- Trang chủ
- Sách y học
- Giải phẫu cơ thể người
- Giải phẫu xương khớp chi trên
Giải phẫu xương khớp chi trên
Xương vai là một xương dẹt hình tam giác, gồm hai mặt, nằm phía sau bên của phần trên lồng ngực, Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Xương đòn
Xương đòn là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai, nằm ngang phía trước và trên của lồng ngực. Xương gồm có 1 thân và 2 đầu.
Thân xương
Hình. Xương đòn A. Mặt trên B. Mặt dưới
1. Đầu ức 2. Thân xương 3. Đầu cùng vai 4. Diện khớp ức 5. Rãnh dưới đòn 6. Đầu cùng vai
Thân xương cong hình chữ S, cong lõm ra trước ở ngoài và cong lõm ra sau ở phần trong, điểm yếu của thân xương nằm ở chỗ nối giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong, nơi thường bị gãy khi chấn thương.
Ðầu xương
Ðầu ức: hướng vào trong, có diện khớp ức khớp với cán ức.
Ðầu cùng vai: Hướng ra ngoài, dẹt và rộng, có diện khớp cùng vai khớp với mỏm cùng vai.
Xương vai
Xương vai là một xương dẹt hình tam giác, gồm hai mặt, nằm phía sau bên của phần trên lồng ngực. Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.
Hình: Xương vai (mặt trước)
1. mỏm quạ 2. Gai vai 3. Cổ xương vai 4. Hố dưới vai
Các mặt
Mặt sườn: lõm là hố dưới vai.
Mặt lưng: có gai vai chia mặt này thành hai phần không đều nhau: phần trên nhỏ gọi là hố trên gai, phần dưới lớn gọi là hố dưới gai .
Gai vai là một mảnh xương hình tam giác chạy chếch lên trên và ra ngoài, sờ được dưới da. Ở phía ngoài gai vai dẹt lại tạo nên mỏm cùng vai.
Các bờ
Có ba bờ là bờ trong, bờ ngoài và bờ trên. Ở phía ngoài bờ trên có mỏm quạ là một mỏm xương có thể sờ thấy được trên người sống.
Các góc
Góc trên: hơi vuông, nối giữa bờ trên và bờ trong.
Góc dưới: hơi tròn, nối giữa bờ trong và bờ ngoài. Trong tư thế giải phẫu, góc dưới nằm ngang mức đốt sống ngực VII.
Góc ngoài: có một diện khớp hình soan, hơi lõm gọi là ổ chảo. Ổ chảo dính với thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ xương vai.
Xương cánh tay
Xương cánh tay là một xương dài, có một thân và hai đầu.
Thân xương
Hình lăng trụ tam giác có ba mặt và ba bờ.
Mặt trước ngoài: Ở 1/3 giữa có một vùng gồ ghề hình chữ V gọi là lồi củ delta.
Mặt trước trong: phẳng và nhẵn.
Mặt sau: Có rãnh chạy chếch từ trên xuống dưới ra ngoài được gọi là rãnh thần kinh quay, đi trong rãnh có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu. Do đó, khi gãy 1/3 giữa xương cánh tay, dây thần kinh quay dễ bị tổn thương.
Các bờ: Thân xương cánh tay có ba bờ là bờ trước, bờ trong và bờ ngoài.
Ðầu xương
Ðầu trên gồm:
Chỏm xương cánh tay hình 1/3 khối cầu hướng vào trong, lên trên và ra sau.
Cổ giải phẫu là chỗ hơi thắt lại, sát với chỏm xương. Cổ hợp với thân xương một góc khoảng 1300.
Củ lớn và củ bé. Giữa hai củ là rãnh gian củ.
Ðầu trên xương cánh tay dính vào thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ phẫu thuật, vị trí hay xảy ra gãy xương.
Ðầu dưới:
Dẹt bề ngang, gồm có: lồi cầu, mỏm trên lồi cầu trong và mỏm trên lồi cầu ngoài. Lồi cầu gồm chỏm con tiếp khớp xương quay và ròng rọc khớp xương trụ.
Hình. Xương cánh tay
1. Thân xương 2. Củ lớn 3. Chỏm cánh tay 4. Rãnh thần kinh quay 5. Mỏm trên lồi cầu trong 6. Chỏm con 7. ròng rọc
Xương cẳng tay
Gồm hai xương là xương quay ở ngoài và xương trụ ở trong, hai xương nối nhau bằng màng gian cốt và hai khớp quay trụ trên và khớpquay trụ dưới.
Xương quay
Xương có một thân và hai đầu.
Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ.
Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay, xuống dưới thì rộng dần. Mặt sau hơi lõm. Mặt ngoài lồi.
Các bờ: bờ trước, bờ sau, bờ trong. Bờ trong còn gọi là bờ gian cốt, sắc cạnh có màng gian cốt bám.
