- Trang chủ
- Sách y học
- Hồi sức cấp cứu toàn tập
- Các nguyên tắc xử trí ngộ độc
Các nguyên tắc xử trí ngộ độc
Khi chất độc đã vào cơ thể, phải tìm mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ ra khỏi cơ thể: qua đường tiêu hoá, tiết niệu, qua phổi và lọc ngoài thận.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Các chất độc vào trong cơ thể qua 3 đường: tiêu hoá, da và hô hấp.
Khi nói đến nhiễm độc cấp, phải nói đến thời gian.
Thời gian tiềm tàng là thời gian từ khi chất độc vào cơ thế đến khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc đầu tiên. Nó phụ thuộc vào tốc độ hấp thu và đột nhập vào các phủ tạng.
Thời gian tốc dụng phụ thuộc lớn vào sự chống đỡ của cơ thể bằng cách làm mất hoạt tính ở gan, thải trừ châ't độc qua thận. Sự tích luỹ chất độc và sự phân phôi lại các chất độc vào các tổ chức cũng là yếu tố quan trọng làm thay đổi thời gian tác dụng.
Các nhận thức trên giúp ta hiểu được tính chất quan trọng của vấn đề thời gian, tình trạng tim, gan, thận và sự chuyển hoá của độc chất trong cơ thể.
Khi vận chuyển bệnh nhân ngộ độc: cần chú ý đến thời gian tiềm tàng và thời gian tác dụng.
Các nguyên tắc xử trí trong ngộ độc
Nhằm mục đích
Loại trừ chất độc khỏi cơ thể.
Phá huỷ hoặc trung hoà chất độc bằng các chất kháng độc đặc hiệu.
Chống lại các hậu quả của nhiễm .độc (hồi sức).
Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể
Khi chất độc đã vào cơ thể, phải tìm mọi biện pháp để nhanh chóng loại trừ ra khỏi cơ thể: qua đường tiêu hoá, tiết niệu, qua phổi và lọc ngoài thận.
Qua đường tiêu hoá:
Hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào thời gian hấp thu, vào từng loại độc chất. Trong ngộ độc barbituric loại trừ chất độc qua đường tiêu hoá có hiệu quả trong 3 giờ đầu, còn trong ngộ độc opi hay digitan sau 12 giờ vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngộ độc quá nhiều các chât độc như barbituric cũng không thể hấp thụ hết ngay toàn bộ vào cơ thể cho nên trong 12 giờ đầu ta vẫn nên tích cực loại trừ chất độc qua đường tiêu hoá bằng các biện pháp như rửa dạ dày, tẩy và thụt tháo.
Các biện pháp loại trừ chất độc gồm có: gây nôn, rửa dạ dày, tẩy và thụt tháo. Sự lựa chọn các biện pháp tuỳ thuộc vào tình trạng ý thức của bệnh nhân.
- Bệnh nhân tỉnh:
Gây nôn bằng cách:
Kích thích họng bằng một bút lông, một lông cánh gà, một cái thìa, ngón tay. Nhưng không nên dùng ngón tay ngoáy vào họng một người uống thuốc phospho hữu cơ.
Uống bột ipeca 1,5 - 2g trong nửa cốc nước ấm.
Tiêm dưối da apomorphin 0,005g.
Nếu chẳng có gì dưới tay: cho uống nước chè ấm thật nhanh 1 - 2 lít trong vài phút rồi kích thích họng cho nôn.
Rửa dạ dày:
Luồn ống thông Faucher đến dạ dày, bệnh nhân nằm đầu dốc, nghiêng về bên trái. Bơm vào ống mỗi lần 200ml nước ấm trong có 4 - 5g/NaCl/lít hoặc natri bicarbonat hoặc dung dịch thuốc tím (kali permanganat 1/5000). số lượng nước rửa dạ dày trung bình cần dùng là 5 lít.
Nguyên tắc chung là rửa dạ dày cho đến khi nước lấy ra trong hắn và hết mùi sorbitol hoặc độc chất. Sau đó hoà 20g sorbitol trong một cốc nước, bơm vào dạ dày trước khi rút ống thông.
Phải giữ lại khoảng 200ml nước rửa dạ dày lấy ra lúc đầu, đóng lọ, dán giấy ghi tên tuổi bệnh và chất độc khả nghi, đem gửi xét nghiệm độc chất ngay, không nên rửa dạ dày nếu là ngộ độc chất ăn mòn (acid, base mạnh).
- Bệnh nhấn mê:
Không rửa dạ dày như các thủ tục thông thường. Đặt ống nội khí quản, sau đó luồn ống thông nhỏ vào dạ dày, bơm mỗi lần khoảng 100 - 200ml nước rồi hút ra. Tiếp tục làm cho đến khi nước trong.
