Giải phẫu xương khớp chi dưới

2015-03-31 01:28 AM

Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần và đốt ngón xa

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Xương chậu

Mô tả

Xương chậu là một xương đôi, hình cánh quạt, xương chậu bên này nối tiếp với xương chậu bên đối diện và xương cùng phía sau thành khung chậu. Khung chậu  hình cái chậu thắt ở giữa, chỗ thắt là eo chậu trên. Khung chậu có nhiệm vụ chứa đựng các tạng  trong ổ bụng và chuyển trọng lượng thân mình xuống chi dưới.

Cấu tạo

Về phương diện phôi thai, xương chậu do ba xương nối lại với nhau. Trung tâm kết nối là ổ cối, nơi đây có vết tích của sụn hình chữ Y.

Xương cánh chậu: ở trên, gồm có hai phần thân và cánh xương cánh chậu.

Xương mu: ở trước, gồm có: thân và hai ngành là ngành trên và ngành dưới.

Xương ngồi: ở sau, gồm có thân xương ngồi và ngành xương ngồi.

Ðặc điểm giải phẫu học

Xương chậu là xương  dẹt có 2 mặt và 4 bờ.

Mặt ngoài: ở giữa có hố lõm hình chén gọi ổ cối để tiếp khớp chỏm xương đùi. Trên ổ cối là diện mông để các cơ mông bám. Dưới ổ cối là lỗ bịt, có màng bịt che phủ, phía trước lỗ bịt có rãnh (ống) bịt để cho mạch máu và thần kinh bịt đi qua.

Mặt trong: ở giữa là đường cung, chạy chếch từ trên xuống dưới ra trước; Hai đường cung hai xương chậu cùng ụ nhô xương cùng phía sau tạo thành eo chậu trên. Eo chậu trên chia khung chậu làm hai phần, phía trên là chậu lớn, dưới là chậu bé. Eo chậu trên rất quan trọng trong sản khoa. Trên đường cung là hố chậu, sau hố chậu có diện khớp hình vành tai là diện nhĩ để khớp với xương cùng. Dưới đường cung là diện vuông tương ứng với ổ cối phía sau, dưới diện vuông là lỗ bịt.

Bờ trên: là mào chậu, nơi cao nhất của mào chậu ngang mức đốt sống thắt lưng 4.

Bờ dưới: do ngành xương ngồi hợp với ngành dưới xương mu tạo thành.

Bờ trước: có một số chi tiết sau:

Gai chậu trước trên là mốc giải phẫu quan trọng.

Gò chậu mu.

Củ mu có dây chằng bẹn bám. Mặt trong và dưới của củ mu có diện mu để khớp với xương mu bên đối diện.

Bờ sau: cũng có nhiều chỗ lồi lõm, có các chi tiết:

Gai chậu sau trên.

Khuyết ngồi lớn.

Gai ngồi.

Khuyết ngồi nhỏ.

Ụ ngồi: là nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể khi ngồi.

Khung chậu 

Hình. Khung chậu

1. Khớp cùng chậu   2. Xương cùng   3. Xương chậu   4. Xương cụt   5. Khớp mu   6. Eo chậu trên

Xương đùi

Xương đùi là một xương dài gồm có thân và hai đầu.

Thân xương

Hình lăng trụ tam giác gồm ba mặt: trước, trong, ngoài; ba bờ: trong, ngoài và sau. Bờ sau lồi và sắc gọi đường ráp có nhiều cơ bám.

Ðầu trên

Có chỏm đùi, cổ đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.

Chỏm đùi: hình 2/3 khối cầu, hướng lên trên vào trong và ra trước.

Cổ đùi: nối chỏm với hai mấu chuyển, nghiêng lên trên và vào trong. Trục của cổ họp với trục thân một góc 1300 gọi là góc nghiêng, giúp cho xương đùi vận động dễ dàng.

