Furosemid

2011-05-23 04:56 PM

Thiazid, các thuốc lợi tiểu dẫn chất thiazid và các thuốc lợi tiểu quai đều qua hàng rào nhau thai vào thai nhi và gây rối loạn nước và chất điện giải cho thai nhi. Với thiazid và dẫn chất nhiều trường hợp giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh đã được thông báo.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên quốc tế: Furosemide.

Loại thuốc: Thuốc lợi tiểu quai.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm: 20 mg/2 ml. Viên nén: 40 mg.

Tác dụng

Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai.

Chỉ định

Phù phổi cấp; phù do tim, gan, thận và các loại phù khác; tăng huyết áp khi có tổn thương thận; tăng calci huyết.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfo - namid, ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường.

Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.

Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.

Thận trọng

Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.

Thời kỳ mang thai

Thiazid, các thuốc lợi tiểu dẫn chất thiazid và các thuốc lợi tiểu quai đều qua hàng rào nhau thai vào thai nhi và gây rối loạn nước và chất điện giải cho thai nhi. Với thiazid và dẫn chất nhiều trường hợp giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh đã được thông báo. Nguy cơ này cũng xuất hiện sau khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai như furosemid và bumetamid.

Vì vậy, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thuốc chỉ được dùng khi không có thuốc thay thế, và chỉ với liều thấp nhất trong thời gian ngắn.

Thời kỳ cho con bú

Dùng furosemid trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế tiết sữa. Trường hợp này nên ngừng cho con bú.

Tác dụng phụ và xử trí

Thường gặp

Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng.

Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.

Ít gặp

Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.

Hiếm gặp

Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

Ban da, viêm mạch, dị cảm.

Tăng glucose huyết, glucose niệu.

Ù tai, giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).

Dấu hiệu mất cân bằng điện giải bao gồm đau đầu, tụt huyết áp và chuột rút, hay xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài, cần kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Việc bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali có thể được chỉ định cho người bệnh có nguy cơ cao phát triển hạ kali huyết.

Ðể giảm nguy cơ độc cho thính giác, furosemid không được tiêm tĩnh mạch với tốc độ vượt quá 4 mg/phút.

Việc sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid có thể gây ra thiếu máu cục bộ ở não. Vì vậy không dùng để điều trị chống tăng huyết áp cho người cao tuổi.

Liều lượng và cách dùng

Ðiều trị phù

Liều uống bắt đầu thường dùng là 40 mg/ngày. Ðiều chỉnh liều nếu thấy cần thiết tùy theo đáp ứng. Trường hợp phù nhẹ có thể dùng liều 20 mg/ngày hoặc 40 mg cách nhật. Một vài trường hợp có thể tăng liều lên 80 mg hoặc hơn nữa, chia làm 1 hoặc 2 lần trong ngày. Trường hợp nặng, có thể phải dò liều tăng dần lên tới 600 mg/ngày. Trong trường hợp cấp cứu, hoặc khi không dùng được đường uống, có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 20 - 40 mg hoặc cần thiết có thể cao hơn. Nếu liều lớn hơn 50 mg thì nên tiêm truyền tĩnh mạch chậm. Ðể chữa phù phổi, liều tiêm tĩnh mạch chậm ban đầu là 40 mg. Nếu đáp ứng chưa thoả đáng trong vòng một giờ, liều có thể tăng lên 80 mg, tiêm tĩnh mạch chậm.

Với trẻ em liều thường dùng, đường uống là 1 - 3 mg/kg/ngày, tới tối đa là 40 mg/ngày. Liều thường dùng, đường tiêm là 0,5 - 1,5 mg/kg /ngày, tới tối đa là 20 mg/ngày.

Ðiều trị tăng huyết áp

Furosemid không phải là thuốc chính để điều trị bệnh tăng huyết áp và có thể phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận.

Liều dùng đường uống là 40 - 80 mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.

Ðiều trị tăng calci máu

Uống: 120 mg/ngày uống 1 lần hoặc chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.

Người cao tuổi: Có thể dễ nhạy cảm với tác dụng của thuốc hơn so với liều thường dùng ở người lớn.

