm kéo dài thời gian trơ và làm QRS giãn rộng.

Các nguyên tắc xử trí ngộ độc

Khi chất độc đã vào cơ thể, phải tìm mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ ra khỏi cơ thể: qua đường tiêu hoá, tiết niệu, qua phổi và lọc ngoài thận.

Ngộ độc Barbituric

Barbituric tác dụng nhanh để hòa tan trong mỡ hơn barbituric chậm, vì vậy do sự phân chia lại nhanh vào tổ chức mỡ, chỉ 30 phút sau khi tiêm.

Ngộ độc cá gây độc khi dùng làm thức ăn

Ngộ độc rất nặng (50% trường hợp tử vong). Độc tố gọi là tetrodontoxin có trong thịt, gan, trứng, da, ruột chịu được nhiệt độ cao, tan trong nước.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn và tâm phế mạn

Đánh giá mức độ phì đại hay giãn của tim phải không phải là dễ vì khó cụ thể hoá và trên thực tế người ta chỉ phát hiện được trên X quang mà thôi.

Ngộ độc Paracetamol

Paracetamol được chuyển hoá ở gan, liều cao gây độc cho gan do sản xuất ra các hoá chất trung gian ở phạm vi các cytochrom P450. Paracetamol còn gây độc cho thận.

Phác đồ xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn

Cần nghĩ đến cơn hen phê quản nặng nếu bệnh nhân có từ 4 dấu hiệu nặng trở lên, và xác định chắc chắn là cơn hen nặng khi điều trị đúng phương pháp 30-60 phút mà tình trạng vẫn không tốt lên.

Thăng bằng kiềm toan trong cơ thể

Trong huyết tương có hệ thông đệm bicarbonat HC03/H2C03 là quan trọng nhất, ngoài ra còn có các hệ thông phosphat và proteinat là chủ yếu.

Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt

Ngoài thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu, kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả của bóp tim (hai lần kiểm tra một lần). Tiếp tục thực hiện đến khi mạch đập trở lại hoặc có thêm đội ứng cứu.