Giải phẫu hệ thần kinh tự chủ

2015-04-01 03:37 AM

Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần là phần giao cảm và phần đối giao cảm, hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch nhau, Hệ thần kinh tự chủ có cấu tạo.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Hệ thần kinh tự chủ còn được gọi là hệ thần kinh thực vật gồm các sợi thần kinh đi từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ trơn (của các tuyến, các tạng, các mạch máu) và cơ tim.

Hệ thần kinh tự chủ được chia làm hai phần là phần giao cảm và phần đối giao cảm, hoạt động theo nguyên tắc đối nghịch nhau. Hệ thần kinh tự chủ có cấu tạo:

Trung khu thần kinh tự chủ: gồm các nhân ở trong não hay tuỷ gai.

Các sợi thần kinh từ các nhân trung ương đi ra ngoại biên gồm hai loại: sợi trước hạch (từ nhân tới các hạch) và sợi sau hạch (từ hạch đến cơ quan).

Các hạch thần kinh tự chủ gồm có 3 loại:

Hạch cạnh sống nằm dọc hai bên cột sống.

Hạch trước sống hay hạch trước tạng.

Hạch tận cùng ở ngay gần các cơ quan.

Các đám rối thần kinh tự chủ là các mạng lưới sợi thần kinh giao cảm và đối giao cảm đan nhau chằng chịt trước khi đi vào một cơ quan.

Hệ giao cảm

Phần trung ương

Nhân trung gian bên ở đoạn tuỷ từ ngực 1đến thắt lưng 3 (T1 - L3).

Phần ngoại  biên

Sợi trước hạch theo rễ trước thần kinh gai sống vào nhánh thông trắng đến các hạch giao cảm cạnh sống hoặc đi xuyên qua các hạch này để đến các hạch trước sống.

Các hạch cạnh sống: có hai chuổi hạch giao cảm ở hai bên cột sống từ đáy sọ đến xương cùng. Mỗi chuỗi có 23 hạch, nối với nhau bởi các nhánh gian hạch, tạo thành một thân giao cảm và gồm các phần như sau:

Ở cổ có hạch cổ trên, hạch cổ giữa và hạch cổ dưới; hạch cổ dưới thường kết hợp với hạch ngực 1 để tạo thành hạch sao.

Ở vùng ngực, thắt lưng và cùng: có 11 đến 12 hạch ngực, 3 đến 4 hạch thắt lưng, 4 đến 5 hạch cùng.

Ở vùng cùng cụt hai thân giao cảm tiến lại gần nhau và hoà lẫn thành một hạch cụt.

Hạch trước sống: có hạch tạng, hạch mạc treo tràng trên, hạch mạc treo tràng dưới, hạch chủ thận và hạch hoành.

Sợi sau hạch: từ các hạch cạnh sống hoặc các hạch trước sống, các sợi thần kinh giao cảm đi qua nhánh thông xám, rồi vào các thần kinh gai sống để đến cơ quan mà chúng chi phối.

Hệ đối giao cảm

Trung ương

Gồm hai phần:

Ở não bộ là nhân các thần kinh sọ: III, VII, IX, X.

Ở tuỷ gai là cột nhân trung gian bên đoạn cùng 2 đến 4 (S2-4).

Ngoại biên

Sợi trước hạch: tùy theo nguồn gốc khác nhau.

Từ trung ương phần não bộ: theo các thần kinh sọ III, VII, IX, X để đến các hạch tận cùng (hạch mi, hạch chân bướm khẩu cái, hạch dưới hàm).

Từ trung ương phần tuỷ gai: theo rễ trước các thần kinh gai sống đến các hạch tận cùng ở vùng chậu hông.

Hạch tận cùng: nằm gần hoặc ngay trong thành của các cơ quan mà chúng chi phối.

Sợi sau hạch:  rất ngắn, từ hạch tận cùng đi vào cơ quan.

