Chọc hút dẫn lưu dịch màng phổi

2014-10-01 08:52 PM

Nối ống dẫn lưu với ống dẫn của máy hút hoặc ống nối. cố định ổng dẫn lưu vào da bằng một đường chỉ. Đặt một vòng chỉ chờ qua ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Là thủ thuật chọc hút và dẫn lưu dịch màng phổi nhằm giải phórìg màng phổi khỏi bị chèn ép gây suv hô hấp cấp.

Chỉ định

Tràn dịch, mủ, máu màng phổi.

Chống chỉ định

Không có, nhưng không chỉ định dẫn lưu tràn dịch màng phổi do suy tim, suy thận (điều trị nguyên nhân bệnh là chính), nếu khó thở chỉ chọc hút, không dẫn lưu.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, một y tá (điều dưỡng).

Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Khử khuẩn tay, đi găng. Mũ áo, khẩu trang vô khuẩn.

Phương tiện

Ống dẫn lưu Monod: bằng cao su, có lỗ ở giữa và cửa sổ bên, nòng tròn, đầu tù, vỏ ống bằng kim loại.

Hoặc ống dẫn Jolly: bằng chất dẻo, nòng bằng kim loại, đầu nhọn.

Ống nối với bình dẫn lưu hoặc máy hút.

Dao mổ.

Bơm tiêm 20ml, kìm, kẹp.

Kim chỉ khâu da.

Thuốc tê: xylocain.

Bông băng, cồn iod.

Oxy.

Người bệnh

Khám lâm sàng, chụp phim phổi.

Giải thích cho người bệnh, nếu người bệnh tỉnh để ở tư thế ngồi hoặc nằm đầu cao.

Atropin 1/4mg tiêm tĩnh mạch trước 15 phút.

Nếu người bệnh lo sợ, dùng diazepam lOmg hoặc midazolam 5mg tiêm tĩnh mạch.

Hồ sơ bệnh án, phim X quang phổi.

Nơi thực hiện

Tại giường bệnh, buồng hồi sức cấp cứu vô khuẩn.

Các bước tiến hành

Xác định điểm chọc

Khoang liên sườn 7 - 8 trên đưòng nách giữa.

Nếu dịch nhiều có thể chọc ở khoang liên sườn 2 - 3.

Dịch mủ: đưa ống thông qua khoang liên sườn 2 - 3.

Tràn dịch, tràn khí dùng cả hai đường trên và dưói.

Kỹ thuật

Khử khuẩn da.

Gây tê tại chỗ bằng xylocain, khi bơm hết thuốc đẩy nhẹ nhàng kim tiêm vào, vừa đẩy vừa hút để thăm dò dịch màng phổi.

Kiểm tra các ổng dẫn có vừa nhau không.

Ống Monod: có 3 phần: ống dẫn lưu bằng chất dẻo, trong có nòng, bọc ngoài ống chất dẻo là ống kim loại

Sau khi gây tê, chọc hút thăm dò, rạch da khoảng 0,5 cm.

Lấy 2 mũi của một kẹp tách các thớ cơ ra để chuẩn bị đường vào của ống kim loại và nòng.

Bảo người bệnh nhịn thở.

Chọc thẳng góc ống kim loại có nòng vào khoang màng phổi.

Rút nòng ra, nếu đã vào khoang màng phổi thấy dịch chảy ra, lây đầu ngón tay cái bịt đầu ngoài của ống kim loại lại.

Hướng ống kim loại về phía định đặt ống dẫn lưu.

Kẹp ống dẫn lưu ở một đầu, luồn vào ống kim loại và đẩy vào trong khoang màng phổi.

Rút ống kim loại ra.

Nốĩ ống dẫn lưu với ống dẫn của máy hút hoặc ống nối. cố định ổng dẫn lưu vào da bằng một đường chỉ. Đặt một vòng chỉ chờ qua ống dẫn lưu để thắt lại khi rút ống ra.

Tháo kẹp ra và nối vói máy hút.

Chụp phim phổi kiểm tra vị trí ống dẫn.

Ông dẫn lưu Jolly: ống dẫn lưu bằng chất dẻo, trong có nòng bằng kim loại đầu nhọn.

Sau khi rạch da, đẩy ống có nòng kim loại vào.

Khi vào đến khoang màng phổi rút bớt nòng ra tiếp tục đẩy ống thông theo hướng đã định.

