- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Các rối loạn calci máu (tăng hạ)
Các rối loạn calci máu (tăng hạ)
Mỗi ngày cơ thể chuyển hoá 25 mmol, thải trừ 20 mmol ra phân và 5 mmol ra nưóc tiểu. Tuyến giáp trạng làm cho Ca từ xương ra, còn vitamin D làm ngược lại.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhắc lại sinh lý
Calci máu bình thường từ 2-2,5 mmol/1 (100 mg/1). Đó là calci toàn phần, gồm 3 thành phần: 40% gắn với protein, chủ yếu là albumin, 5-10% ở thể kết hợp vói phosphat, citrat và bicarbonat, 50% còn lại ở thể ion hoá. Chỉ có Ca ở thể ion hoá mới có tác dụng sinh lý. Thay đổi protein có thể làm thay đổi Ca toàn phần nhưng không thay đổi Ca ion hoá, vì vậy không gây ra các triệu chứng lâm sàng.
Ngược lại Ca ion hoá có thể giảm mà Ca toàn phần không thay đổi, trong kiềm máu do tăng thông khí. Ca gắn vào protein có thể tăng, Ca ion hoá lại giảm. Ca toàn phần vẫn không thay đổi, nhưng các dấu hiệu tetani do tăng thông khí có thể xuất hiện.
Mỗi ngày cơ thể chuyển hoá 25 mmol, thải trừ 20 mmol ra phân và 5 mmol ra nưóc tiểu. Tuyến giáp trạng làm cho Ca từ xương ra, còn vitamin D làm ngược lại. Sự hấp thụ Ca qua ruột rất thay đổi: tăng lên nếu thức ăn có nhiều Ca, giảm nếu có ít. Phosphat làm giảm sự hấp thụ Ca qua ruột, ngược lại vitamin D làm tăng sự hấp thụ Ca qua ruột.
Hạ calci máu
Nguyên nhân:
Thức ăn thiếu Ca hay có sự hấp thụ kém trong:
Hội chứng kém hấp thụ.
Sau cắt đoạn ruột.
Thiếu vitamin D.
Tăng đào thải Ca:
Suy thận mạn.
Dùng thuốc lợi tiểu kiểu furosemid.
Bệnh nội tiết:
Suy cận giáp trạng.
Tăng tiết calcitonin trong carcinoma tuyến giáp.
Nguyên nhân sinh lý:
Giảm albumin huyết thanh.
Tăng phosphat máu.
Dùng kháng sinh nhóm aminosid.
Triệu chứng:
Chức năng:
Giảm nhẹ không có dấu hiệu lâm sàng.
Giảm nặng: têtani, đau bụng kiểu chuột rút, co rút bàn chân, nhìn đôi, đái dắt, co thắt thanh môn thở rít và khó thở vào. Dấu hiệu Trousseau và dấu hiệu Chvostek, co giật các thớ cơ.
Hạ calci đột ngột có thể gây tăng kích thích thần kinh cơ và rối loạn cơ tim.
Têtani là dấu hiệu kinh điển nhất của hạ Ca máu. Thoạt tiên bệnh nhân có cảm giác tê bì đầu chi, lưỡi và quanh miệng, kèm theo cảm giác lo âu, mệt mỏi khó tả và hồi hộp, có các dấu hiệu vận động khá đặc biệt: chuột rút, co thắt các thớ cơ, các cơ co bóp không tự chủ có thể gây một cử động bất thường làm cho bệnh nhân đau đon: cô tay gập vào cánh tay, ngón tay gập vào bàn tay nhưng vẫn duỗi cứng, tay cái khép vào trong. Đó là hình dáng của bàn tay người đỡ đẻ, các dấu hiệu này xuâ't hiện nếu bệnh nhân thở nhanh và sâu hoặc nếu buộc garô ở cánh tay, nặng hơn, các cơ ở chi dưới cũng có thể bị: háng và đầu gối duỗi cứng, đùi khép lại, bàn chần và ngón chân duỗi tối đa. ơ trẻ em nhỏ các cơ thanh môn có thể bị duỗi cứng làm cho thanh môn bị hẹp lại, gây hiện tượng khó thở thanh môn, dẫn đến suy hô hấp và đôi khi tử vong. Có thể gặp các cơn co giật toàn thân hay khu trú là triệu chứng khởi đầu, chỉ có thê chẩn đoán được bằng điều trị thử hoặc làm điện tim.
Thực thể:
Đục thuỷ tinh thể nếu hạ Ca máu kéo dài.
Xét nghiệm:
Calci máu giảm dưới 8 mg% (dưới 2 mmol/1).
Điện tim: Sóng QT dài do ST dài nhưng không có sóng u. Còn sóng T và QRS bình thường.
