Giải phẫu ruột già (đại tràng)

2015-03-31 08:30 PM

Ngoại trừ trực tràng, ruột thừa và ống hậu môn có hình dạng đặc biệt, các phần còn lại của ruột già có các đặc điểm về hình thể ngoài sau đây giúp ta phân biệt với ruột non.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, hình chữ U ngược. Dài khoảng 1.5 - 2 m, phía trên nối với hồi tràng qua lỗ hồi manh tràng có van hồi manh tràng. Có nhiệm vụ tiếp nhận các thức ăn không tiêu hóa được (chất xơ...), một số vi khuẩn ở ruột già có thể  sản xuất các vitamin cho cơ thể, hấp thụ nước và tạo nên phân để thải ra ngoài.

Ruột già 

Hình. Ruột già

1. Kết tràng lên   2. Ruột thừa   3.Kết tràng ngang  4. Mạc treo kết tràng ngang     5. Kết tràng xuống  6. Mạc treo ruột   7. Kết tràng sigma   8. Trực tràng

Phân đoạn ruột già

Ruột già  gồm có bốn phần:

Manh tràng và ruột thừa.

Kết tràng gồm có kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng sigma

Trực tràng.

Ống hậu môn và tận cùng là hậu môn.

Hình thể ngoài

Ngoại trừ trực tràng, ruột thừa và ống hậu môn có hình dạng đặc biệt, các phần còn lại của ruột già có các đặc điểm về hình thể ngoài sau đây giúp ta phân biệt với ruột non.

Ba dãi cơ dọc: đi từ gốc ruột thừa đến kết tràng sigma.

Các túi phình kết tràng.

Các túi thừa mạc nối.

Vị trí, hình dạng và liên quan của các phần của ruột già

Manh tràng

Là phần đại tràng nằm dưới van hồi manh tràng, nằm ở hố chậu phải, dài 6 - 7cm và đường kính khoảng 7cm.

Manh tràng và ruột thừa 

Hình. Manh tràng và ruột thừa

1. Kết tràng lên   2. Hồi tràng   3. Lỗ ruột thừa   4. Ruột thừa   5. Manh tràng

Ruột thừa

Hình con giun dài 3 - 13 cm, phát xuất từ  bờ trong của manh tràng, nơi gặp nhau của ba dãi cơ dọc. Ruột thừa hướng xuống dưới, lòng ruột thừa thông với lòng manh tràng bằng một lỗ là lỗ ruột thừa.

Kết tràng

Là phần tiếp theo của đại tràng hình chữ U ngược ôm lấy hỗng tràng và hồi tràng, người ta chia làm bốn đoạn.

Kết tràng lên: nằm bên phải của ổ bụng, dính vào thành bụng sau bằng mạc dính kết  tràng lên. Từ dưới đi lên trên đến dưới gan thì  gập góc tạo nên góc gan hay góc kết tràng phải,  nối tiếp với kết  tràng ngang.

Kết tràng ngang: chạy từ phải sang trái, hơi lên trên đến dưới lách tạo nên góc lách hay góc kết tràng trái. Kết tràng ngang được treo vào thành bụng sau bằng một mạc treo gọi mạc treo kết tràng ngang. Mạc treo kết tràng ngang chia ổ phúc mạc thành hai tầng, tầng trên mạc treo kết tràng ngang chứa gan lách dạ dày và tầng dưới mạc treo kết tràng ngang chứa hỗng, hồi tràng... Ở phía trước kết tràng ngang có mạc nối lớn đi từ bờ cong vị lớn chạy xuống dưới che phủ hỗng - hồi tràng sau đó lộn lên trên bám vào kết tràng ngang.

Kết tràng xuống: nằm ở bên trái ổ bụng. Cũng giống bên phải, kết tràng xuống dính chặt vào thành bụng sau bằng mạc dính kết tràng xuống. Ở hố chậu trái thì kết tràng xuống được nối tiếp bằng kết tràng sigma.

Kết tràng sigma: Có dạng hình chữ sigma, chiều dài rất thay đổi, treo vào thành bụng sau bằng mạc treo kết tràng sigma.

Trực tràng

Là phần đại tràng nằm ở hố chậu, trước xương cùng, sau bàng quang, tiền liệt tuyến, túi tinh ở nam; tử cung và âm đạo ở nữ. Dài khoảng 15-20cm, phần trên phình to gọi là bóng trực tràng, phần dưới hẹp là ống hậu môn.