Ngoài bicarbonat và thuốc tím, các thuốc trung hoà khác ít có tác dụng ở dạ dày.
Nên tẩy và thụt tháo phối hợp với rửa dạ dày. Chỉ nên tẩy bằng sorbitol không nên tẩy bằng chất tẩy dầu.
Qua thận:
Khi chất độc đã ngấm vào máu, ta phải tìm cách loại trừ chất độc qua đường nước tiểu, bằng cách gây đái nhiều hoặc tăng khả năng thải trừ chất độc nhanh:
Manitol 10% có tác dụng làm lợi tiểu thẩm thấu.
Furosemid có thể dùng được cả trong các trường hợp vô niệu, có tổn thương thận.
Natri bicarbonat 1,4% hoặc THAM 0,3 M có tác dụng kiềm hoá huyết tương và nước tiểu làm cho barbituric (có pH acid) được thải trừ nhanh vào nước tiểu.
Lọc ngoài thận:
Lọc màng bụng và thận nhân tạo được chỉ định khi:
Nhiễm độc quá nặng, thận không đủ sức để thải trừ chất độc nhanh chóng.
Nói chung, nên sử dụng phương pháp lọc màng bụng một cách rộng rãi, phối hợp với thuốc lợi tiểu vì:
Lọc màng bụng có chỉ định rộng rãi hơn thận nhân tạo, có thể làm cho bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim, xơ vữa động mạch.
Lọc màng bụng dễ thực hiện, không cần máy móc phức tạp.
Lọc máu (hemohltration) và lọc máu có than hoạt là những phương pháp mói có hiệu quả hơn thận nhân tạo.
Không phải độc chất nào cũng có thể lọc ngoài thận được. Thí dụ: imipramin rất khó qua màng lọc bán thấm và màng bụng.
- Thay máu: thay máu và thay huyết tương được chỉ định khi:
Ngộ độc quá nặng (phospho, cồn metylic).
Độc chất gây tăng áp lực nội sọ máu nhiều và gây methemoglobin máu như nấm độc, các pyrazol, clorat...
Không giải quyết được bằng các phương pháp lọc máu ngoài thận như aminazin, paraquat.
Phương pháp thay máu và thay huyết tương có nhược điểm là phải cần dùng đến một lượng máu lớn hoặc một lượng huyết tương lớn.
Qua phổi:
Một số chất độc bay hơi như benzen, aceton được thải trừ qua phổi. Trong trường hợp ngộ độc nặng có thể cho bệnh nhân th(ì máy, tăng thông khí với tần số cao 20 - 25 lần/phút và có thể lưu thông lớn (VT 12 - 15ml).
Phá hủy hoặc trung hòa chất độc bằng các chất kháng độc đặc hiệu
Các chất kháng độc có thể phá huỷ hoặc trung hoà các chất độc bằng cách:
Kết hợp với chất độc thành một hợp chất không dộc và được thải trừ ra nước tiểu.
Thí dụ:
B. A. L gắp As và Hg
Calci tetracemat gắp chì.
PAM trung hoà phospho hữu cơ.
Tác dụng sinh lý ngược với chất độc, thí dụ strychnin dùng để chống ngộ độc barbituric, hay atropin trong nhiễm độc phospho hữu cơ. Tuy nhiên các thuốc chống độc dù là tác dụng hoá học hay sinh lý thường ít tác dụng vì các chất độc đã bám chắc vào huyết tương, hồng cầu hoặc tổ chức và nhiều khi đã gây tổn thương các tạng.
Chúng không thể thay thế hoặc đi trước các biện pháp hồi sức trong các trường hợp nặng. Thí dụ: ngộ độc nặng morphin gây ngừng thở phải thông khí nhân tạo trước khi dùng naloxone, ngộ độc barbituric phải cho bệnh nhân thở máy và dùng bicarbonat chứ không dùng strychnin nữa.
Các thuốc độc có thể lọc ngoài thận được nhiều
Các loại barbituric.
Các thuốc an thần:
Diphenylhydantoin.
Glutethimid.
Meprobamat.
Codein.
Các thuốc giảm đau:
Acid axetylsalixylic (aspirin).
Metylsalixylat.
Phenaxetin.
Amidopyrin.
Các chất muối halogen.
Bromua, Iodua Clorua, Fluorua.
Các muối kim loại hoà tăng áp lực nội sọ:
Stronti, calci, Fe, Pb, Na, K, Mg.
Các loại cồn:
Cồn etylic, metylic, ethylen glycol.
Các kháng sinh:
Streptomycin, kanamycin, neomycin, peniciUin, ampicillin, polymyxin, sulfonamid, cefalotin, I.N. H. cycloserin, cloramphenicol, totracyclin, nitroíurantin.
