Chọc hút máu tĩnh mạch đùi

2014-09-28 11:15 PM

Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Chọc hút tĩnh mạch đùi thường được dùng trong các khoa lâm sàng. Tuy nhiên thủ thuật này cũng có nguy cơ đặc biệt là nhiễm khuẩn.

Có thể chọc hút máu tĩnh mạch đùi để lấy máu xét nghiệm, để tiêm hoặc truyền máu và dịch. Nếu bắt buộc phải truyền máu hay dịch qua tĩnh mạch đùi, nhất thiết phải đặt ống thông vào tĩnh mạch đùi, không dùng kim vì dễ truyền dịch ra ngoài.

Chỉ định

Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân.

Tiêm thuốc trong hồi sức cấp cứu đặc biệt khi có ngừng tuần hoàn, truỵ mạch.

Truyền dịch khi không thể dùng mạch khác, đặc biệt là trẻ em, hoặc khi phải dùng nhiều đường truyền trong một lúc.

Chống chỉ định

Không có.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Bác sĩ.

Y tá (điều dưỡng) chuyên khoa hồi sức cấp cứu hoặc gây mê hồi sức: chỉ chọc hút không đặt ống thông.

Khử khuẩn tay, đeo găng, mũ, áo choàng, khẩu trang vô khuẩn.

Phương tiện

Bộ kim ống thông kiểu Veinocath, ống thông đường kính số 0,4 - 0,8mm cho trẻ em, 1 - 2mm ở người lớn.

Kim tiêm tĩnh mạch thường nếu chỉ lấy máu và tiêm thuốc.

Bơm tiêm 5 - 10 - 20ml.

Gạc, băng, cồn vô khuẩn.

Kim khâu da, chỉ lanh hay lụa số 1/0 - 2/0.

Người bệnh

Nằm ngửa, hơi giạng chân (30° so với trục giữa thân) chân hơi quay ra ngoài, gối kê mông để bộc lộ đường đi của tĩnh mạch.

Hồ sơ bênh án

Xem lại chỉ định của thuốc tiêm.

Các bước tiến hành

Khử khuẩn vùng làm thủ thuật.

Chọc kim ở dưới cung đùi 2cm, phía trong mạch đập 5mm. Chọc thẳng góc, hút ra máu đen. Hạ thấp kim (hay ống thông) về phía dưới chân làm thành một góc 60° so vối mặt phang của đùi, hướng mũi kim về phía trên tiếp tục đẩy vào lòng tĩnh mạch.

Nếu đặt ông thông: bỏ bơm tiêm ra, lấy ngón tay bịt đầu kim rồi lấy ống thông luồn ngay vào kim thật nhanh, luồn sâu vào chừng 10 cm tính từ đầu ống thông đến đốc kim.

Nốỉ ống thông vối lọ dung dịch đẳng trương.

Cố định ống thông.

Hạ thấp lọ dung dịch xuống dưới mặt giường để kiểm tra (máu phải trào qua ông thông).

Bôi thuốc sát khuẩn (không dùng cồn iode)

Théo dõi

Mạch, huyết áp, nhiệt độ, tình trạng nơi chọc.

Tai biến và xử trí

Chảy máu chỗ chọc gây tụ máu: có thể đã chọc nhầm vào động mạch trong khi thao tác. Băng ép. Có khi phải làm thủ thuật bên chi kia.

Nhiểm khuẩn tại chỗ, nhiễm khuẩn máu (sốt cao, rét run): vệ sinh nơi chọc, cấy máu, rút ống thông, kháng sinh.

Viêm tắc tĩnh mạch chủ dưới: chi to lên, phù, rút ông thông, tiêm urokinase, hoặc streptokinase, kháng sinh.

Truy mạch ngay sau khi chọc trong 24 giờ đầu: thủ thuật viên đã chọc xuyên thủng tĩnh mạch đùi và chọc quá cao cạnh cung đùi làm cho chảy máu vào hô' chậu. Phải truyền máu, nếu không đỡ phải can thiệp phẫu thuật.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngộ độc các dẫn chất của acid salicylic

Kích thích trung tâm hô hấp ở tuỷ làm cho bệnh nhân thở nhanh (tác dụng chủ yếu). Nếu ngộ độc nặng kéo dài, tình trạng thở nhanh dẫn đến liệt cơ hô hấp.

Các nguyên tắc và biện pháp xử trí sốc nói chung

Truyền nhanh trong sốc giảm thể tích máu, sốc nhiễm khuẩn, truyền chậm và dùng thuốc trợ tim hoặc vận mạch trong sốc do tim.

Ngộ độc Acid mạnh

Không rửa dạ dày vì gây thủng và làm lan rộng tổn thương. Không trung hoà bằng bicarbonat vì ít tác dụng lại làm dạ dày trướng hơi, do phát sinh nhiều C02 tạo điều kiện cho thủng dạ dày.

Ngộ độc Base mạnh

Các base thường gặp là: sút (NaOH), KOH, cacbua calci, vôi sống, xi măng, nước Javel, natri phosphat còn làm hạ calci máu.

Say nóng

Sự bốc nhiệt ra ngoài da theo 4 yếu tố: dẫn truyền, lan toả, bức xạ và bốc hơi, sự bốc hơi nhiệt đó lại chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu bên ngoài.