PaCO, giảm do tăng thông khí.
Calci máu hạ thường kèm theo kali máu hoặc magnêsi máu tăng, nên cần định lượng kali và magnêsi máu.
Xử trí
Calciclorua hay gluconat.
Tiêm tĩnh mạch chậm lg, có thể tiêm nhiều lần trong ngày. Nhưng không được tiêm tĩnh mạch nếu bệnh nhân đang dùng digitan.
Tăng cường hấp thụ calci bằng vitamin D.
Điều trị kiềm chuyển hoá hoặc kiềm hô hấp.
Giải quyết tăng kali máu hoặc tăng magnêsi máu.
Tránh đưa vào cơ thể các chất gây kiềm, gây tăng kali máu hoặc truyền máu cũ có citrat.
Tăng calci máu
Nguyên nhân thông thường
Bệnh ung thư.
Là nguyên nhân thường gặp nhất. Các u sản xuất peptid giông như cận giáp trạng (buồng trứng, thận, phế quản, vú, myelome).
Di căn xương.
Các bệnh tăng sinh tế bào tân.
Rối loạn nội tiết
Cường cận giáp trạng tiên phát (do adenome cận giáp trạng) Chứng to đầu và chi Suy thượng thận.
Tăng hấp thụ hoặc tăng thu nhập
Uôhg quá nhiều vitamin D hoặc A.
Các bệnh khác
Thuốc lợi tiểu thiazid.
Sarcoidose Besnier Beck Schaumann.
Nằm bất động quá lâu.
Triệu chứng
Không đặc hiệu.
Cơ năng:
Mệt yếu, trầm cảm, ly bì, ngủ gà, có thể hôn mê.
Rôl loạn tiêu hoá: nôn mửa, kém ăn, táo bón, đau bụng, dẫn đến gầy sút cân.
Rối loạn tiết niệu: đái nhiều, mất nước, khát, dẫn đến suy thận chức năng, tăng thân nhiệt.
Thực thể:
Không có gì đặc biệt.
Xét nghiệm:
Khẳng định chẩn đoán.
Calci máu tăng lên llmg% (do thành phần Ca ion hoá tăng). Nếu có suy thận: natri máu tăng, urê máu tăng.
Điện tim: PR dài, QT sóng ngắn, sóng T dẹt.
Xử trí
Tăng đào thải Ca:
Hồi phục thể tích máu và tăng bài niệu (hoặc lọc ngoài thận) bằng:
Natricolorua 0,9% + Kali clorua (1 lít NaCl 0,9% + l,5g KC1) Hoặc glucose 5% (1lít G5 + 6g NaCl + 1,5g KCl).
Magnêsi sulfat lg cho mỗi lít dịch Furosemid 100 - 200 mg/2 - 4h.
Lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo nếu điều trị bằng thuốc không kết quả.
Giảm hấp thụ Ca:
Không đưa nhiều Ca vào cơ thể qua đường tiêu hoá (dùng nưóc mưa, không ăn cá, xương, rau muống...).
Dùng corticoid nếu thừa vitamin D.
EDTA natri 50mg/kg trong 4 - 6h trong dd glucose 5% hay NaCl 0,9%.
Tăng cường gắn Ca vào xương:
Calcitonin nếu có thừa vitamin D, cường đôi giáp trạng: 4U MRC/kg/24h.
Mithramycin (nếu có ung thư: bệnh u tuỷ xương, bệnh Paget): 24mg/kg.
Natri phosphat (nếu có tình trạng vôi hoá các phủ tạng phải ngừng thuốc): 0,75 -1 mg/kg tĩnh mạch trong 8 - 12h.
Bài viết cùng chuyên mục
Đặt ống nội khí quản mò qua đường mũi
Đẩy nhanh ống vào sâu khi người bệnh bắt đầu hít vào. Nếu ống qua thanh môn, người bệnh sẽ ho, nhưng mất tiếng. Đồng thời hơi từ phổi người bệnh phì mạnh qua ống có khi cả đờm phọt ra.
Sâu ban miêu
Đôi khi có dấu hiệu xuất huyết toàn thân, tình trạng sốt nặng rồi tử vong. Tình dục bị kích thích trong trưòng hợp ngộ độc nhẹ, nhưng không xuất hiện trong trường hợp nặng.
Tai biến chảy máu do dùng thuốc chống đông
Đáng sợ nhất là chảy máu não, nhất là tụ máu dưới màng cứng, xảy ra ở người đang dùng thuốc chống đông, xảy chân ngã không mạnh.