Liệu pháp liều cao

Ðiều trị thiểu niệu - vô niệu trong suy thận cấp hoặc mãn, khi mức lọc của cầu thận dưới 20 ml/phút, lấy 250 mg furosemid pha loãng trong 250 ml dịch truyền thích hợp, truyền trong một giờ. Nếu tác dụng lợi tiểu chưa đạt yêu cầu một giờ sau khi truyền xong liều có thể tăng lên 500 mg pha với số lượng dịch truyền phù hợp và thời gian truyền khoảng 2 giờ. Nếu tác dụng lợi tiểu chưa thoả đáng 1 giờ sau khi kết thúc lần thứ hai, thì cho liều thứ ba: 1 gam furosemid được truyền tiếp trong 4 giờ, tốc độ truyền không quá 4 mg/phút. Nếu liều tối đa 1 gam truyền tĩnh mạch không có tác dụng, người bệnh cần được lọc máu nhân tạo.

Có thể dùng nhắc lại liều đã có hiệu quả sau 24 giờ hoặc có thể tiếp tục bằng đường uống (500 mg uống tương đương với 250 mg tiêm truyền). Sau đó, liều phải được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của người bệnh.

Ðiều trị suy thận mạn, liều ban đầu là 250 mg có thể dùng đường uống. Khi cần thiết có thể cứ 4 giờ lại thêm 250 mg, tối đa là 1,5 g/24 giờ, trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 g/24 giờ. Ðiều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của người bệnh. Tuy nhiên không dùng kéo dài. Trong khi dùng liệu pháp liều cao, nhất thiết phải kiểm tra theo dõi cân bằng nước - điện giải, và đặc biệt ở người bị sốc, phải theo dõi huyết áp và thể tích máu tuần hoàn để điều chỉnh, trước khi bắt đầu liệu pháp này. Liệu pháp liều cao này chống chỉ định trong suy thận do các thuốc gây độc cho thận hoặc gan, và trong suy thận kết hợp với hôn mê gan.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng furosemid phối hợp với các thuốc sau:

Cephalothin, cephaloridin vì tăng độc tính cho thận.

Muối lithi làm tăng nồng độ lithi/ huyết, có thể gây độc. Nên tránh dùng nếu không theo dõi được lithi huyết chặt chẽ.

Aminoglycozid làm tăng độc tính cho tai và thận. Nên tránh.

Glycozid tim làm tăng độc tính do hạ K+ máu. Cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ.

Thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu.

Corticosteroid làm tăng thải K+.

Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy cơ gây tăng glucose huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh liều.

Thuốc giãn cơ không khử cực làm tăng tác dụng giãn cơ.

Thuốc chống đông làm tăng tác dụng chống đông.

Cisplatin làm tăng độc tính thính giác. Nên tránh.

Các thuốc hạ huyết áp làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần điều chỉnh liều.

Ðặc biệt khi phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng.

Bảo quản

Thuốc còn chất lượng thể hiện dung dịch không màu, viên màu trắng.

Thuốc biến màu là hỏng. Bảo quản nơi mát, tránh ánh sáng

Tương kỵ

Dung dịch tiêm truyền furosemid cần môi trường kiềm nhẹ hoặc trung tính, dung dịch acid gây kết tủa thuốc, không được phối hợp bất cứ thuốc gì vào dịch truyền hoặc bơm tiêm có chứa furosemid.

Quá liều và xử trí

Biểu hiện: Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm: đau đầu, yếu cơ, chuột rút, khát nước, huyết áp tụt, chán ăn, mạch nhanh.

Xử trí: Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

Qui chế

Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Fosphenytoin: thuốc chống co giật

Fosphenytoin là một loại thuốc chống co giật được sử dụng để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các cơn co giật trong thời gian ngắn hoặc khi không thể sử dụng các dạng phenytoin khác.

Fitovit

Fitovit, thuốc tăng lực phối hợp các thành phần tinh chiết từ dược thảo thiên nhiên mà hệ thống thuốc cổ đại Ấn Độ (Ayuveda) đã chắt lọc và sử dụng từ khoảng 5000 năm trước công nguyên.

Flutamid: Flumid, thuốc chống ung thư, nhóm kháng androgen

Flutamid thường được dùng phối hợp với chất tương tự hormon giải phóng gonadotropin như goserelin, leuprorelin, để điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Fluocinolon acetonid

Dùng fluocinolon acetonid cho các vết thương nhiễm khuẩn mà không có thêm các kháng sinh điều trị thích hợp có thể làm cho nhiễm khuẩn bị lan rộng.

Fenoterol

Ðiều trị cơn hen phế quản cấp. Cũng có thể dùng điều trị triệu chứng co thắt phế quản có kèm viêm phế quản, khí phế thũng, giãn phế quản hoặc những bệnh phổi tắc nghẽn khác. Dự phòng cơn hen do vận động.

