Giải phẫu mạch máu chi trên

2015-03-31 06:13 AM

Vòng nối quanh ngực do động mạch ngực ngoài và động mạch cùng vai ngực nối với động mạch ngực trong và động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Động mạch chi trên

Chi trên được cấp máu nhờ động mạch nách, động mạch cánh tay, động mạch quay và động mạch trụ cùng các nhánh của chúng.

Ðộng mạch nách

 Mạch máu và thần kinh trong hố nách

Hình. Mạch máu và thần kinh trong hố nách

1. Cơ dưới vai  2.Động mạch mũ vai   3.Động mạch ngực lưng   4. Động mạch nách

Ðường đi: động mạch nách là sự tiếp tục của động mạch dưới đòn, từ điểm giữa bờ sau xương đòn đến bờ dưới cơ ngực lớn, đổi tên thành động mạch cánh tay.

Nhánh bên: có 6 nhánh:

Động mạch ngực trên, cấp máu cho các cơ ngực.

Động mạch cùng vai ngực, cấp máu cho vùng vai và ngực.

Động mạch ngực ngoài, cấp máu cho thành ngực.

Động mạch dưới vai, cấp máu cho thành sau hõm nách.

Động mạch mũ cánh tay trước và mũ cánh tay sau đi vào vùng đen- ta, nối nhau quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay.

Ðộng mạch nách thường nối với các động mạch dưới đòn và động mạch cánh tay, tạo nên 3 vòng nối quanh vai, quanh ngực và ở vùng cánh tay.

Vòng nối quanh ngực do động mạch ngực ngoài và động mạch cùng vai ngực nối với động mạch ngực trong và động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.

Vòng nối quanh vai do động mạch dưới vai nối với động mạch vai trên và động mạch vai sau của động mạch dưới đòn.

Vòng nối cánh tay do động mạch mũ cánh tay trước nối với động mạch mũ cánh tay sau và động mạch cánh tay sâu của động mạch cánh tay.

Do hai vòng nối quanh vai và quanh ngực không nối với vòng nối cánh tay, nên nếu thắt động mạch nách ở giữa động mạch mũ cánh tay trước và động mạch dưới vai sẽ rất nguy hiểm.

Ðộng mạch cánh tay

Ðường đi: tiếp theo động mạch nách, đi từ bờ dưới cơ ngực lớn đến dưới nếp gấp khuỷu 3cm, rồi chia thành hai ngành cùng là động mạch quay và động mạch trụ.

Nhánh bên: gồm các nhánh chính:

Động mạch cánh tay sâu: ra khu cánh tay sau.

Động mạch bên trụ trên,  cùng  dây thần kinh  trụ chạy xuống dưới.

Động mạch bên trụ dưới.

Động mạch cánh tay 

Hình. Động mạch cánh tay

Ðộng mạch trụ

Ðường đi: động mạch trụ là nhánh cùng của động mạch cánh tay, bắt đầu từ 3cm dưới nếp khuỷu, chạy xuống cổ tay và vào gan tay tạo nên cung động mạch gan tay nông.

Nhánh bên:  có các nhánh bên nuôi dưỡng vùng cẳng tay và bàn tay. Trong số đó có nhánh gan tay sâu nối với động mạch quay tạo nên cung động mạch gan tay sâu.

Mạch máu thần kinh hố khuỷu (nhìn từ trong) 

Hình. Mạch máu thần kinh hố khuỷu (nhìn từ trong)

1. Dây thàn kinh trụ   2. Động mạch trụ    3. Động mạch cánh tay  4. Dây thần kinh quay   5. Động mạch quay   6. Dây thần kinh giữa

Ðộng mạch quay

Ðường đi: từ 3cm dưới nếp gấp khuỷu, động mạch quay chạy xuống dưới, nằm trong rãnh động mạch quay, sau đó vòng quanh mỏm trâm quay, qua hõm lào giải phẫu để vào gan tay, tạo nên cung gan tay sâu.