Mấu chuyển lớn: là nơi bám của khối cơ xoay đùi, có thể sờ và định vị được trên người sống.

Mấu chuyển bé: ở mặt sau và trong xương đùi.

Ðầu dưới

Ðầu dưới có lồi cầu trong và lồi cầu ngoài. Mặt ngoài lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài; mặt trong lồi cầu trong có mỏm trên lồi cầu trong và củ cơ khép.

Xương đùi 

Hình. Xương đùi

1. Mấu chuyển lớn   2. Chỏm đùi   3. Thân xương đùi   4. Cổ khớp   5. Đường ráp   6. Lồi cầu trong   7. Lồi cầu ngoài

Xương bánh chè

Là một xương dẹt hình tam giác, đáy ở trên đỉnh ở dưới. Xương bánh chè được bọc trong gân cơ tứ đầu đùi nên được gọi là xương vừng. Có vai trò trong động tác duỗi cẳng chân.

Xương chày

Là xương chính của cẳng chân, chịu gần toàn bộ sức nặng cơ thể từ trên dồn  xuống. Xương chày là một xương dài có một thân và hai đầu.

Thân xương

Hình lăng trụ tam giác hơi cong lồi ra trước. Có ba mặt và ba bờ:

Trong ba mặt có mặt trong phẳng, sát da.

Trong ba bờ có bờ trước sắc, sát da. Bờ trước cũng như mặt trong nằm sát da nên xương chày khi bị gãy dễ đâm ra da gây gãy hở, đồng thời xương khó lành khi tổn thương.

Ðầu trên

Loe rộng để đỡ lấy xương đùi, gồm có:

Lồi cầu trong.

Lồi cầu ngoài, lồi hơn lồi cầu trong, phía dưới và sau có diện khớp mác để tiếp khớp đầu trên xương mác.

Mặt trên mỗi lồi cầu có một diện khớp trên tương ứng để tiếp khớp lồi cầu xương đùi.

Mặt trước của hai lồi cầu có củ nằm ngay dưới da là lồi củ chày, nơi bám của dây chằng bánh chè.

Ðầu dưới

Nhỏ hơn đầu trên, gồm có:

Mắt cá trong: do phần trong đầu dưới xuống thấp tạo thành, sờ được dưới da.

Diện khớp dưới: tiếp khớp diện trên của ròng rọc xương sên.

Khuyết mác: ở mặt ngoài tiếp khớp đầu dưới xương mác.

 Xương chày

Hình.  Xương chày

A. Nhìn từ trước    B. Nhìn từ phía ngoài    C. Nhìn từ phía sau

1. Lồi củ chày  2. Mặt trong  3. Mắt cá trong   4. Đầu trên  5. Thân xương    6. Đầu dưới  7. Mặt sau

Xương mác

Xương mác là xương dài, mảnh nằm ngoài xương chày.

Thân xương

Thân xương có ba mặt và ba bờ.

Ðầu trên

Còn gọi chỏm mác, tiếp khớp diện khớp mác xương chày, sờ được dưới da.

Ðầu dưới

Dẹp và nhọn hơn đầu trên, tạo thành mắt cá ngoài, cực dưới của mắt cá ngoài thấp hơn cực dưới của mắt cá trong. Ðầu dưới xương mác và đầu dưới xương chày tạo nên gọng chày mác có vai trò rất quan trọng trong việc đi đứng.

Các xương bàn chân

Các xương bàn chân gồm có: các xương cổ chân, các xương đốt bàn chân, các xương đốt ngón chân.

Các xương cổ chân

Gồm 7 xương sắp xếp thành hai hàng:

Hàng sau: có hai xương là xương sên và xương gót.

Hàng trước: có 5 xương là xương ghe, xương hộp và ba xương chêm.

Xương đốt bàn chân

Có 5 xương đốt bàn kể từ trong ra ngoài là Xương đốt bàn I,... Ðốt bàn V. Mỗi xương có nền, thân và chỏm.