Trực tràng có cấu tạo như các phần khác của đại tràng, tuy nhiên không có túi thừa mạc nối và túi phình kết tràng.

Phúc mạc chỉ che phủ 2/3 trên của trực tràng như vậy có một phần trực tràng nằm ngoài phúc mạc.

Lớp cơ gồm cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong. Lớp cơ vòng phát triển mạnh ở hậu môn tạo thành cơ thắt trong, là một loại cơ không tự ý và luôn luôn ở tình trạng co thắt, ngoại trừ khi trung đại tiện. Ngoài ra ở hậu môn còn có cơ thắt ngoài là một lớp cơ vân do cơ nâng hậu môn tạo thành.

Tấm dưới niêm mạc chứa mạch máu và thần kinh thường tạo thành đám rối, trong đó các đám rối tĩnh mạch thường bị giãn gây bệnh trĩ.

 Trực tràng và hậu môn

Hình. Trực tràng và hậu môn

1. Tầng cơ vòng của trực tràng   2. Tầng cơ dọc   4. Cơ nâng hậu môn   5. Cơ thắt ngoài   6. Lòng trực tràng   7. Cột hậu môn   8. Xoang hậu môn   9. Dây chằng   10. Van hậu môn   11. Hậu môn   12. Vùng lược   13. Đường lược

Lớp niêm mạc: ở bóng trực tràng tạo nên các nếp bán nguyệt, còn ở ống hậu môn lớp niêm mạc được nối phần da của hậu môn. Ranh giới ở hai phần này là đường lược, ở trên đường lược niêm mạc tạo thành các cột lồi vào lòng hậu môn là cột hậu môn, các cột nối liền nhau ở đáy bằng các nếp niêm mạc là van hậu môn. Khoảng giữa các cột tạo thành các túi là các xoang hậu môn, nơi đây có miệng đổ vào của các tuyến hậu môn, khi bị viêm nhiễm gây nên áp xe và là nguyên nhân của dò hậu môn.

Mạch máu ruột già

Dựa vào phôi thai và mạch máu người ta chia ruột già làm hai phần phải và trái mà ranh giới là chỗ nối 1/3 phải và 1/3 giữa kết tràng ngang.

Mạch máu kết tràng phải

Động mạch nuôi dưỡng kết tràng phải gồm những nhánh bên của động mạch mạc treo tràng trên là động mạch kết tràng giữa, động mạch kết tràng phải và động mạch hồi kết tràng.

Mạch máu kết tràng trái

Động mạch nuôi dưỡng kết tràng trái phát sinh từ động mạch mạc treo tràng dưới. Ðộng mạch mạc treo tràng dưới là nhánh của động mạch chủ bụng, chạy trong hai lá của mạc dính kết tràng trái và mạc treo kết tràng sigma, tận cùng bằng động mạch trực tràng trên.

Trên đường đi, động mạch mạc treo tràng dưới cho các nhánh bên là động mạch kết tràng trái nối với động mạch kết tràng giữa (hay động mạch kết tràng phải) và các động mạch kết tràng sigma.

Ngoài ra, trực tràng và ống hậu môn còn nhận máu từ động mạch trực tràng giữa và dưới, xuất phát từ động mạch chậu trong. 

Bài viết cùng chuyên mục

Khí quản: giải phẫu và chức năng

Khí quản kéo dài từ cổ và chia thành hai phế quản chính phân chia đến phổi, chúng giống như thân cây phế quản.

Đại cương về giải phẫu xương khớp

Xương đơn là xương mỗi ngừoi có một xương và các xương này ở trên trục của cơ thể, hai phần phải trái của xương đối xứng qua trục của nó cũng như trục của cơ thể.

Hệ thống cơ: giải phẫu và chức năng

Chuyển động cơ xảy ra khi tín hiệu thần kinh tạo ra những thay đổi điện trong tế bào cơ, canxi được giải phóng vào các tế bào và mang lại sự co giật cơ ngắn

Tổng quan Atlas giải phẫu đầu và cổ

Đường giới hạn dưới của vùng cổ, phân cách cổ và ngực, là một đường bắt đầu từ đỉnh mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, kéo dài sang hai bên

Tim: giải phẫu và chức năng

Tim có tính năng bơm kép giúp vận chuyển máu ra khỏi nó và quay trở lại, máu mới được oxy hóa rời khỏi bên trái tim thông qua động mạch chủ

Giải phẫu mạch máu chi dưới

Đường đi của động mạch đùi bắt đầu từ giữa dây chằng bẹn đến vòng gân cơ khép, theo hướng một đường vạch từ trung điểm của gai chậu trước trên và củ mu đến củ cơ khép xương đùi.