Chức năng của hệ thần kinh tự chủ

Hai hệ giao cảm và hệ đối giao cảm có tác dụng gần như đối lập nhau. Ví dụ: hệ giao cảm làm giãn đồng tử trong khi hệ đối giao cảm làm co đồng tử. Tuy vậy chúng đều chịu sự chỉ huy của vỏ não và hoạt động phối hợp nhau.

Tác dụng của hệ thần kinh tự chủ

Cơ quan

Giao cảm

Ðối giao cảm

Mống mắt

Giãn đồng tử

co

Tuyến  lệ

Ít hoặc không tác dụng lên sự tiết

Kích thích   tiết

Tuyến nước bọt

Giảm lượng tiết

Tăng lượng tiết

Phế quản

Giãn

Co

Tim

Tăng nhịp, tăng co bóp

Giảm nhịp

Dạ dày, ruột (nhu động

và tiết dịch)

Ức chế

Kích thích

Cơ vòng dạ dày, ruột

Co thắt

Giãn

Cơ quan sinh dục

Co rút ống dẫn tinh, túi tinh, tiền liệt tuyến và cơ tử cung, co mạch

Giãn mạch

Bàng quang

Ít  hoặc không tác dụng

Co thành bàng quang

Tuỷ thượng thận

Kích thích tiết

Ít hoặc không tác dụng

Mạch máu ở thân và chi

Co

Không tác dụng

 Sơ đồ hệ thần kinh tự chủ 

Hình. Sơ đồ hệ thần kinh tự chủ

1. Dây thần kinh IX   2. Dây thần kinh X  3. Hạch tạng   4. Sợi đối giao cảm chậu  5. Hạch cạnh sống

Bài viết cùng chuyên mục

Đại cương giải phẫu hệ tuần hoàn

Máu nhiều carbonic sẽ tập trung vào các tiểu tĩnh mạch sau đó đổ về các tĩnh mạch lớn hơn cuối cùng đổ về tâm nhĩ phải của tim bằng hai tĩnh mạch chủ trên và dưới.

Giải phẫu bàng quang

Khi rỗng bàng quang nằm trong phần trước hố chậu, sau xương mu, trước các tạng sinh dục, trực tràng, trên hoành chậu, Khi căng bàng quang có hình cầu nằm trong ổ bụng, Ở trẻ em bàng quang nằm trong ổ bụng

Giải phẫu thanh quản

Thanh quản được nuôi dưỡng bởi động mạch thanh quản trên là nhánh của động mạch giáp trên và động mạch thanh quản dưới là nhánh của động mạch giáp dưới.

Giải phẫu cơ chi dưới

Ðùi được giới hạn phía trên bởi nếp lằn bẹn ở trước và lớp lằn mông ở sau, Phía dưới bởi một đường ngang phía trên nền xương bánh chè 3  khoát ngón tay.

Giải phẫu cơ quan sinh sản nam

Tinh hoàn tạo ra tinh trùng và hóc môn nam giới. Một hệ thống ống dùng để chuyên chở và cất giữ tinh trùng để chờ đợi sự trưởng thành để cuối cùng phóng ra bên ngoài.

Giải phẫu thực quản

Về phương diện giải phẫu học, thực quản được chia làm 3 đoạn: đoạn cổ dài khoảng 3cm; đoạn ngực dài khoảng 20 cm và đoạn bụng dài khoảng 2 cm.

Giải phẫu niệu đạo

Ðường đi: từ cổ bàng quang, niệu đạo đi thẳng xuống xuyên qua tiền liệt tuyến, qua hoành chậu và hoành niệu dục, sau đó uốn cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu rồi vào dương vật tới quy đầu.

Hệ thần kinh: giải phẫu và chức năng

Các hệ thống thần kinh xử lý thông tin được thu thập và sau đó gửi hướng dẫn đến phần còn lại của cơ thể, tạo điều kiện cho một phản ứng thích hợp

Giải phẫu hỗng tràng và hồi tràng

Hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại thành các cuộn hình chữ U gọi là quai ruột. Có từ 14 đến 16 quai. Các quai ruột đầu sắp xếp nằm ngang, các quai ruột cuối thẳng đứng.