Hình. Xương cẳng tay
1. Mỏm khuỷu 2. Mỏm vẹt 3. Chỏm xương quay 4. Cổ xương quay 5. màng gian cốt 6.Mỏm trâm quay 7. Mỏm trâm trụ
Ðầu trên:
Gồm chỏm xương quay, cổ xương quay và lồi củ quay.
Chỏm xương quay: có một mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay, một diện khớp vòng khớp với khuyết quay của xương trụ và dây chằng vòng quay.
Cổ xương quay là một chỗ thắt lại nằm phía dưới chỏm xương quay
Lồi củ quay nằm ở phía dưới, giới hạn giữa đầu trên và thân xương.
Ðầu dưới:
Lớn hơn đầu trên. Ở mặt ngoài đầu dưới xương quay có mỏm xương nhô xuống dưới có thể sờ được dưới da là mỏm trâm quay.
Xương trụ
Xương trụ là xương dài có một thân và 2 đầu.
Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ.
Các mặt là mặt trước, mặt sau và mặt trong.
Các bờ là bờ trước, bờ sau sờ được dưới da và bờ ngoài là bờ gian cốt.
Ðầu trên:
Gồm mỏm khuỷu, mỏm vẹt, khuyết ròng rọc và khuyết quay.
Ðầu dưới:
Lồi thành một chỏm gọi là chỏm xương trụ. Phía trong của chỏm có mỏm trâm trụ.
Các xương cổ tay
Hình. Xương của bàn tay
1. Xương cổ tay 2. Xương đốt bàn tay 3. Xương đốt ngón gần ngón trỏ 4. Xương đốt ngón giữa ngón trỏ 5. Xương đốt ngón xa ngón trỏ
Khối xương cổ tay gồm 8 xương, ở hàng trên từ ngoài vào trong có 4 xương là: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và xương đậu; ở hàng đưới từ ngoài vào trong có 4 xương là: xương thang, xương thê, xương cả và xương
móc. Các xương cổ tay sắp xếp lại thành một rãnh ở trước là rãnh cổ tay. Rãnh cổ tay hợp với mạc giữ gân gấp thành ống cổ tay để các gân gấp, mạch máu và thần kinh đi qua.
Các xương đốt bàn tay
Khớp với các xương cổ tay ở phía trên và các xương ngón tay ở phía dưới, có 5 xương được gọi theo số thứ tự từ ngoài vào trong là từ I đến V.
Các xương ngón tay
Mỗi ngón tay có 3 xương: xương đốt ngón gần, xương đốt ngón giữa và xương đốt ngón xa theo thứ tự đi từ xương đốt bàn tay xuống, trừ ngón cái chỉ có 2 xương.
Khớp vai
Khớp vai là 1 khớp động, nối giữa ổ chảo với chỏm xương cánh tay.
Hình. Khớp vai
1. Củ lớn 2. Ổ chảo 3. Bao khớp 4. Dây chằng
Mặt khớp
Chỏm xương cánh tay: hình 1/3 khối cầu có sụn che phủ.
Ổ chảo là 1 hõm nông hình soan.
Sụn viền: vì ổ chảo nhỏ so với chỏm xương cánh tay nên có sụn viền là một vành sụn bám vào chung quanh ổ chảo để tăng độ sâu của ổ chảo.
Phương tiện nối khớp
Bao khớp.
Dây chằng: gồm dây chằng quạ cánh tay và dây chằng ổ chảo cánh tay.
Bao hoạt dịch
Lót mặt trong bao khớp, chứa dịch hoạt dịch để giúp cho các cử động của khớp được dễ dàng.
Ðộng tác
Khớp vai có biên độ hoạt động lớn nhất trong cơ thể, biên độ của các động tác rất lớn: dạng, khép, đưa ra trước, ra sau, xoay…
Bài viết cùng chuyên mục
Giải phẫu bàng quang
Khi rỗng bàng quang nằm trong phần trước hố chậu, sau xương mu, trước các tạng sinh dục, trực tràng, trên hoành chậu, Khi căng bàng quang có hình cầu nằm trong ổ bụng, Ở trẻ em bàng quang nằm trong ổ bụng
Tim: giải phẫu và chức năng
Tim có tính năng bơm kép giúp vận chuyển máu ra khỏi nó và quay trở lại, máu mới được oxy hóa rời khỏi bên trái tim thông qua động mạch chủ
Giải phẫu tim
Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào, Tâm nhĩ trái liên quan với thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái lớn sẽ đè vào thực quản.
Giải phẫu thần kinh và bạch mạch của ống tiêu hóa
Ống tiêu hoá cũng như gan và tuỵ được chi phối bởi các dây thần kinh lang thang, các dây thần kinh tạng lớn, tạng bé, tạng dưới và một số nhánh của các dây thần kinh gai sống cuối cùng.