Giải phẫu phổi và màng phổi

Mặt sườn có khe chếch bắt đầu từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau chạy xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thuỳ phổi.

Giải phẫu thân não tiểu não

Phần não sau phát triển với thành lưng bị toác rộng hình trám được gọi là trám não, bao gồm hành não, cầu não và tiểu não vây quanh não thất IV. Mặt khác cầu não, hành não, trung não lại nằm trên một trục

Đại cương giải phẫu hệ thần kinh

Hệ thần kinh là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Điều phối tất cả hoạt động của cơ quan và môi trường bên trong cơ thể.

Giải phẫu cột sống

Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng, nhưng nhìn nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau. đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước

Giải phẫu đại cương hệ tiêu hóa

Lớp niêm mạc là lớp biểu mô, tuỳ theo chức năng mà có loại biểu mô khác nhau, Ví dụ ở thực quản nơi dễ bị nhiệt độ gây tổn thương hay hậu môn nơi dễ bị kích thích

Giải phẫu động mạch chủ

Ðộng mạch chủ xuống là đoạn tiếp nối từ cung động mạch chủ cho đến chỗ chia đôi, đường kính nhỏ hơn hai đoạn đầu, Ðộng mạch chủ xuống còn được chia thành hai phần nhỏ là động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng

Phổi: giải phẫu và chức năng

Phổi được bao quanh bởi xương ức và lồng ngực ở mặt trước và đốt sống ở mặt sau, lồng xương này giúp bảo vệ phổi và các cơ quan khác trong ngực

Giải phẫu hệ cơ

Cơ được hỗ trợ bởi các phần phụ thuộc cơ giúp cho sự hoạt động của cơ thể thuận tiện hơn, các phần phụ thuộc đó là: mạc, bao hoạt dịch, túi hoạt dịch.

Giải phẫu cơ quan sinh sản nam

Tinh hoàn tạo ra tinh trùng và hóc môn nam giới. Một hệ thống ống dùng để chuyên chở và cất giữ tinh trùng để chờ đợi sự trưởng thành để cuối cùng phóng ra bên ngoài.

Thận: giải phẫu và chức năng

Thận là hai cơ quan hình hạt đậu trong hệ thống tiết niệu, chúng giúp cơ thể thải chất thải như nước tiểu, nó cũng giúp lọc máu trước khi đưa nó trở lại tim

Giải phẫu xương lồng ngực

Đầu trước của thân xương sườn nối với các sụn sườn ngoại trừ xương sườn 11 và 12 tự do nên hai xương sườn này được gọi là xương sườn cụt.

Giải phẫu tá tràng và tụy

Tá tràng đưọc cấu tạo gồm 5 lớp như các phần khác của ruột non là lớp niêm mạc tiết ra nhiều men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt ở thành trong của phần xuống

Giải phẫu hệ thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần là phần giao cảm và phần đối giao cảm, hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch nhau, Hệ thần kinh tự chủ có cấu tạo.

Giải phẫu cơ thân mình

Thành bụng trước bên gồm ba cơ ở phía bên xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong.

Giải phẫu xương khớp chi trên

Xương vai là một xương dẹt hình tam giác, gồm hai mặt, nằm phía sau bên của phần trên lồng ngực, Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.

Hệ sinh sản nữ: giải phẫu và chức năng

Phụ nữ được sinh ra với một số lượng lớn tế bào trứng, mãi đến sau khi bắt đầu dậy thì, những tế bào này đã đủ trưởng thành để duy trì sự sống

Giải phẫu mũi

Niêm mạc có nhiều mạch máu, tuyến niêm mạc và tổ chức bạch huyết có chức năng sưởi ấm, làm ẩm không khí, lọc bớt bụi và sát trùng không khí trước khi vào phổi

Giải phẫu thực quản

Về phương diện giải phẫu học, thực quản được chia làm 3 đoạn: đoạn cổ dài khoảng 3cm; đoạn ngực dài khoảng 20 cm và đoạn bụng dài khoảng 2 cm.

Cơ thể người: các hệ thống cơ quan

Các nhóm hệ thống cơ quan phối hợp với nhau để tạo ra các chức năng hoàn chỉnh, có 11 hệ thống cơ quan chính trong cơ thể