Nhánh bên: có các nhánh bên nuôi dưỡng vùng cẳng tay và bàn tay. Trong số đó có nhánh gan tay nông nối với động mạch trụ tạo nên cung động mạch gan tay nông.

Cung động mạch gan tay nông

Do động mạch trụ nối với nhánh gan tay nông của động mạch quay tạo nên.

Nhánh bên: cho các nhánh nuôi dưỡng bàn tay và ngón tay.

Cung động mạch gan tay sâu

Cấu tạo: do động mạch quay nối với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ tạo nên.

Nhánh bên: cho các nhánh nuôi dưỡng bàn tay và ngón tay.

Cung động mạch gan tay nông 

Hình. Cung động mạch gan tay nông

1. Dây thần kinh trụ  2. Động mạch trụ  3. Động mạch quay   4. Dây thần kinh giữa   5. Cung động mạch gan tay nông

Tĩnh mạch chi trên

 Tĩnh mạch chi trên

Hình. Tĩnh mạch chi trên

1. Tĩnh mạch đầu   2. Tĩnh mạch nền   3. Tĩnh mạch giữa nền   4. Tĩnh mạch giữa đầu

Tĩnh mạch sâu

Từ dưới lên đến phần cánh tay thường có hai tĩnh mạch sâu đi kèm theo hai bên động mạch cùng tên. Đến hõm nách thì nhập lại thành tĩnh mạch nách.

Tĩnh mạch nông

Trong lớp mỡ dưới da của cẳng bàn tay có một mạng tĩnh mạch phong phú. Mạng tĩnh mạch này đổ về ba tĩnh mạch nông theo thứ tự từ trong ra ngoài là: tĩnh mạch nền, tĩnh mạch giữa cẳng tay, tĩnh mạch đầu. Các tĩnh mạch này đi lên vùng khuỷu trước để góp phần tạo nên mạng tĩnh mạch. Sau đó tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch nền tiếp tục chạy lên trên đổ vào tĩnh mạch nách.

Bài viết cùng chuyên mục

Giải phẫu thận

Nhu mô thận gồm có hai phần là tuỷ thận được cấu tạo bởi nhiều khối hình nón gọi là tháp thận, đáy tháp quay về phía bao thận

Giải phẫu các đôi dây thần kinh sọ

Trong số các dây thần kinh sọ thì dây thần kinh khứu giác (I) và dây thần kinh thị giác, thật ra là phần phát triển dài ra của não bộ, nên khác với các dây thần kinh cảm giác

Giải phẫu cơ thân mình

Thành bụng trước bên gồm ba cơ ở phía bên xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong.

Giải phẫu xương khớp chi trên

Xương vai là một xương dẹt hình tam giác, gồm hai mặt, nằm phía sau bên của phần trên lồng ngực, Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.

Giải phẫu tiền đình ốc tai

Hòm nhĩ có hình dáng như một thấu kính lõm hai mặt, trên rộng dưới hẹp, nằm theo mặt phẳng đứng dọc nhưng hơi nghiêng để thành ngoài nhìn ra ngoài xuống dưới và ra trước.

Atlas giải phẫu vùng mũi, các cơ, mạch máu và dây thần kinh

Mũi có bề mặt bên ngoài phủ bởi da, và bề mặt bên trong phủ bởi da-niêm mạc liên tiếp với niêm mạc hô hấp của các hốc mũi. Nằm trong bề dày, giữa hai bề mặt bên ngài

Giải phẫu hệ cơ

Cơ được hỗ trợ bởi các phần phụ thuộc cơ giúp cho sự hoạt động của cơ thể thuận tiện hơn, các phần phụ thuộc đó là: mạc, bao hoạt dịch, túi hoạt dịch.

Giải phẫu các dây thần kinh gai sống

Các dây thần kinh gai sống cấu tạo gồm hai rễ: rễ trước là rễ vận động, rễ sau là rễ cảm giác, có thân tế bào cảm giác nằm ở hạch gai

Giải phẫu phúc mạc

Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu hông.