Giải phẫu xương khớp đầu mặt
Hầu hết các xương đầu mặt được cấu tạo gồm hai bản xương đặc, bản trong và bản ngoài, hai bản ngăn cách ở giữa bằng một lớp xương xốp.
Giải phẫu niệu đạo
Ðường đi: từ cổ bàng quang, niệu đạo đi thẳng xuống xuyên qua tiền liệt tuyến, qua hoành chậu và hoành niệu dục, sau đó uốn cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu rồi vào dương vật tới quy đầu.
Giải phẫu niệu quản
Có 3 chổ hẹp là ở khúc nối bể thận niệu quản, chổ bắt chéo với động mạch chậu và đoạn nội thành bàng quang, Niệu quản được chia ra làm 2 đoạn
Giải phẫu thanh quản
Thanh quản được nuôi dưỡng bởi động mạch thanh quản trên là nhánh của động mạch giáp trên và động mạch thanh quản dưới là nhánh của động mạch giáp dưới.
Tổng quan Atlas giải phẫu đầu và cổ
Đường giới hạn dưới của vùng cổ, phân cách cổ và ngực, là một đường bắt đầu từ đỉnh mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, kéo dài sang hai bên
Giải phẫu cơ quan thị giác
Ổ mắt là một hốc xương sâu, chứa nhãn cầu, các cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và phần lớn bộ lệ, có hình tháp 4 thành, nền ở trước
Hệ thống tuần hoàn: giải phẫu và chức năng
Hệ thống tuần hoàn hoạt động nhờ áp lực liên tục từ tim và van, áp lực này đảm bảo rằng các tĩnh mạch mang máu đến tim và các động mạch vận chuyển nó ra
Thận: giải phẫu và chức năng
Thận là hai cơ quan hình hạt đậu trong hệ thống tiết niệu, chúng giúp cơ thể thải chất thải như nước tiểu, nó cũng giúp lọc máu trước khi đưa nó trở lại tim
Khí quản: giải phẫu và chức năng
Khí quản kéo dài từ cổ và chia thành hai phế quản chính phân chia đến phổi, chúng giống như thân cây phế quản.
Giải phẫu mạch máu chi dưới
Đường đi của động mạch đùi bắt đầu từ giữa dây chằng bẹn đến vòng gân cơ khép, theo hướng một đường vạch từ trung điểm của gai chậu trước trên và củ mu đến củ cơ khép xương đùi.
Giải phẫu cơ đầu mặt cổ
Cổ được chia ra làm hai vùng mà ranh giới là bờ ngoài của cơ thang, Vùng sau là vùng cổ sau hay gọi là vùng gáy; vùng trước là vùng cổ trước thường hay gọi là vùng cổ.
Não: giải phẫu và chức năng
Bộ não là một trong những bộ phận cơ thể quan trọng nhất, vì vậy điều quan trọng là phải biết cách nhận biết các dấu hiệu có thể có vấn đề
Giải phẫu gan
Trước khi đổ vào tá tràng, ống mật chủ cùng với ống tuỵ chính tạo nên bóng gan tuỵ, có cơ vòng bóng gan tuỵ ngăn không cho trào ngựợc dịch tá tràng vào ống mật chủ
Giải phẫu tá tràng và tụy
Tá tràng đưọc cấu tạo gồm 5 lớp như các phần khác của ruột non là lớp niêm mạc tiết ra nhiều men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt ở thành trong của phần xuống
Đại cương giải phẫu hệ thần kinh
Hệ thần kinh là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Điều phối tất cả hoạt động của cơ quan và môi trường bên trong cơ thể.
Hệ thống tiêu hóa: giải phẫu và chức năng
Sự kết nối giữa tất cả các cơ quan tiêu hóa và dịch của chúng đòi hỏi một sự cân bằng có thể dễ dàng bị phá vỡ, bao gồm chế độ ăn uống, căng thẳng, bệnh tật
Giải phẫu các tuyến nội tiết
Tuyến nội tiết có thể là một cơ quan riêng biệt, cũng có thể là những đám tế bào tập trung trong một cơ quan khác, ví dụ đảo tụy ở tụy hoặc tế bào kẻ ở tinh hoàn
Giải phẫu xương khớp chi dưới
Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần và đốt ngón xa
Hệ thống xương: giải phẫu và chức năng
Bộ xương của một người trưởng thành chứa 206 xương, bộ xương của trẻ em thực sự chứa nhiều xương vì một số trong số chúng, bao gồm cả xương sọ, chưa hợp nhất
Giải phẫu mạch máu chi trên
Vòng nối quanh ngực do động mạch ngực ngoài và động mạch cùng vai ngực nối với động mạch ngực trong và động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.
Giải phẫu đoan não
Chất trắng của bán cầu đại não chiếm tất cả các khoảng nằm giữa vỏ đại não với não thất bên và các nhân nền; gồm có 3 loại sợi: sợi toả chiếu, sợi liên hợp và sợi mép.