Các xương đốt ngón chân

Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần và đốt ngón xa. Mỗi xương cũng có ba phần là nền đốt ngón, thân đốt ngón và chỏm đốt ngón.

Các xương cổ chân 

Hình. Các xương cổ chân

1. Xương sên   2. Xương ghe   3. Xương chêm II   4. Xương chêm I   5. Các xương đốt bàn   6. Xương chêm III   7. Xương hộp   8. Xương gót

Khớp hông

Khớp hông là một khớp hoạt dịch lớn nhất cơ thể.

Mặt khớp

Ổ cối.

Chỏm xương đùi, tiếp khớp với ổ cối.

Sụn viền ổ cối

Khớp hông 

Hình. Khớp hông

1. Cơ thẳng đùi   2. Gân quặt ngược của cơ thẳng đùi   3. Bao khớp   4. Cơ mông nhỡ   5. Bao hoạt dịch   6. Cơ vuông đùi   7. Dây chằng ngồi đùi   8. Dây chằng vòng đùi   9. Cơ thắt lưng chậu

Phương tiện nối khớp

Bao khớp: là bao sợi chắc.

Dây chằng: có hai loại:

Dây chằng ngoài bao khớp; do bao khớp dày lên mà có:

Dây chằng chậu đùi: ở mặt trước và trên bao khớp, rộng và dài, dây chằng khỏe nhất của khớp hông. Dây chằng này rất chắc và che phủ gần hết mặt trước nên khi bị trật khớp do chấn thương thường trật khớp ra sau.

Dây chằng mu đùi

Dây chằng mu đùi cùng với dây chằng chậu đùi tạo thành ba thớ sợi hình chữ Z.

Dây chằng ngồi đùi: ở mặt sau bao khớp.

Dây chằng vòng đùi.

Dây chằng trong bao khớp:

Đó là dây chằng chỏm đùi đi từ chỏm đùi đến khuyết ổ cối.

Bao hoạt dịch

Lót mặt trong bao khớp.

Ðộng tác

Biên độ của khớp hông rất lớn: gấp, duỗi, khép, dạng…

Bài viết cùng chuyên mục

Hệ thần kinh: giải phẫu và chức năng

Các hệ thống thần kinh xử lý thông tin được thu thập và sau đó gửi hướng dẫn đến phần còn lại của cơ thể, tạo điều kiện cho một phản ứng thích hợp

Giải phẫu gan

Trước khi đổ vào tá tràng, ống mật chủ cùng với ống tuỵ chính tạo nên bóng gan tuỵ, có cơ vòng bóng gan tuỵ ngăn không cho trào ngựợc dịch tá tràng vào ống mật chủ

Giải phẫu hệ cơ

Cơ được hỗ trợ bởi các phần phụ thuộc cơ giúp cho sự hoạt động của cơ thể thuận tiện hơn, các phần phụ thuộc đó là: mạc, bao hoạt dịch, túi hoạt dịch.

Hệ thống hô hấp: giải phẫu và chức năng

Ngoài việc phân phối không khí và trao đổi khí, hệ thống hô hấp sẽ lọc, làm ấm và làm ẩm không khí hít thở, hệ hô hấp cũng đóng một vai trò trong lời nói

Giải phẫu phổi và màng phổi

Mặt sườn có khe chếch bắt đầu từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau chạy xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thuỳ phổi.