Giải phẫu khí quản

Trong lòng khí quản, nơi phân đôi của khí quản nổi gờ lên ở giữa, gọi là cựa khí quản. Nhìn từ trên xuống, cựa khí quản hơi lệch sang bên trái

Giải phẫu bàng quang

Khi rỗng bàng quang nằm trong phần trước hố chậu, sau xương mu, trước các tạng sinh dục, trực tràng, trên hoành chậu, Khi căng bàng quang có hình cầu nằm trong ổ bụng, Ở trẻ em bàng quang nằm trong ổ bụng

Não: giải phẫu và chức năng

Bộ não là một trong những bộ phận cơ thể quan trọng nhất, vì vậy điều quan trọng là phải biết cách nhận biết các dấu hiệu có thể có vấn đề

Phế quản: giải phẫu và chức năng

Khi phế quản bị viêm do kích thích hoặc nhiễm trùng, dẫn đến việc thở khó khăn hơn, những người bị viêm phế quản cũng có xu hướng có nhiều chất nhầy và đờm hơn

Giải phẫu niệu quản

Có 3 chổ hẹp là ở khúc nối bể thận niệu quản, chổ bắt chéo với động mạch chậu và đoạn nội thành bàng quang, Niệu quản được chia ra làm 2 đoạn

Thận: giải phẫu và chức năng

Thận là hai cơ quan hình hạt đậu trong hệ thống tiết niệu, chúng giúp cơ thể thải chất thải như nước tiểu, nó cũng giúp lọc máu trước khi đưa nó trở lại tim

Cơ thể người: các hệ thống cơ quan

Các nhóm hệ thống cơ quan phối hợp với nhau để tạo ra các chức năng hoàn chỉnh, có 11 hệ thống cơ quan chính trong cơ thể

Giải phẫu cơ đầu mặt cổ

Cổ được chia ra làm hai vùng mà ranh giới là bờ ngoài của cơ thang, Vùng sau là vùng cổ sau hay gọi là vùng gáy; vùng trước là vùng cổ trước thường hay gọi là vùng cổ.

Giải phẫu dạ dày

Phần dạ dày dưới đáy vị, có giới hạn dưới là mặt phẳng xiên đi qua khuyết góc, Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra Axít clorohydric HCl và Pepsinogene.

Giải phẫu cơ chi dưới

Ðùi được giới hạn phía trên bởi nếp lằn bẹn ở trước và lớp lằn mông ở sau, Phía dưới bởi một đường ngang phía trên nền xương bánh chè 3  khoát ngón tay.

Giải phẫu đáy chậu và hoành chậu hông

Ở nữ giới tương tự như nam giới, tuy nhiên có âm đạo đi qua, tách cơ hành xốp và cơ này trở thành cơ khít âm đạo, đồng thời làm yếu đi khá nhiều cơ ngang sâu đáy chậu.

Giải phẫu đại cương hệ tiết niệu sinh sản

Hai hệ tiết niệu và sinh sản có liên quan rất mật thiết với nhau về phương diện phôi thai cũng như giải phẫu học, Đặc biệt là hệ sinh sản luôn có sự tương đồng cũng như khác nhau giữa hai giới về các cơ quan và bộ phận của hệ này

Giải phẫu đại cương hệ tiêu hóa

Lớp niêm mạc là lớp biểu mô, tuỳ theo chức năng mà có loại biểu mô khác nhau, Ví dụ ở thực quản nơi dễ bị nhiệt độ gây tổn thương hay hậu môn nơi dễ bị kích thích

Giải phẫu mũi

Niêm mạc có nhiều mạch máu, tuyến niêm mạc và tổ chức bạch huyết có chức năng sưởi ấm, làm ẩm không khí, lọc bớt bụi và sát trùng không khí trước khi vào phổi

Giải phẫu thanh quản

Thanh quản được nuôi dưỡng bởi động mạch thanh quản trên là nhánh của động mạch giáp trên và động mạch thanh quản dưới là nhánh của động mạch giáp dưới.

Giải phẫu khớp của thân

Phần trung tâm gọi là nhân tủy, rắn hơn và rất đàn hồi, di chuyển được trong vòng sợi, thường nằm gần bờ sau đĩa gian đốt