Atlas giải phẫu những xoang cạnh mũi (Sinus paranasales)

Xoang hàm là một hốc nằm trong thân của xương hàm trên, những thành của xoang có thể chỉ là những tấm xương mỏng

Giải phẫu lách

Trong các bờ của lách, có bờ trước hay còn gọi là bờ trên có nhiều khía và sờ được khi lách lớn, nhờ vậy mà chúng ta có thể phân biệt lách với các tạng khác khi khám lách.

Hệ thống xương: giải phẫu và chức năng

Bộ xương của một người trưởng thành chứa 206 xương, bộ xương của trẻ em thực sự chứa nhiều xương vì một số trong số chúng, bao gồm cả xương sọ, chưa hợp nhất

Tổng quan Atlas giải phẫu đầu và cổ

Đường giới hạn dưới của vùng cổ, phân cách cổ và ngực, là một đường bắt đầu từ đỉnh mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, kéo dài sang hai bên

Giải phẫu cơ chi trên

Thần kinh chi phối cho các cơ trên chủ yếu phát sinh từ đám rối thần kinh cánh tay, Chức năng của các cơ này có tác dụng là vận động khớp vai.

Giải phẫu xương lồng ngực

Đầu trước của thân xương sườn nối với các sụn sườn ngoại trừ xương sườn 11 và 12 tự do nên hai xương sườn này được gọi là xương sườn cụt.

Giải phẫu mũi

Niêm mạc có nhiều mạch máu, tuyến niêm mạc và tổ chức bạch huyết có chức năng sưởi ấm, làm ẩm không khí, lọc bớt bụi và sát trùng không khí trước khi vào phổi

Phổi: giải phẫu và chức năng

Phổi được bao quanh bởi xương ức và lồng ngực ở mặt trước và đốt sống ở mặt sau, lồng xương này giúp bảo vệ phổi và các cơ quan khác trong ngực

Giải phẫu đáy chậu và hoành chậu hông

Ở nữ giới tương tự như nam giới, tuy nhiên có âm đạo đi qua, tách cơ hành xốp và cơ này trở thành cơ khít âm đạo, đồng thời làm yếu đi khá nhiều cơ ngang sâu đáy chậu.

Tim: giải phẫu và chức năng

Tim có tính năng bơm kép giúp vận chuyển máu ra khỏi nó và quay trở lại, máu mới được oxy hóa rời khỏi bên trái tim thông qua động mạch chủ

Giải phẫu động mạch đầu mặt cổ

Ðường đi và tận cùng: động mạch cảnh chung chạy lên dọc theo cơ ức đòn chũm, đến ngang mức bờ trên sụn giáp, tương ứng đốt sống cổ C4 thì chia hai nhánh tận.

Giải phẫu các dây thần kinh gai sống

Các dây thần kinh gai sống cấu tạo gồm hai rễ: rễ trước là rễ vận động, rễ sau là rễ cảm giác, có thân tế bào cảm giác nằm ở hạch gai

Giải phẫu các tuyến nội tiết

Tuyến nội tiết có thể là một cơ quan riêng biệt, cũng có thể là những đám tế bào tập trung trong một cơ quan khác, ví dụ đảo tụy ở tụy hoặc tế bào kẻ ở tinh hoàn

Giải phẫu cơ thân mình

Thành bụng trước bên gồm ba cơ ở phía bên xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong.

Giải phẫu cơ đầu mặt cổ

Cổ được chia ra làm hai vùng mà ranh giới là bờ ngoài của cơ thang, Vùng sau là vùng cổ sau hay gọi là vùng gáy; vùng trước là vùng cổ trước thường hay gọi là vùng cổ.

Giải phẫu gan

Trước khi đổ vào tá tràng, ống mật chủ cùng với ống tuỵ chính tạo nên bóng gan tuỵ, có cơ vòng bóng gan tuỵ ngăn không cho trào ngựợc dịch tá tràng vào ống mật chủ