- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chăm sóc giai đoạn cuối đời
- Vai trò của bác sỹ trong giai đoạn cuối đời
Vai trò của bác sỹ trong giai đoạn cuối đời
Người bệnh đang chết cần các bác sỹ của họ để cho họ thấy sự hiện diện của chính mình, không nhất thiết để có khả năng giải quyết tất cả các vấn đề.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối đòi hỏi các bác sỹ có các kỹ năng như các thầy thuốc làm nhiệm vụ thông thường: khai thác một bệnh sử đầy đủ, khám các dấu hiệu bệnh thực thể, chẩn đoán kỹ lưỡng các tình trạng có thể điều trị được, cung cấp kiến thức cho người bệnh, chia sẻ với họ trong lựa chọn quyết định, bày tỏ sự hiểu biết và chãm sóc. Các kỹ năng giao tiếp là quan trọng vô cùng. Đặc biệt, các bác sỹ phải trở thành các nhà chuyên gia trong việc đưa ra các thông tin xấu và rồi sau đó giải quyết các hậu quả của nó (bảng).
Bảng. Các gợi ý cách đưa các thông tin xấu cho bệnh nhân
Chuẩn bị vị trí và thời điểm thích hợp.
Chú ý đến các nhu cầu thông tin cơ bản.
Hãy thằng thắn tránh úp mở và bóng gió.
Cho phép im lặng và thể hiện cảm xúc.
Đánh giá và coi trọng giá trị các phản ứng của người bệnh.
Đáp ứng với các bất ổn và nguy cơ ngay tức khắc.
Lắng nghe tích cực và bày tỏ cảm thông.
Có được nhận thức chung về vấn đề.
Khảng định sẽ giảm đau.
Đảm bảo sự theo dõi cơ bản và có kế hoạch đặc biệt cho tương lai.
Ba nghĩa vụ cao hơn nữa của bác sỹ là trọng tâm trong vai trò của thày thuốc vào thời điểm này.
Thứ nhất; các bác sỹ nhất thiết phải làm sao để xác định được, hiểu được, và làm giản sự đau đớn cho bệnh nhân. Nỗi đau mà người bệnh phải trải qua lúc này là một sang chấn toàn bộ bao gồm nỗi khổ về thể xác, tinh thần, xã hội, hoặc tâm trạng. Một số tác giả tranh luận rằng khi cái chết gần kề sẽ gây ra nỗi khổ vì nó làm nguời ta mất cảm giác thống nhất hoặc vẹn toàn các khía cạnh vô hình. Nhân cách, quá khứ, các hiểu biết về văn hóa và chinh trị, một loạt các mối quan hệ, cơ thể, bí mật cuộc đời, tương lai đã dự định, và là một số các cấu phần của một con người toàn vẹn, và bất cứ cấu phần nào trong số chúng đều có thể bị mất đi bởi bệnh tật, tàn tật và sự mất phối hợp ở giai đoạn cuối cuộc đời. Bằng cách hỗ trợ với sự hướng dẫn lại và nâng cao, cung cấp sự trợ giúp, đánh giá ý nghĩa, và cổ vũ về tinh thần, các bác sỹ có thể giúp cải thiện được nỗi đau của người bệnh và giúp cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân sống trọn vẹn trong giai đoạn này của cuộc đời.
Thứ hai, các bác sỹ chăm sóc người bệnh ở giai đoạn cuối có một bổn phận như là một người thúc đẩy hay xúc tác niềm hy vọng. Trong khi kết quả không thể nào xảy ra được (chẳng hạn như chữa khỏi ung thư quá phát sau các điều trị qui ước và thử nghiệm làm kiệt sức), thì niềm hy vọng có thể được xác định như là niềm tin của người bệnh vào cái mà vẫn còn có thể xảy ra. Tuy niềm hy vọng vào “sự khỏi bệnh kỳ diệu” có thể là thái quá và thậm chí có hại, thì niềm hy vọng làm giảm đau, hòa giải với những người thân yêu, phát hiện ra ý nghĩa trong phần còn lại của cuộc đời, và thay đổi trạng thái tinh thần là hoàn toàn có thể nâng đỡ họ ở giai đoạn cuối cuộc đời. Với các câu hỏi chẳng hạn như “Điều gì vẫn có thể xảy ra với bạn”, “trước khi chết bạn mong ước điều gì”, “ Điều tốt đẹp nào có thể đến lúc này”, các bác sỹ có thể giúp người bệnh vén bức rèm hy vọng, khám phá các mục đích đầy ý nghĩa và hiện thực, tăng cường nhận ra chúng.
Thứ ba, các cảm giác cô độc và sợ hãi của người bệnh phát sinh bởi cái chết đang đến gần đòi hỏi bác sỹ phải nói trực tiếp với người bệnh rằng sẽ tiếp tục chăm sóc trong suót giai đoạn cuối của cuộc đời. Có lẽ nguyên lý cơ bản của chăm sóc giai đoạn cuối là hứa hẹn không bỏ rơi: một lời hứa của bác sỹ với người bệnh sẽ là một người bạn chăm sóc, hứa tìm nguồn lực để giải quyết vấn đề phát sinh và giảm sự đau đớn, lời hứa sẽ hướng dẫn bất kế lúc nào và chứng kiến những gì mà người bệnh trải qua thì khi đó mọi việc sẽ không thành vấn đề. Người bệnh đang chết cần các bác sỹ của họ để cho họ thấy sự hiện diện của chính mình, không nhất thiết để có khả năng giải quyết tất cả các vấn đề mà để nhận thấy và cảm nhận các khó khăn và đau khổ của người bệnh với thái độ trân trọng và cảm thông. Ở đỉnh điểm của nó, mối quan hệ giữa bác sỹ- bệnh nhân có thể là một đồng cảm lòng trắc ẩn và nhận thức của loài người.
Bài viết cùng chuyên mục
Dinh dưỡng và bù dịch giai đoạn cuối đời
Nếu như nhịn đói có thể làm người bệnh bị yếu, ngủ lịm, vầ lãnh đạm thì việc ngừng dinh dưỡng ở giai đoạn cuối chỉ gây đói hoặc tình trạng nguy cấp không đáng kể.
Các vấn đề tâm lý xã hội và tinh thần giai đoạn cuối đời
Điều này có thể bao gồm cả việc hoàn tất công việc quan trọng hoặc các dự án cá nhân, phân chia tài sản viết di chúc, và bố trí việc tang lễ và chôn cất.
Nền tảng đạo lý và pháp luật đối với giai đoạn cuối đời
Có ba điều đáng lưu ý thêm về mặt đạo đức cần thiết trong chăm sóc giai đoạn cuối. Điều đầu tiên là các nguyên tắc đạo đức quan trọng có thể mâu thuẫn, đụng độ nhau.
Các chỉ dẫn không cố gắng hồi sức giai đoạn cuối đời
CPR có thể dẫn đến gãy xương sườn và ở đây có một khả năng cao là phải cần can thiệp tích cực khác, chẳng hạn như chăm sóc ở đơn vị hồi sức cấp cứu nếu CPR thành công.
Ngừng sự trợ giúp cho giai đoạn cuối đời
Việc ngừng các cạn thiệp kéo dài sự sống chẳng hạn như thông khí cơ học phải được tiếp cận cẩn thận để tránh sự đaụ đớn không cần thiết cho người bệnh.
Các định hướng tiến bộ đối với giai đoạn cuối đời
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng cả bác sỹ và cả gia đình người bệnh đều không thể dự đoán tốt hơn là có cơ hội để biết được các mong muốn của người bệnh.
Xử lý triệu chứng giai đoạn cuối đời
Đau là một vấn đề hay gặp ở người bệnh giai đoạn cuối, có tới 75 phần trăm bệnh nhân chết vì ung thư phải trải qua sự đau đớn và là điều mà nhiều người nói là họ sợ nhất về cái chết.
Chẩn đoán giai đoạn cuối đời
Trong khi một số bệnh, chẳng hạn như ung thư, tuân theo các dự đoán tiên lượng về diễn biến của bệnh và dự báo thời gian tử vong, thì các nguyên nhân tử vong.
Chăm sóc gia đình bệnh nhân giai đoạn cuối đời
Tìm một người có tiếng nói trong gia đình, điểu khiển các cuộc họp gia đình sẽ cho phép tất cả cùng được nghe và dành thời gian để nhất trí có thể giúp bác sỹ làm việc hiệu quả với gia đình.
Những mong đợi trong giai đoạn cuối đời
Tuy nhiên, với các tiến bộ công nghệ gần đây phục vụ việc giải quyết các vấn đề của giai đoạn cuối cuộc đời thì cái chết đã trở nên được y học hóa.
Các vấn đề văn hóa của giai đoạn cuối đời
Các nghiên cứu đã chỉ ra các khác biệt trong sự hiếu biết và tín ngưỡng đối với các định hướng tiến bộ, làm đại thể, dâng hiến phủ tạng, chăm sóc dưỡng đường.
Các hạn chế trong chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối
Các bác sỹ có thể bị hạn chế trong chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối không chỉ bởi các đáp ứng cảm xúc của họ mà còn bởi một cảm nhận về bổn phận đạo đức.
Các nhiệm vụ sau khi bệnh nhân tử vong
Sự chăm sóc thực sự người bệnh ở giai đoạn cuối còn bao gồm cả theo dõi các thành viên còn sống trong gia đình người bệnh sau khi người bệnh qua đời.