Rút hẳn nòng thông ra vói ống dẫn lưu.

Cố định ống với da như trên.

Dẫn lưu.

Dẫn lưu đơn giản: nối ống dẫn lưu với lọ đựng nước sát khuẩn để ở thâp (dưới đất) bằng một dây dẫn dài có van một chiều kiểu Heimlich hoặc tự tạo bằng một ngón găng tay cao su.

Dẫn lưu với máy hút liên tục, hoặc van ơeanneret để điều chỉnh áp lực hút từ 20 - 40 cm nước.

Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi

Khi làm thủ thuật

Người bệnh đau nhiều do gây tê chưa tốt hoặc đầu nhọn của Ống kim loại đâm vào phổi. Có thể dẫn đến sốc. Người bệnh da tái, mạch chậm, tụt huyết áp... cần để nằm đầu thấp, atropin 0,5mg tiêm tĩnh mạch.

Chảy máu trong màng phổi dễ bị đông làm tắc ốhg, 15 - 30 phút một lần tuốt ống dẫn lưu trong ra ngoài để đẩy máu ra. Đo khối lượng máu chảy để bù lại bằng truyền máu.

Sau khi đặt ống.

Đảm bảo áp lực hút liên tục, đường dẫn lưu phải kín.

Theo dõi đảm bảo ốhg dẫn lưu thông liên tục.

Chụp phổi kiểm tra: vị trí đầu ống, độ giãn nở của phổi.

Xử trí

Tắc ống dẫn lưu.

Do vị trí đầu Ống không đúng hoặc gấp khúc: cần đặt lại ống dẫn lưu.

Do máu cũ, sợi huyết hoặc mủ đặc: rửa màng phổi bằng dung dịch NaCl 0,9% đến khi dịch trong.

Chảy máu ngay sau khi đặt ống dẫn lưu do nòng nhọn của ống dẫn lưu Jolly gây tổn thương ỏ phổi, động mạch gian sườn hoặc vú trong, máu tươi dễ gây đông ngay trong ống dẫn lưu làm tắc ống: tuốt ống từ trong ra ngoài thường xuyên, theo dõi lượng máu mất để bù máu.

Tràn khí dưới da

Xung quanh ống dẫn lưu cần kiểm tra xem ống có bị tắc không nhiễm khuẩn

Gây tràn mủ màng phổi: kháng sinh, dẫn lưu.

Viêm da quanh chỗ chọc: kháng sinh, thay băng nhiều lần.

Bài viết cùng chuyên mục

Chẩn đoán và xử trí hôn mê

Mỗi phút tổ chức não cần 3,5ml/100g oxy và glucose. Dự trữ đường ở não tiếp tục cung cấp đường cho não 2 phút sau khi ngừng tuần hoàn, nhưng ý thức mất đi ngay sau 8, 10 giây.

Ngộ độc Meprobamat

Bệnh nhân nằm mê, không giãy giụa, chân tay mềm nhũn, phản xạ gân xương giảm hoặc mất, khi hôn mê sâu, đồng tử giãn, hạ thận nhiệt, biên độ hô hấp giảm.

Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV) trong hồi sức cấp cứu

Thông khí nhân tạo áp lực hỗ trợ kết thúc thì thở vào khi dòng chảy giảm xuống và áp lực trong phổi đạt mức đỉnh vì vậy Vt thay đổi.

Đặt ống thông vào động mạch

Theo dõi bàn tay người bệnh. Nếu bàn tay người bệnh nhợt đi là động mạch quay không có tuần hoàn nối với động mạch trụ, phải chuyển sang động mạch quay bên kia.

Phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương

Vì các mao mạch phổi không có cơ tròn trước mao mạch nên áp lực chênh lệch giữa động mạch phổi và mao mạch phổi phản ánh áp lực nhĩ trái.

Ngộ độc sắn

Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Để tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc.

Lọc máu liên tục

Người bệnh và người nhà bệnh nhân phải được giải thích về tình trạng bệnh và kỹ thuật được tiến hành trên bệnh nhân, những ưu điểm cũng như tai biến, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Ngộ độc thuốc tím (Kali Pecmanganat)

Triệu chứng tiêu hoá: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, loét miệng, niêm mạc miệng nâu sẫm. Phù nề miệng, họng và thanh quản, có khi thủng dạ dày.