Xử trí sốt rét ác tính ở người có thai

Thai 3 tháng cuối: chủ yếu điều trị sốt rét ác tính, hồi sức tích cực cho mẹ và con. Khi có chuyển dạ mới can thiệp bấm ốì sớm, lấy thai bằng íorceps nếu thai còn sống.

Đại cương về liệt ngoại vi

Liệt thần kinh ngoại vi xuất hiện đột ngột và có kèm hội chứng não cấp thường gặp trên lâm sàng nhưng không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán được cụ thể ngay từng nguyên nhân.

Sốt rét ác tính (sốt rét nặng có biến chứng)

Các rối loạn thần kinh nổi bật là: rối loạn hành vi, rối loạn ý thức, hôn mê nhanh, đôi khi đột ngột, đôi khi co giật, liệt, mất vỏ, mất não.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn và tâm phế mạn

Đánh giá mức độ phì đại hay giãn của tim phải không phải là dễ vì khó cụ thể hoá và trên thực tế người ta chỉ phát hiện được trên X quang mà thôi.

Ngộ độc mã tiền (Strycnin)

Với liều độc vừa phải, strycnin và brucin làm tăng tính kích thích của các nơron ở các tầng tuỷ sống do làm giảm thời trị (chronaxie). Vì vậy các kích thích từ ngoại vi có thể gây những cơn co giật toàn thể.

Thông khí nhân tạo bệnh nhân có áp lực dương cuối thì thở ra nội sinh (Autto Peep)

Đặt ống nội khí quản hay canun mở khí quản đúng cỡ 7, hay 8 (đường kính ống nhỏ làm tăng mức auto - PEEP vì tăng sức cản đường dẫn khí, bơm cuff ống ở mức quy định 18 - 25 cm nước, hút đờm sạch 1 giờ/ lần.

Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt

Ngoài thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu, kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả của bóp tim (hai lần kiểm tra một lần). Tiếp tục thực hiện đến khi mạch đập trở lại hoặc có thêm đội ứng cứu.

Các hội chứng lớn trong ngộ độc cấp

Hôn mê có co giật thường có trong một số trường hợp ngộ độc làm ảnh hưởng đến thông khí có thể gây tổn thương não không hồi phục. Đó là một chỉ định hô hấp nhân tạo cấp bách.

Cơn đau thắt ngực không ổn định

Trong 48h đầu: định lượng CPK hoặc tốt hơn nữa là định lượng iso-enzym MB của CPK. cần nhớ rằng CPK rất nhạy ngay trong giò đầu của nhồi máu cơ tim.

Ngộ độc các chất gây rối loạn nhịp tim

Trong ngộ độc cocain gây tăng huyết áp nên tránh dùng các loại chẹn beta vì có thể kích thích alpha gây co thắt động mạch, làm tăng huyết áp. Thuốc thích hợp là nhóm benzodiazepin.

Chọc hút dẫn lưu dịch màng phổi

Nối ống dẫn lưu với ống dẫn của máy hút hoặc ống nối. cố định ổng dẫn lưu vào da bằng một đường chỉ. Đặt một vòng chỉ chờ qua ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra.

Ngộ độc Phospho vô cơ và Phosphua kẽm

Ngộ độc nhẹ gây suy tế bào gan cấp, suy thận cấp rối loạn thần kinh, có thể kết thúc bằng tình trạng sốc muộn sau 2 ngày. Vì vậy phải theo dõi sát bệnh nhân trong một hai tuần đầu.

Ngộ độc Clo hữu cơ

Clo hữu cơ có độ hoà tan trong mỡ rất cao nên có thể ngấm qua da nhất là khi trời nóng. Clo hữu cơ gây ngộ độc nặng chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.

Đặt ống thông rửa dạ dày để cầm máu

Cho 200ml dịch mỗi lần chảy qua hệ thống làm lạnh (đảm bảo + 5°C) vào dạ dày người bệnh. Chờ 5 - 10 phút tháo cho dịch chảy ra vào chậu hứng dưới đất.

Rửa màng phổi

Đầu tiên dẫn lưu lấy ra 200 - 300 ml dịch màng phổi, sau đó cho dịch rửa vào khoang màng phổi, cho từ từ trong 10 - 15 phút. Đợi cho người bệnh thở 4 - 8 nhịp rồi mới tháo dịch rửa ra.

Ngộ độc Cloroquin

Cloroquin giống như quinidin tác dụng ở phạm vi tế bào, trên các nucleopotein, đặc biệt trên tế bào cơ và thần kinh tim. Tác dụng ức chế sự chuyển hoá của tế bào.

Cai thở máy

Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây. Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV trước khi tháo máy.

Hút dịch khí quản

Thầy thuốc cầm đầu ống thông đưa nhanh qua ống nội khí quản cho đến khi có phản xạ ho. Mở máy kéo ống thông từ từ ra ngoài vừa kéo vừa xoay đầu ống thông.

Ngộ độc cá nóc

Chất độc trong cá nóc được gọi là tetrodotoxin là chất độc không protein, tan trong nước và không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay làm khô, chất độc bị bất hoạt trong môi trường acid và kiềm mạnh.

Rắn độc cắn

Băng ép, không thắt garô: phải đặt ngay sau khị bị cắn. Băng ép quá chậm, sau 30 phút, không còn kết quả nữa. Vì vậy, khi bị rắn cắn vào chân.