Giải phẫu các đôi dây thần kinh sọ

Trong số các dây thần kinh sọ thì dây thần kinh khứu giác (I) và dây thần kinh thị giác, thật ra là phần phát triển dài ra của não bộ, nên khác với các dây thần kinh cảm giác

Giải phẫu các tuyến nội tiết

Tuyến nội tiết có thể là một cơ quan riêng biệt, cũng có thể là những đám tế bào tập trung trong một cơ quan khác, ví dụ đảo tụy ở tụy hoặc tế bào kẻ ở tinh hoàn

Cơ thể người: các hệ thống cơ quan

Các nhóm hệ thống cơ quan phối hợp với nhau để tạo ra các chức năng hoàn chỉnh, có 11 hệ thống cơ quan chính trong cơ thể

Hệ thống cơ: giải phẫu và chức năng

Chuyển động cơ xảy ra khi tín hiệu thần kinh tạo ra những thay đổi điện trong tế bào cơ, canxi được giải phóng vào các tế bào và mang lại sự co giật cơ ngắn

Giải phẫu hệ thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần là phần giao cảm và phần đối giao cảm, hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch nhau, Hệ thần kinh tự chủ có cấu tạo.

Giải phẫu cột sống

Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng, nhưng nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau. đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước

Giải phẫu tủy gai

Càng về sau, do tốc độ phát triển của cột sống nhanh hơn so với tuỷ gai, do đó tuỷ gai tận cùng ở vị trí bờ dưới đốt sống thắt lưng 1 hoặc bờ trên đốt sống thắt lưng 2

Giải phẫu cơ quan sinh sản nữ

Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và tạo nên bờ phải và bờ trái, đây là chổ bám của dây chằng rộng.

Giải phẫu ruột già (đại tràng)

Ngoại trừ trực tràng, ruột thừa và ống hậu môn có hình dạng đặc biệt, các phần còn lại của ruột già có các đặc điểm về hình thể ngoài sau đây giúp ta phân biệt với ruột non.

Atlas giải phẫu những xoang cạnh mũi (Sinus paranasales)

Xoang hàm là một hốc nằm trong thân của xương hàm trên, những thành của xoang có thể chỉ là những tấm xương mỏng

Giải phẫu dạ dày

Phần dạ dày dưới đáy vị, có giới hạn dưới là mặt phẳng xiên đi qua khuyết góc, Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra Axít clorohydric HCl và Pepsinogene.

Giải phẫu đại cương hệ tiết niệu sinh sản

Hai hệ tiết niệu và sinh sản có liên quan rất mật thiết với nhau về phương diện phôi thai cũng như giải phẫu học, Đặc biệt là hệ sinh sản luôn có sự tương đồng cũng như khác nhau giữa hai giới về các cơ quan và bộ phận của hệ này

Giải phẫu tiền đình ốc tai

Hòm nhĩ có hình dáng như một thấu kính lõm hai mặt, trên rộng dưới hẹp, nằm theo mặt phẳng đứng dọc nhưng hơi nghiêng để thành ngoài nhìn ra ngoài xuống dưới và ra trước.

Giải phẫu khớp của thân

Phần trung tâm gọi là nhân tủy, rắn hơn và rất đàn hồi, di chuyển được trong vòng sợi, thường nằm gần bờ sau đĩa gian đốt

Giải phẫu thần kinh và bạch mạch của ống tiêu hóa

Ống tiêu hoá cũng như gan và tuỵ được chi phối bởi các dây thần kinh lang thang, các dây thần kinh tạng lớn, tạng bé, tạng dưới và một số nhánh của các dây thần kinh gai sống cuối cùng.

Tổng quan Atlas giải phẫu đầu và cổ

Đường giới hạn dưới của vùng cổ, phân cách cổ và ngực, là một đường bắt đầu từ đỉnh mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, kéo dài sang hai bên

Giải phẫu tim

Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào, Tâm nhĩ trái liên quan với thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái lớn sẽ đè vào thực quản.

Giải phẫu phúc mạc

Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu hông.

Giải phẫu xương khớp chi trên

Xương vai là một xương dẹt hình tam giác, gồm hai mặt, nằm phía sau bên của phần trên lồng ngực, Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.

Giải phẫu mạch máu chi trên

Vòng nối quanh ngực do động mạch ngực ngoài và động mạch cùng vai ngực nối với động mạch ngực trong và động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.