Các nội độc tố:
Urê, amoniac, acid uric, bilirubin, acid lactic, cystin, creatinin.
Các chất khác:
Anilin, natri clorat, kali clorat, tinh dầu eucalyptus, acid boric, kali bicromat, acid cromic, dextro amphetamin, natri citrat, dinitro orlhocresol, ergotamin, cyclophosphamid, long não, atropin.
Giải quyết các hậu quả của ngộ độc
Điều trị triệu chứng (hồi sức)
Khi đã xuất hiện các dấu hiệu của ngộ độc gây tổn thương đến các chức năng sống của bệnh nhân thì nhiệm vụ đầu tiên của thầy thuốc là phải sử dụng tất cả các biện pháp hồi sức để đảm bảo sự sống của bệnh nhân trước khi tiến hành các biện pháp loại trừ hoặc thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
Thí dụ:
Trong ngộ độc lân hữu cơ, đầu tiên phải tiêm atropin tĩnh mạch, có khi phải đặt ống nội khí quản (nếu có suy hô hấp cấp nặng), trưốc khi tiêm PAM và rửa dạ dày, thụt tháo.
Trong ngộ độc digitan có nhịp tim chậm, ngừng tim, phải tiêm atropin, bóp tim ngoài lồng ngực trước khi rửa dạ dày, thụt tháo.
Vì vậy, khi có một cấp cứu ngộ độc, thì một mặt phải chuẩn bị dụng cụ rửa dạ dày, thụt tháo, một mặt phải kiểm tra các chức năng sống của bệnh nhân để kịp thời can thiệp.
Đồng thời đặt ngay 1 ống thông tĩnh mạch để sẵn sàng tiêm truyền.
Điều tra về nguyên nhân gây ngộ độc
Đây là một vấn đề có liên quan đến:
Chẩn đoán và xử trí
Điều tra tại chỗ xảy ra ngộ độc, tìm các lọ thuốc, ống thuốc, thư để lại...
Hỏi người xung quanh.
Gửi xét nghiệm chất nôn, nước tiểu, chất độc nghi ngờ.
Y pháp
Báo cáo các cơ quan có trách nhiệm.
Phá thai bằng tân dược hoặc đông dược
Rất đáng nghi ngờ nếu bệnh nhân đang có thai (quinin, chloroquin).
Chuyên khoa tâm thần
Lý do dẫn tối ý tưởng tự tử và điểu trị bệnh tâm thần sau khi khỏi ngộ độc, tránh tình trạng tái phát.
Phòng hộ lao động
Đề ra các biện pháp tích cực, tránh xẩy ra tai nạn lần nữa.
Bài viết cùng chuyên mục
Cấp cứu suy thận cấp
Trong một số trường hợp suy thận cấp có tiên lượng nhẹ, nhưng suy thận cấp xuất phát từ những bệnh nhân cực kỳ nặng đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu thưòng là rất nặng và có tỷ lệ tử vong cao.
Ngộ độc Opi và Morphin
Ở người lớn, liều gây độc khoảng từ 0,03 - 0,05g morphin liều gây chết khoảng 0,10g morphin tiêm và 0,20 - 0,40g morphin uống. Với nhựa opi, liều gây chết khoảng 2g.
Ngộ độc Phospho vô cơ và Phosphua kẽm
Ngộ độc nhẹ gây suy tế bào gan cấp, suy thận cấp rối loạn thần kinh, có thể kết thúc bằng tình trạng sốc muộn sau 2 ngày. Vì vậy phải theo dõi sát bệnh nhân trong một hai tuần đầu.
Các rối loạn kali máu
Cam thảo và lợi tiểu làm mất kali gây tăng aldosteron thứ phát, làm tăng huyết áp, ngừng uống thuốc và cho kali sẽ hạ huyết áp nhanh chóng.
Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp bằng hệ thống mở
Kết thúc rửa: hút hết dịch trong dạ dày, bơm vào dạ dày 20g than hoạt uống cùng 20g sorbitol, nhắc lại sau 2 giờ cho đến khi đạt 120g than hoạt.
Chọc hút máu tĩnh mạch đùi
Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt để làm xét nghiệm các khí trong máu và điện giải ỏ người bệnh truy mạch, khó dùng các tĩnh mạch tay hoặc bàn chân.
Cấp cứu say nắng
Trong say nóng, trung tâm điều hoà thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Còn trong say nắng, bản thân trung tâm điều hoà thân nhiệt bị chấn động đả kích.
Ngộ độc các dẫn chất của acid salicylic
Kích thích trung tâm hô hấp ở tuỷ làm cho bệnh nhân thở nhanh (tác dụng chủ yếu). Nếu ngộ độc nặng kéo dài, tình trạng thở nhanh dẫn đến liệt cơ hô hấp.
Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày
Nối túi đựng thức ăn lỏng vối ông thông; điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với lượng calo. Tính trọng lượng cơ thể lý thuyết đơn giản
Cấp cứu sốc phản vệ
Là một phản ứng kháng nguyên, trong đó yếu tô kích thích là dị nguyên, antigen hay allergen với kháng thể đặc biệt IgE của cơ thể được tổng hợp từ tương bào.
Thay huyết tương bằng máy
Thông thường bằng máy thay huyết tương trong 2 giờ chúng ta có thể loại bỏ từ 1500 - 2000 ml huyết tương và truyền vào 1500 - 2000ml dịch thay thế huyết tương.
Ngộ độc Cloroquin
Cloroquin giống như quinidin tác dụng ở phạm vi tế bào, trên các nucleopotein, đặc biệt trên tế bào cơ và thần kinh tim. Tác dụng ức chế sự chuyển hoá của tế bào.
Chẩn đoán và xử trí tăng áp lực nội sọ
Thể tích não có thể tăng mà chưa có tăng áp lực nội sọ vì có các cơ chế thích ứng (nưốc não tuỷ thoát về phía tuỷ sông, tăng thấm qua mạng nhện vào xoang tĩnh mạch dọc trên.
Ngộ độc sắn
Trong vỏ sắn có một heteroizit bị thuỷ phân trong nước thành acid cyanhydric, aceton và glucose vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Để tránh bị ngộ độc, người ta bóc vỏ, và ngâm sắn trong nước trước khi luộc.
Các hội chứng lớn trong ngộ độc cấp
Hôn mê có co giật thường có trong một số trường hợp ngộ độc làm ảnh hưởng đến thông khí có thể gây tổn thương não không hồi phục. Đó là một chỉ định hô hấp nhân tạo cấp bách.
Phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương
Vì các mao mạch phổi không có cơ tròn trước mao mạch nên áp lực chênh lệch giữa động mạch phổi và mao mạch phổi phản ánh áp lực nhĩ trái.
Thông khí điều khiển áp lực dương ngắt quãng đồng thì (SIMV or IDV)
Nếu khó thở, xanh tím - lại tăng tần số lên một ít cho đến hết các dấu hiệu trên.Khi giảm được tần số xuống 0, người bệnh đã trở lại thông khí tự nhiên qua máy.
Thay huyết tương bằng phương pháp thủ công
Cần có kế hoạch thay huyết tương cụ thể về số lượng huyết tương dự định loại bỏ, thời gian bắt đầu và kéo dài bao lâu, loại dịch thay thế huyết tương truyền vào cùng hồng cầu tự thân.
Ngộ độc Quinidin
Quinidin ức chế sự chuyển hoá của các tế bào, đặc biệt là tế bào tim: giảm tính kích thích cơ tim, giảm tính dẫn truyền cơ tim làm kéo dài thời gian trơ và làm QRS giãn rộng.
Xử trí cơn cường giáp và thai nghén
Do tác dụng phản hồi âm tính ỏ tuyến yên đối với nội tiết tố giáp trạng, đáp ứng của TSH với TRH bị hoàn toàn ức chế khi có tăng nội tiết tố giáp trạng.
Đặt ống thông tĩnh mạch cảnh trong ở trẻ em
Trẻ em ở mọi lứa tuổi, những trẻ có trọng lượng cơ thể từ 6, 7kg trở lên thường đạt kết qiuả tốt. Nằm ngửa, kê gối dưới vai, đầu quay sang phải.
Ngộ độc dầu hỏa và các dẫn chất
Viêm phổi thường là hai bên, ở hai vùng đáy, thường kèm theo phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi, đôi khi tràn khí màng phổi. Viêm phổi có thể bội nhiễm và áp xe hoá.
Quy trình kỹ thuật lọc máu ngắt quãng cấp cứu
Đa số các bệnh nhân lọc máu ngắt quãng cấp cứu cần có đường vào mạch máu bằng ống thông hai nòng và được đặt ở các tình trạng lớn để đảm bảo lưu lượng máu.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn và tâm phế mạn
Đánh giá mức độ phì đại hay giãn của tim phải không phải là dễ vì khó cụ thể hoá và trên thực tế người ta chỉ phát hiện được trên X quang mà thôi.
Đặt ống nội khí quản qua đường miệng có đèn soi thanh quản
Thầy thuốc đeo găng tay, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa. Dùng hai ngón tay của bàn tay phải đẩy gốc lưỡi sang bên nếu lưỡi bị kẹt giữa lưỡi đèn và răng.