Giải phẫu cơ đầu mặt cổ

2015-03-31 02:47 AM

Cổ được chia ra làm hai vùng mà ranh giới là bờ ngoài của cơ thang, Vùng sau là vùng cổ sau hay gọi là vùng gáy; vùng trước là vùng cổ trước thường hay gọi là vùng cổ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cơ vùng đầu

Dựa vào chức năng cũng như nguồn gốc phôi thai, cơ vùng đầu được chia thành hai nhóm: cơ mặt và cơ nhai.

Cơ mặt

Cơ mặt thường được gọi là cơ bám da, là phương tiện diễn đạt tình cảm và đóng mở các lỗ tự nhiên của vùng đầu mặt. Các cơ mặt có các đặc tính sau.

Có nguyên ủy ở xương và bám tận ở da.

Dây thần kinh mặt chi phối vận động.

Bám quanh các lỗ tự nhiên.

Cơ mặt được chia thành các nhóm:

Cơ trên sọ: có hai cơ.

Cơ tai: có ba cơ rất kém phát triển

Cơ  mắt: gồm có ba cơ.Trong ba cơ của nhóm cơ mắt thì cơ vòng mắt là quan trọng có nhiệm vụ khép mắt, nên khi thần kinh chi phối cơ này là thần kinh mặt bị tổn thương thì mắt không thể nhắm được.

Nhóm cơ mũi: gồm các cơ kém phát triển.

Cơ miệng: gồm nhiều cơ vì miệng hoạt động nhiều: cơ vòng miệng, cơ nâng môi trên, cơ hạ môi dưới...

Các cơ nhai

Gồm có bốn cơ có chung các tính chất sau:

Nguyên ủy ở khối xương sọ, bám tận ở xương hàm dưới.

Dây thần kinh hàm dưới chi phối vận động.

Tác dụng là vận động xương hàm dưới.

Cơ thái dương: nguyên ủy ở hố thái dương, bám tận ở mỏm vẹt xương hàm dưới, hình nan quạt, che phủ gần hết mặt bên vòm sọ.

Cơ cắn: nguyên ủy ở cung gò má, bám tận ở mặt ngoài ngành hàm và góc hàm.

Cơ chân bướm trong: nguyên ủy ở mặt trong của mảnh ngoài mỏm chân bướm, bám tận vào mặt trong của ngành hàm và góc hàm.

Cơ chân bướm ngoài: nguyên ủy ở mặt ngòai mặt ngoài mỏm chân bướm, bám tận vào cổ hàm dưới và bao khớp của khớp thái dương  -  hàm dưới.

Cơ vùng đầu 

Hình. Cơ vùng đầu

1. Cơ chẩm trán   2. 4. Cơ vòng mắt   3. Cơ mảnh khảnh   5. Cơ gò má nhỏ   6. Cơ gò má lớn   7. Cơ hạ vách mũi    8. Cơ vòng miệng    9. Cơ hạ môi dưới   10. Cơ cằm   11. Mạc trên sọ 12. Cơ tai trên   13. Cơ  tai trước    14. Cơ nâng môi trên cánh mũi    15. Cơ mũi    16. Cơ nâng môi trên   17. Cơ nâng góc miệng     18. Cơ  cười    19. Cơ hạ góc miệng   20. Cơ bám da cổ

Cơ vùng cổ

Cổ được chia ra làm hai vùng mà ranh giới là bờ ngoài của cơ thang. Vùng sau là vùng cổ sau hay gọi là vùng gáy; vùng trước là vùng cổ trước thường hay gọi là vùng cổ.

Cơ vùng gáy

Cơ vùng gáy gồm rất nhiều cơ.

Cơ vùng cổ trước

Dựa vào chức năng và vị trí mà người ta chia các cơ vùng cổ trước thành các nhóm: nhóm cơ nông, nhóm cơ móng và nhóm cơ sâu.

Cơ vùng cổ 

Hình. Cơ vùng cổ

1. Cơ ức đòn chũm   2. Cơ gối đầu   3. Cơ thang    4. Cơ nâng vai    5. Cơ bậc thang giữa    6. Bụng dưới cơ vai móng    8. Bụng trước cơ hai thân   9. Cơ hàm móng     10. Cơ giáp móng    11. Bụng trên cơ vai móng    12. Cơ ức móng   

Nhóm cơ nông:

Có hai cơ là cơ bám da cổ và cơ ức đòn chũm.

Cơ ức đòn chũm là một mốc giải phẫu quan trọng ở vùng cổ. Nguyên ủy ở xương ức và xương đòn. Các sợi cơ chạy lên trên và ra sau đến bám tận ở mỏm chũm và xương chẩm.

Cơ ức đòn chũm được chi phối vận động bởi dây thần kinh phụ. Khi cơ co thì có tác dụng xoay đầu và kéo đầu về phía bên đó. Nếu co cả hai bên thì có tác dụng làm ngữa đầu.

Nhóm cơ móng:

Gồm hai nhóm: trên móng và dưới móng.

Các cơ trên móng: tạo nên sàn miệng. Tác dụng của các cơ trên móng là đưa xương móng và đáy lưỡi lên trên.

Các cơ dưới móng: có tác dụng hạ xương móng và thanh quản, đó là các cơ: ức móng, ức giáp, giáp móng và vai móng.

Hai đôi cơ ức móng và ức giáp có hướng khác nhau và tạo nên một hình thoi ở giữa gọi là trám mở khí quản.

Nhóm cơ sâu:

Gồm các cơ bên cột sống: cơ bậc thang trước, cơ bậc thang giữa cơ bậc thang sau; các cơ trước cột sống.

Bài viết cùng chuyên mục

Giải phẫu hệ cơ

Cơ được hỗ trợ bởi các phần phụ thuộc cơ giúp cho sự hoạt động của cơ thể thuận tiện hơn, các phần phụ thuộc đó là: mạc, bao hoạt dịch, túi hoạt dịch.

Hệ thống tiêu hóa: giải phẫu và chức năng

Sự kết nối giữa tất cả các cơ quan tiêu hóa và dịch của chúng đòi hỏi một sự cân bằng có thể dễ dàng bị phá vỡ, bao gồm chế độ ăn uống, căng thẳng, bệnh tật

Giải phẫu các đôi dây thần kinh sọ

Trong số các dây thần kinh sọ thì dây thần kinh khứu giác (I) và dây thần kinh thị giác, thật ra là phần phát triển dài ra của não bộ, nên khác với các dây thần kinh cảm giác

Hệ thống xương: giải phẫu và chức năng

Bộ xương của một người trưởng thành chứa 206 xương, bộ xương của trẻ em thực sự chứa nhiều xương vì một số trong số chúng, bao gồm cả xương sọ, chưa hợp nhất

Giải phẫu khớp của thân

Phần trung tâm gọi là nhân tủy, rắn hơn và rất đàn hồi, di chuyển được trong vòng sợi, thường nằm gần bờ sau đĩa gian đốt

Atlas giải phẫu hốc mũi (Cavum nasi)

Các xương cuốn mũi hoặc xương xoăn. Thành bên ngoài của các Hốc mũi không phẳng mà gồ ghề do có các xương cuốn. Thực ra đây chỉ là các lá xương

Hệ thống cơ: giải phẫu và chức năng

Chuyển động cơ xảy ra khi tín hiệu thần kinh tạo ra những thay đổi điện trong tế bào cơ, canxi được giải phóng vào các tế bào và mang lại sự co giật cơ ngắn

Giải phẫu cơ quan sinh sản nữ

Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và tạo nên bờ phải và bờ trái, đây là chổ bám của dây chằng rộng.

Giải phẫu phổi và màng phổi

Mặt sườn có khe chếch bắt đầu từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau chạy xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thuỳ phổi.

Giải phẫu phúc mạc

Phúc mạc bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu, lót mặt trong thành bụng, mặt dưới cơ hoành và mặt trên hoành chậu hông.

Giải phẫu xương khớp chi dưới

Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần và đốt ngón xa

Giải phẫu tim

Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào, Tâm nhĩ trái liên quan với thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái lớn sẽ đè vào thực quản.

Giải phẫu bàng quang

Khi rỗng bàng quang nằm trong phần trước hố chậu, sau xương mu, trước các tạng sinh dục, trực tràng, trên hoành chậu, Khi căng bàng quang có hình cầu nằm trong ổ bụng, Ở trẻ em bàng quang nằm trong ổ bụng

Giải phẫu cơ quan thị giác

Ổ mắt là một hốc xương sâu, chứa nhãn cầu, các cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và phần lớn bộ lệ, có hình tháp 4 thành, nền ở trước

Giải phẫu tá tràng và tụy

Tá tràng đưọc cấu tạo gồm 5 lớp như các phần khác của ruột non là lớp niêm mạc tiết ra nhiều men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt ở thành trong của phần xuống

Giải phẫu niệu đạo

Ðường đi: từ cổ bàng quang, niệu đạo đi thẳng xuống xuyên qua tiền liệt tuyến, qua hoành chậu và hoành niệu dục, sau đó uốn cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu rồi vào dương vật tới quy đầu.

Cơ thể người: các hệ thống cơ quan

Các nhóm hệ thống cơ quan phối hợp với nhau để tạo ra các chức năng hoàn chỉnh, có 11 hệ thống cơ quan chính trong cơ thể

Giải phẫu đại cương hệ hô hấp

Ở động vật cấp cao như động vật có xương sống sự hô hấp gồm hai động tác hít vào và thở ra, Không khí từ bên ngoài vào phổi khi hít vào và ngược lại khi thở ra.

Đại cương giải phẫu hệ thần kinh

Hệ thần kinh là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Điều phối tất cả hoạt động của cơ quan và môi trường bên trong cơ thể.

Tổng quan Atlas giải phẫu đầu và cổ

Đường giới hạn dưới của vùng cổ, phân cách cổ và ngực, là một đường bắt đầu từ đỉnh mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, kéo dài sang hai bên

Giải phẫu động mạch chủ

Ðộng mạch chủ xuống là đoạn tiếp nối từ cung động mạch chủ cho đến chỗ chia đôi, đường kính nhỏ hơn hai đoạn đầu, Ðộng mạch chủ xuống còn được chia thành hai phần nhỏ là động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng

Giải phẫu ổ miệng

Ổ miệng được giới hạn phía trên là khẩu cái cứng, phía sau và khẩu cái mềm, phía dưới là sàn miệng, hai bên là má và môi, Phía trước ổ miệng thông với bên ngoài qua khe miệng, sau thông với hầu qua eo họng

Giải phẫu đại cương hệ tiết niệu sinh sản

Hai hệ tiết niệu và sinh sản có liên quan rất mật thiết với nhau về phương diện phôi thai cũng như giải phẫu học, Đặc biệt là hệ sinh sản luôn có sự tương đồng cũng như khác nhau giữa hai giới về các cơ quan và bộ phận của hệ này

Giải phẫu gian não

Gian não là phần não phát sinh từ não trước, bị vùi vào giữa hai bán cầu đại não. Gian não bao gồm đồi não và vùng hạ đồi, quây quanh não thất III

Tim: giải phẫu và chức năng

Tim có tính năng bơm kép giúp vận chuyển máu ra khỏi nó và quay trở lại, máu mới được oxy hóa rời khỏi bên trái tim thông qua động mạch chủ