Cai thở máy
Khi hít vào gắng sức, áp lực âm tối thiểu bằng 20cm nước trong 20 giây. Nếu người bệnh đang thở PEEP phải cho ngưòi bệnh thở lại IPPV trước khi tháo máy.
Ngộ độc Barbituric
Barbituric tác dụng nhanh để hòa tan trong mỡ hơn barbituric chậm, vì vậy do sự phân chia lại nhanh vào tổ chức mỡ, chỉ 30 phút sau khi tiêm.
Thôi thở máy
Hút đờm ở nhiều tư thế thử để người bệnh ở phương thức SIMV nếu có phương thức này trên máy. Theo dõi trong 15, 30 phút, nếu không có dấu hiệu suy hô hấp cấp.
Bóp tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt
Ngoài thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu, kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả của bóp tim (hai lần kiểm tra một lần). Tiếp tục thực hiện đến khi mạch đập trở lại hoặc có thêm đội ứng cứu.
Ngộ độc chì và dẫn chất vô cơ của chì
Nôn mửa, ỉa lỏng, đau bụng dữ dội (đau bụng chì) phân đen do sự hình thành sulfua chì trong ruột, sau đó táo bón. Tiếp theo là vô niệu, viêm ống thận cấp.
Ngộ độc INH
Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sau độ 1 - 3 giờ đã có nồng độ tối đa trong máu, tác dụng kháng sinh kéo dài 24 giờ. Thuốc thấm vào não tuỷ và thải trừ qua thận.
Ngộ độc phospho hữu cơ
Hội chứng muscarin đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, tăng tiết phế quản và co thắt phế quản, nhịp tim chậm, đồng tử co.
Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp bằng hệ thống mở
Kết thúc rửa: hút hết dịch trong dạ dày, bơm vào dạ dày 20g than hoạt uống cùng 20g sorbitol, nhắc lại sau 2 giờ cho đến khi đạt 120g than hoạt.
Thủ thuật Heimlich
Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trưóc (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị.
Ngộ độc Opi và Morphin
Ở người lớn, liều gây độc khoảng từ 0,03 - 0,05g morphin liều gây chết khoảng 0,10g morphin tiêm và 0,20 - 0,40g morphin uống. Với nhựa opi, liều gây chết khoảng 2g.
Hít phải dịch dạ dày
Dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng phụ thuộc vào thể tích và pH dịch vị cũng như có hay không các yếutố như: hít trên 25 ml dịch vị ở người lớn.
Ong đốt
Chỉ có ong cái là có ngòi. Ong nhà và ong bầu có ngòi dài 2 - 3 mm có gai, khi đốt để lại ngòi trong da. Đốt xong ong sẽ chết. Ong vò vẽ và ong bắp cày có ngòi ngắn nhẵn không có gai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn và tâm phế mạn
Đánh giá mức độ phì đại hay giãn của tim phải không phải là dễ vì khó cụ thể hoá và trên thực tế người ta chỉ phát hiện được trên X quang mà thôi.
Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)
Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.
Cấp cứu say nắng
Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hoà thân nhiệt bị chấn động đả kích.
Ngộ độc cá phóng nọc khi tiếp xúc
Da sưng viêm nặng loét, bội nhiễm. Nhiễm độc nặng có thể gây sốt, liệt, hôn mê bloc nhĩ thất, ức chế hô hấp, sốc nhiễm độc. Có thể gây tử vong.
Cấp cứu tràn khí màng phổi
Đặt ống thông dẫn lưu to nối với máy hút tạo một áp lực âm khoảng -10 đến -20 cmH20 thường có kết quả trong đa sô trường hợp.
Phác đồ xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Cần nghĩ đến cơn hen phê quản nặng nếu bệnh nhân có từ 4 dấu hiệu nặng trở lên, và xác định chắc chắn là cơn hen nặng khi điều trị đúng phương pháp 30-60 phút mà tình trạng vẫn không tốt lên.
Toan chuyển hóa
Tăng acidlactic thường là hậu quả của ngộ độc rượu nặng, đái đường, viêm tuỵ cấp. Ngộ độc rượu nặng vừa có tăng ceton máu vừa có tăng acidlactic.
Thay huyết tương bằng máy
Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương.
Ngộ độc các chất ma túy (opiat)
Chất ma tuý gây ra cho người dùng khoái cảm, sau một thời gian tiếp theo sẽ gây tình trạng quen thuốc, nghĩa là sự chịu dựng cao liều mỗi ngày một cao, đôi khi rất nguy hiểm cho người mối dùng.
Ngộ độc dẫn chất hữu cơ của chì
Liều gây chết: 70mg cho một người 50kg. Trên thực nghiệm thở chết sau 18 giờ, trong một bầu không khí chứa xăng chì 0,182mg/l.