Hút dịch khí quản

Thầy thuốc cầm đầu ống thông đưa nhanh qua ống nội khí quản cho đến khi có phản xạ ho. Mở máy kéo ống thông từ từ ra ngoài vừa kéo vừa xoay đầu ống thông.

Ngộ độc khí gây kích thích và gây ngạt

Các khí độc kích thích các phế quản lốn gây co thắt, các phế quản nhỏ làm tăng tiết, tắc nghẽn, sung huyết và phù nề dẫn đến bội nhiễm nhanh chóng.

Các rối loạn phospho máu

Hoàn cảnh xuất hiện: trong hồi sức cấp cứu nghĩ đến hạ phospho máu khi: dinh dưỡng một bệnh nặng kéo dài, có bệnh tiêu hoá mạn tính, dùng các thuốc chông toan dịch vị.

Cấp cứu sốc phản vệ

Là một phản ứng kháng nguyên, trong đó yếu tô kích thích là dị nguyên, antigen hay allergen với kháng thể đặc biệt IgE của cơ thể được tổng hợp từ tương bào.

Thông khí nhân tạo với áp lực dương liên tục (CPPV)

Làm tăng độ giãn nở phổi khi phổi bị giảm thể tích do tổn thương phổi cấp (acute lung injury) hay suy hô hấp cấp tiến triển (acute respiratory distress syndrome - ARDS).

Ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat

Paraquat và các chất diamin và polyamin nội sinh như putrescin và spermidin đều có các nguyên tử N bậc 4 có khoảng cách từ 0,6 - 0,7 nanomet.

Suy hô hấp cấp: cấp cứu hồi sức

Suy hô hấp cấp là tình trạng phổi đột nhiên không bảo đảm được chức năng trao đổi khí gây ra thiếu oxy máu, kèm theo hoặc không kèm theo tăng C02 máu.

Ngộ độc INH

Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sau độ 1 - 3 giờ đã có nồng độ tối đa trong máu, tác dụng kháng sinh kéo dài 24 giờ. Thuốc thấm vào não tuỷ và thải trừ qua thận.

Ngộ độc Carbon sulfua

Carbon sulfua tan trong mỡ vì vậy độc chất tác hại chủ yếu lên thần kinh, Ngoài ra carbon sulfua còn gây ra tình trạng thiếu vitamin B1.

Ngộ độc Quinidin

Quinidin ức chế sự chuyển hoá của các tế bào, đặc biệt là tế bào tim: giảm tính kích thích cơ tim, giảm tính dẫn truyền cơ tim làm kéo dài thời gian trơ và làm QRS giãn rộng.

Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong theo đường Daily

Có thể lắp bơm tiêm vào kim, vừa chọc vừa hút đến khi thấy máu trào ra, tháo bơm tiêm, luồn ống thông vào sâu 10 - 12 cm. Nốỉ ống thông với lọ dung dịch cho chảy nhanh đến khi ống thông hết máu.

Cơn cường giáp

Cơn thường xuất hiện sau một phẫu thuật không chuẩn bị kỹ sau đẻ, sau một nhiễm khuẩn nặng.

Đại cương về liệt ngoại vi

Liệt thần kinh ngoại vi xuất hiện đột ngột và có kèm hội chứng não cấp thường gặp trên lâm sàng nhưng không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán được cụ thể ngay từng nguyên nhân.

Ngộ độc cá nóc

Chất độc trong cá nóc được gọi là tetrodotoxin là chất độc không protein, tan trong nước và không bị phá hủy ở nhiệt độ sôi hay làm khô, chất độc bị bất hoạt trong môi trường acid và kiềm mạnh.

Bệnh mạch vành và thiếu máu cơ tim

Cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xuất hiện sau gắng sức nhỏ, nhưng đôi khi không do gắng sức, kéo dài lâu hơn, hàng chục phút, các xét nghiệm có độ đặc hiệu thấp và độ nhậy thấp.

Ngộ độc chì và dẫn chất vô cơ của chì

Nôn mửa, ỉa lỏng, đau bụng dữ dội (đau bụng chì) phân đen do sự hình thành sulfua chì trong ruột, sau đó táo bón. Tiếp theo là vô niệu, viêm ống thận cấp.

Các nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu

Hồi sức cấp cứu có nghĩa là hồi phục và hỗ trợ các chức năng sống của một bệnh cấp cứu nặng. Khi mời tiếp xúc với bệnh nhân cấp cứu, công việc của người thầy thuốc là phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân.