Globulin miễn dịch kháng dại và huyết thanh kháng dại

2019-03-14 12:50 PM
Dùng globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại để tạo nhanh miễn dịch thụ động tạm thời cho những người tiếp xúc với bệnh hoặc virus dại mà chưa tiêm phòng vắc xin

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên chung quốc tế: Rabies immunoglobulin and rabies serum.

Loại thuốc: Thuốc tạo miễn dịch thụ động.

Dạng thuốc và hàm lượng

Globulin miễn dịch kháng dại: Lọ thuốc tiêm 300 đvqt/2ml.

Huyết thanh kháng dại: Lọ thuốc tiêm 1 000 đvqt/5ml.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Globulin miễn dịch kháng dại (RIG, Human Rabies Immune Globulin) là một dung dịch tiêm đậm đặc vô khuẩn không có chí nhiệt tố. Dung dịch này chứa 10 - 18% protein trong đó lượng immunoglobulin G đơn phân tử có ít nhất 80% (gamma globulin, IgG). Dung dịch đậm đặc này được điều chế từ huyết tương hoặc huyết thanh của người trư ng thành khỏe mạnh đã được tạo miễn dịch bằng vắc xin dại. Huyết tương hoặc huyết thanh này không chứa kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), kháng thể kháng HCV và kháng thể kháng HIV. Chế phẩm được cô đặc bằng cách tách chiết phân đoạn trong ethanol lạnh. Hàm lượng kháng thể trung hòa virus dại được chuẩn hóa để chứa ít nhất 150 đvqt/ml.

Huyết thanh kháng dại (ERIG, Equine Rabies Immune Globulin):

Cứ 5 ml dung dịch tiêm chứa 1 000 đvqt (tối thiểu) kháng thể kháng dại tinh khiết (nguồn gốc huyết thanh ngựa), 15 mg (tối đa) cresol (chất bảo quản) và tá dược. Huyết thanh kháng dại hiện nay đã không còn có mặt tại Hoa Kỳ do có tỷ lệ cao xảy ra các phản ứng bất lợi như phản ứng quá mẫn hay bệnh huyết thanh.

Dùng globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại để tạo nhanh miễn dịch thụ động tạm thời cho những người tiếp xúc với bệnh hoặc virus dại mà chưa tiêm phòng vắc xin. Kháng thể kháng dại có trong 2 chế phẩm này có tác dụng trung hòa, làm chậm sự lan tỏa virus dại, do đó các tính chất gây bệnh và gây nhiễm sẽ bị ức chế. Như vậy, Globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại bảo vệ được người bệnh cho tới khi các kháng thể kháng dại chủ động được sản sinh do được tiêm vắc xin dại. Tác dụng bảo vệ chống dại được đánh giá qua sự có mặt của các kháng thể kháng dại trong huyết thanh, tuy nhiên nồng độ kháng thể có tác dụng bảo vệ vẫn chưa được xác định chắc chắn. Giá trị này có sự khác nhau giữa các phòng thí nghiệm và bị ảnh hư ng b i phương pháp xét nghiệm.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng nồng độ kháng thể trên 0,5 đvqt/ml được coi là có tác dụng bảo vệ. Vì Globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại có thể ức chế một phần tạo chủ động kháng thể kháng dại, nên không được vượt quá liều khuyến cáo cho tới khi người bệnh có thể chủ động tạo kháng thể nhờ tiêm phòng vắc xin dại.

Dược động học:

Globulin miễn dịch kháng dại hấp thu chậm theo đường tiêm bắp, kháng thể xuất hiện trong huyết thanh sau 24 giờ và vẫn có thể phát hiện được sau 21 ngày.

Mặc dù chưa có thông tin cụ thể, Globulin miễn dịch kháng dại có thể qua nhau thai, vì các globulin miễn dịch khác qua được hàng rào nhau thai. Hầu như tất cả các globulin miễn dịch qua nhau thai vào 4 tuần cuối thai kỳ.

Thông tin về phân bố của HBIG vào sữa còn chưa có. Globulin miễn dịch kháng dại có thể vào sữa, vì các globulin miễn dịch (chẳng hạn như IgA, IgM, IgG) đều có trong sữa non. Globulin miễn dịch kháng dại có thời gian bán hủy hoại khoảng 21 ngày.

Chỉ định

Dự phòng sau khi phơi nhiễm với virus dại ở cá thể chưa được tiêm phòng vắc xin. Kết hợp cùng với vắc xin kháng dại và các cách làm sạch vết thương trong chế độ dự phòng dại đã được chứng minh có hiệu quả 100%. Quyết định dự phòng dại phụ thuộc vào các yếu tố: Tình trạng tiêm chủng, kiểu phơi nhiễm (vết thương do cắn hay không phải do cắn), thông tin về động vật liên quan (tình trạng tiêm chủng, tình trạng tại thời điểm tấn công) và dịch tễ dại tại khu vực đó. Globulin miễn dịch kháng dại được ưu tiên lựa chọn vì kháng huyết thanh ngựa có thể gây bệnh huyết thanh và các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng.

Chống chỉ định

Không được dùng huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại cho người trước đây đã được tạo miễn dịch bằng vắc xin dại [vắc xin tế bào lưỡng bội người (HDCV) hoặc vắc xin dại hấp phụ (RVA)] hoặc có đáp ứng kháng thể kháng dại phù hợp rõ rệt đối với một vắc xin dại khác như vắc xin dại phôi vịt, vì Globulin miễn dịch kháng dại có thể ức chế đáp ứng miễn dịch đã có trước.

Cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi dùng Globulin miễn dịch kháng dại trong các trường hợp có:

Suy giảm globulin miễn dịch A (IgA) ở người bệnh có kháng thể kháng IgA rõ rệt (có thể có một lượng nhỏ IgA trong huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại và có thể gây ra phản ứng dị ứng nặng ở người bệnh có kháng thể kháng IgA).

Mẫn cảm với huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại.

Mẫn cảm với thimerosal (có trong Globulin miễn dịch kháng dại).

Thận trọng

Các nhà sản xuất công bố rằng, các phản ứng toàn thân nặng có thể xảy ra sau khi vô ý tiêm huyết thanh kháng dại, hoặc Globulin miễn dịch kháng dại vào tĩnh mạch, vì các phản ứng tương tự như vậy đã xảy ra sau khi tiêm globulin miễn dịch vào tĩnh mạch. Tuy các phản ứng toàn thân do chế phẩm có chứa các globulin miễn dịch là hiếm gặp, nhưng cần có sẵn adrenalin để xử trí các trường hợp sốc phản vệ cấp tính nếu xảy ra.

Nên dùng thận trọng Globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại ở người có tiền sử dị ứng toàn thân với globulin miễn dịch, người bị suy giảm riêng biệt IgA, vì có thể có các kháng thể kháng IgA (hoặc hình thành các kháng thể sau khi tiêm huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại), và có thể xảy ra sốc phản vệ sau khi tiêm huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại hay các chế phẩm từ máu khác có chứa IgA. Tuy nhiên, hoạt tính kháng dại hình như không bị ảnh hưởng bởi phản ứng dị ứng hoặc bởi sự hiện diện của kháng thể kháng IgA.

Nên dùng thận trọng huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại đối với người giảm tiểu cầu hoặc rối loạn về chảy máu, vì chảy máu có thể xảy ra sau khi tiêm thuốc vào bắp thịt. Có thể tiêm bắp vắc xin trong trường hợp các bác sỹ nắm rõ nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân mắc các rối loạn chảy máu hoặc đang dùng liệu pháp chống đông và quyết định sử dụng vắc xin với độ an toàn hợp lý. Trong trường hợp này, sử dụng kim tiêm cỡ 23 và ấn chặt vào vị trí tiêm trong 2 phút hoặc lâu hơn. Với những bệnh nhân đang điều trị rối loạn đông máu, vắc xin nên được tiêm không lâu sau khi dùng liều điều trị hàng ngày.

Globulin miễn dịch kháng dại được sản xuất từ huyết thanh người nên có thể là phương tiện tiềm ẩn truyền virus từ người sang người. Dù đã trải qua các chương trình tinh chế song không có một quy trình nào đảm bảo loại bỏ hoàn toàn virus từ huyết thanh, mọi nghi ngờ liên quan đến việc lây nhiễm virus sau khi sử dụng Globulin miễn dịch kháng dại phải được báo ngay cho nhà sản xuất.

Thời kỳ mang thai

Không chống chỉ định dự phòng sau khi bị cắn đối với người mang thai vì có nguy cơ tiềm tàng do không xử lý tốt dự phòng bệnh dại.

Cũng không có gì chứng tỏ tạo miễn dịch kháng dại có liên quan đến các bất thường ở bào thai và kinh nghiệm lâm sàng đối với các chế phẩm có chứa globulin miễn dịch cho thấy không có một tác dụng phụ rõ rệt nào đối với bào thai do globulin miễn dịch gây ra.

Thời kỳ cho con bú

Hiện chưa có thông tin về sự phân bố của huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại vào sữa mẹ; cũng chưa rõ nếu huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại truyền sang trẻ bú mẹ có gây nguy cơ bất thường nào cho trẻ bú không.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Đối với Globulin miễn dịch kháng dại, hiếm thấy ADR nặng toàn thân. Vì huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại được tiêm phòng cùng với vắc xin dại nên tác dụng không mong muốn thường thấy khi tiêm vắc xin dại cũng nhất thời thấy khi tiêm phòng Globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tổn thương loét hay căng cứng cơ có thể xảy ra ở vị trí tiêm và có thể tồn tại một số giờ sau khi tiêm huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại. Những ảnh hưởng này đã tồn tại dai dẳng tới 3 ngày ở một vài người bệnh khi dùng liều cao (chẳng hạn 40 đvqt/kg thể trọng).

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, mày đay hoặc phù mạch cũng có thể xảy ra.

Phản ứng mẫn cảm đối với các lần tiêm nhắc lại đã xảy ra ở người bệnh suy giảm globulin miễn dịch.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000

Hội chứng thận hư và sốc phản vệ đã xảy ra nhưng hiếm sau khi tiêm globulin miễn dịch; tuy nhiên, mối liên quan giữa các phản ứng này và huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại còn chưa được thiết lập.

Đối với huyết thanh kháng dại ngựa, tỷ lệ gặp sốc phản vệ và bệnh huyết thanh cao hơn nhiều so với Globulin miễn dịch kháng dại.

Liều lượng và cách dùng

Cách dùng

Tiêm bắp Globulin miễn dịch kháng dại và tiêm phong bế quanh vết cắn. Không được tiêm tĩnh mạch Globulin miễn dịch kháng dại. Nếu vị trí giải phẫu cho phép, toàn bộ liều Globulin miễn dịch kháng dại nên được tiêm phong bế hoàn toàn vùng xung quanh vết thương. Với người lớn và trẻ em lớn tuổi, chỉ tiêm bắp tại cơ delta. Với trẻ nhỏ hơn có thể tiêm ở cơ delta hoặc mặt trước sau đùi. Với trẻ có khối cơ nhỏ cần tiêm Globulin miễn dịch kháng dại tại nhiều vị trí. Không nên tiêm vào vùng cơ mông để tránh tổn thương dây thần kinh hông, tiêm thẳng góc 900, sử dụng mũi kim có độ dài hợp lý.

Không được trộn lẫn Globulin miễn dịch kháng dại và vắc xin dại vào chung một bơm tiêm, cũng không được tiêm vào cùng một nơi, vì có thể xảy ra trung hoà vắc xin. Globulin miễn dịch hoặc huyết thanh kháng dại được dùng kết hợp với vắc xin dại và thường được tiêm đồng thời với liều đầu tiên của vắc xin, nên tiêm càng sớm càng tốt khi đã có chỉ định hoặc không được chậm hơn ngày thứ 7 của trị liệu bằng vắc xin.

Sau 7 ngày từ khi tiêm vắc xin dại, kháng thể sinh ra do miễn dịch chủ động đã xuất hiện, không cần phải sử dụng huyết thanh kháng dại. Nếu Globulin miễn dịch kháng dại và vắc xin dại tiêm muộn, cả hai có thể tiêm bất luận khoảng cách giữa phơi nhiễm và dự phòng.

Liều lượng

Với Globulin miễn dịch kháng dại: Liều thông thường cho người lớn, thiếu niên và trẻ em để tạo miễn dịch thụ động: 20 đvqt/kg thể trọng. Chỉ sử dụng một liều duy nhất trong dự phòng dại. Nếu vị trí vết thương cho phép, có thể tiêm nửa liều thuốc vào vùng xung quanh vết thương, số còn lại tiêm vào cơ delta.

Với huyết thanh kháng dại

Tổng liều cần tiêm là 40 đvqt/kg thể trọng. Tiêm bắp một nửa liều ở vị trí khác với nơi tiêm vắc xin, còn nửa kia được tiêm nhỏ giọt sâu vào vết thương và tiêm ngấm xung quanh vết thương. Nếu cần thiết, phải tiêm phòng chống uốn ván và dùng kháng sinh để tránh bội nhiễm.

Giải mẫn cảm cho người bệnh bằng phương pháp Besredka (tiêm 0,1 ml, sau đó 0,25 ml và sau cùng là phần còn lại của liều, tiêm cách nhau 15 phút mỗi lần). Nếu có phản ứng phụ với huyết thanh kháng dại, lập tức điều trị ngay bằng adrenalin, thuốc kháng histamin và nếu cần, corticoid tiêm.

Tương tác thuốc

Với vắc xin dại

Globulin miễn dịch kháng dại và huyết thanh kháng dại thường được dùng đồng thời với vắc xin phòng dại trong dự phòng dại. Có bằng chứng cho thấy liều 20 đvqt/kg dùng đồng thời với vắc xin làm giảm nhẹ đáp ứng miễn dịch chủ động của vắc xin, bởi vậy không nên dùng Globulin miễn dịch kháng dại với liều cao hơn hoặc dùng thêm liều nhắc lại. Nếu có thể, toàn bộ liều

Globulin miễn dịch kháng dại nên tiêm phong bế xung quanh vết thương.

Với các vắc xin khác

Kháng thể có trong huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của một vài loại vắc xin virus sống khác như vắc xin virus sởi, quai bị, rubella sống, vắc xin thủy đậu. Các vắc xin virus sống này phải được tiêm chủng ít nhất 14 ngày trước hoặc ít nhất 4 tháng sau khi tiêm Globulin miễn dịch kháng dại hoặc huyết thanh kháng dại. Nếu các vắc xin này được tiêm trong vòng 14 ngày trước khi tiêm Globulin miễn dịch kháng dại, cần tái tiêm chủng vắc xin 4 tháng sau khi tiêm Globulin miễn dịch kháng dại.

Vắc xin rotavirus sống đường uống nên dùng sau 6 tuần kể từ khi sử dụng Globulin miễn dịch kháng dại.

Do các chế phẩm có globulin miễn dịch không ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin virus bại liệt sống (OPV), vắc xin sốt vàng hoặc vắc xin thương hàn uống (Ty21a), các vắc xin bất hoạt hoặc giải độc tố nên có thể dùng các vắc xin này đồng thời hoặc trước hay sau khi dùng huyết thanh kháng dại hoặc Globulin miễn dịch kháng dại.

Thuốc ức chế miễn dịch hoặc các phương pháp ức chế miễn dịch như xạ trị có thể làm giảm kháng thể đáp ứng khi dự phòng dại với

Globulin miễn dịch kháng dại và vắc xin dại, làm tăng nguy cơ mắc dại cho dù đã dự phòng.

Bởi vậy nên tránh sử dụng các liệu pháp ức chế miễn dịch khi đang dự phòng dại nếu có thể. Nếu dự phòng dại đồng thời với sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, xét nghiệm kháng thể kháng dại nên được thực hiện để xác định đáp ứng miễn dịch hiệu quả.

Độ ổn định và bảo quản

Globulin miễn dịch kháng dại và huyết thanh kháng dại cần được bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 - 8 độ C; tránh đông lạnh. Sản phẩm đã được lưu giữ ở điều kiện đông lạnh cần phải loại bỏ, không dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Garcinia: thuốc giảm cân

Các nghiên cứu trong ống nghiệm và động vật cho kết quả dương tính với garcinia như một chất hỗ trợ giảm cân, nhưng các thử nghiệm trên người cho kết quả âm tính và không cho thấy bằng chứng về hiệu quả.

Globulin miễn dịch chống uốn ván và huyết thanh chống uốn ván (ngựa)

Globulin miễn dịch chống uốn ván hoặc huyết thanh chống uốn ván được dùng để tạo miễn dịch thụ động chống lại bệnh uốn ván

Gatifloxacin: thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon

Tác dụng kháng khuẩn của gatifloxacin giống với ciprofloxacin, tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy gatifloxacin có tác dụng mạnh hơn ciprofloxacin đối với các vi khuẩn Gram dương.

Ginkgo Biloba: thuốc điều trị thiếu máu não

Ginkgo biloba điều trị chứng say độ cao, thiểu năng mạch máu não, rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ, chóng mặt, chứng tăng nhãn áp không liên tục, thoái hóa điểm vàng, mất trí nhớ, hội chứng tiền kinh nguyệt.

Glycopyrrolate: thuốc kháng cholinergic

Glycopyrrolate là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong phẫu thuật để giảm tiết nước bọt trước khi phẫu thuật, giảm tác dụng cholinergic trong phẫu thuật, đảo ngược sự phong tỏa thần kinh cơ và như một loại thuốc hỗ trợ điều trị loét dạ dày.

Gotu kola: thuốc điều hòa cơ thể chống mệt mỏi

Các công dụng được đề xuất của Gotu kola bao gồm điều trị rối loạn tiêu hóa, kích thích tình dục, cảm lạnh, cúm thông thường, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ, giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.

Galvus: kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Galvus được chỉ định như một thuốc hỗ trợ cho chế độ ăn và luyện tập để cải thiện sự kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (T2DM).

Golimumab: thuốc kháng thể đơn dòng

Golimumab là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các loại viêm khớp và viêm loét đại tràng. Golimumab có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Simponi, Simponi Aria.

Glotamuc: thuốc làm loãng đàm khi viêm đường hô hấp

Glotamuc làm loãng đàm được chỉ định trong các trường hợp sau: ho cấp tính do tăng tiết chất nhầy quá mức, viêm phế quản cấp và mạn, viêm thanh quản - hầu, viêm xoang mũi và viêm tai giữa thanh dịch.

Gran

Giảm bạch cầu trung tính dai dẳng ở bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn khi các giải pháp khác giúp điều trị giảm bạch cầu hạt trở nên không thích hợp.

Glecaprevir Pibrentasvir: thuốc điều trị viêm gan C mãn tính

Glecaprevir-Pibrentasvir là sự kết hợp của các loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm gan C mãn tính. Glecaprevir-Pibrentasvir có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Mavyret.

Glycerol

Khi uống, glycerol, làm tăng tính thẩm thấu huyết tương, làm cho nước thẩm thấu từ các khoang ngoài mạch máu đi vào huyết tương.

Ginkor Fort

Ginkor Fort! Trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu (tăng trương lực tĩnh mạch và sức chịu đựng của mạch máu và giảm tính thấm) kèm theo tính ức chế tại chỗ đối với vài hóa chất trung gian gây đau.

Glivec

Uống cùng bữa ăn, với nhiều nước. Bệnh nhân không thể nuốt viên: Khuấy viên trong 50 - 200mL nước hoặc nước táo, uống ngay sau khi viên đã tan rã hoàn toàn.

Gardasil: vắc xin chống vi rút Papilloma ở người (HPV)

Vắc-xin tái tổ hợp tứ giá ngừa vi rút Papilloma ở người (týp 6, 11, 16, 18). Gardasil LTM là vắc-xin tái tổ hợp tứ giá, bảo vệ chống vi rút Papilloma ở người (HPV).

Gitrabin

Phản ứng phụ gồm thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, khó thở, nôn ói, buồn nôn, phát ban do dị ứng da thường kết hợp ngứa, rụng tóc, tăng men gan và phosphatase kiềm.

Geloplasma: thuốc thay thế huyết tương

Geloplasma dùng làm dung dịch keo thay thế thể tích huyết tương trong điều trị tình trạng giảm thể tích máu tuyệt đối và tương đối, đề phòng hạ huyết áp.

Galcholic 200mg: thuốc điều trị bệnh gan mật

Galcholic 200mg là thuốc được chỉ định điều trị xơ gan mật nguyên phát, viêm xơ đường dẫn mật, sỏi túi mật cholesterol, thuốc sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Gonadotropins

Gonadotropin (hoặc gonadotrophin) là những hormon điều hòa tuyến sinh dục do thùy trước tuyến yên tiết

Glupin CR: thuốc điều trị đái tháo đường týp 2

Glupin CR điều trị đái tháo đường týp 2 ở mức nhẹ, vừa mà điều trị chưa khỏi bằng kiểm soát chế độ ăn và tập thể dục 2-3 tháng. Tế bào beta tuyến tụy của những người bệnh đái tháo đường này cần phải có chức năng bài tiết insulin nhất định.

Glucolyte 2

Điều trị duy trì trong giai đoạn tiền phẫu & hậu phẫu, trong bệnh tiêu chảy. Cung cấp và điều trị dự phòng các trường hợp thiếu K, Mg, Phospho & Zn. Dùng đồng thời với các dung dịch protein trong nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Gomrusa

Viêm gan B thể hoạt động mạn tính ở người có bằng chứng nhân lên của virus và tăng liên tục aminotransferase huyết thanh hoặc có bệnh mô học tiến triển (có HbeAg + và HbeAg - với chức năng gan còn bù.

Glucagon

Glucagon là hormon polypeptid có tác dụng thúc đẩy phân giải glycogen và tân tạo glucose ở gan, do đó làm tăng nồng độ glucose huyết.

Guanfacine: thuốc điều trị tăng động giảm chú ý

Guanfacine điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, như một phần của kế hoạch điều trị tổng thể bao gồm các biện pháp tâm lý, giáo dục và xã hội.

Ginger (gừng): thuốc chống nôn và giảm đau

Ginger (gừng) được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trong điều trị chống nôn, giảm đau, kích thích và cũng như một chất chống viêm. Nó có thể có hiệu quả trong điều trị chứng khó tiêu, đau nửa đầu, ốm nghén, buồn nôn.