Famotidin

Famotidin thường dùng đường uống, có thể tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch chậm ở bệnh viện cho người bệnh quá tăng tiết acid hoặc loét tá tràng dai dẳng hoặc người không uống được.

Fexostad: thuốc điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa

Fexostad là một thuốc kháng histamin có tác động đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên. Hai dạng đồng phân đối quang của Fexostad có tác động kháng histamin gần như tương đương nhau.

Flecainid

Flecainid có tác dụng gây tê và thuộc nhóm thuốc chống loạn nhịp ổn định màng (nhóm1); thuốc có tác dụng điện sinh lý đặc trưng chống loạn nhịp nhóm 1C.

Faslodex: thuốc điều trị ung thư vú di căn

Faslodex được chỉ định điều trị cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú di căn có thụ thể estrogen dương tính mà trước đây chưa từng dùng liệu pháp nội tiết, hoặc tái phát trong hoặc sau điều trị kháng estrogen bổ trợ, hoặc tiến triển khi đang điều trị kháng estrogen.

Fadin

Loét dạ dày, loét tá tràng, xuất huyết phần ống tiêu hóa trên (kết hợp với loét tiêu hóa, các loét cấp tính do stress hoặc viêm dạ dày chảy máu), viêm thực quản do hồi lưu, hội chứng Zollinger-Ellison.

Fingolimod: thuốc điều trị bệnh đa xơ cứng

Fingolimod là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc các dạng bệnh đa xơ cứng tái phát để giảm tần suất các đợt cấp và trì hoãn tình trạng khuyết tật thể chất.

Fenugreek: thuốc kích thích thèm ăn

Fenugreek được sử dụng như một chất kích thích sự thèm ăn và để điều trị chứng xơ vữa động mạch, táo bón, tiểu đường, khó tiêu, viêm dạ dày, sốt, bệnh thận, tăng lipid máu, tăng triglycerid máu, thúc đẩy tiết sữa và viêm cục bộ.

Felodipine Stella retard: thuốc điều trị tăng huyết áp

Felodipine là một thuốc ức chế calci có tính chọn lọc trên mạch, làm giảm huyết áp động mạch bằng cách giảm sức cản mạch máu ngoại biên. Felodipine không có tác động trực tiếp lên tính co bóp hay dẫn truyền của cơ tim.

Fentanyl Transdermal: thuốc giảm đau opioid

Fentanyl Transdermal là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị đau dữ dội mãn tính. Fentanyl Transdermal có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Duragesic.

Fidaxomicin: thuốc điều trị tiêu chảy Clostridioides difficile

Fidaxomicin là một loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị tiêu chảy liên quan đến Clostridioides difficile.

Furagon: thuốc cung cấp dinh dưỡng trong điều trị bệnh thận mạn tính

Furagon điều trị bệnh do rối loạn hoặc suy giảm cơ chế chuyển hóa protein trong bệnh suy thận mạn, khi lượng protein trong chế độ ăn bị hạn chế ở mức dưới 40 g/ngày (đối với người lớn).

Fluidasa

Dự phòng và điều trị các biến chứng do cảm lạnh và cúm, viêm mũi hầu, viêm xoang, viêm tái, viêm xuất tiết; hen phế quản mãn tính.

Firotex: thuốc điều trị ung thư

Ung thư cổ tử cung tái phát sau xạ trị và ở giai đoạn IVB, bệnh nhân có tiền sử dùng cisplatin cần có khoảng thời gian điều trị duy trì để chứng minh hiệu quả điều trị phối hợp.

Fibrinogen Thrombin: thuốc cầm máu

Fibrinogen thrombin được sử dụng như một chất hỗ trợ cầm máu cho chảy máu nhẹ đến trung bình ở người lớn trải qua phẫu thuật khi việc kiểm soát chảy máu bằng các kỹ thuật phẫu thuật tiêu chuẩn không hiệu quả hoặc không thực tế.

Fonzylane

Fonzylane! Ngoài tác động giãn mạch ngoại biên, hoạt hóa não bộ, buflom dil còn có tác động điều hòa huyết lưu, bao gồm cải thiện khả năng biến dạng hồng cầu và độ nhờn của máu, ức chế sự ngưng kết tiểu cầu.

Fulvestrant Ebewe: thuốc điều trị ung thư vú

Fulvestrant Ebewe điều trị cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú di căn hoặc tiến triển tại chỗ, có thụ thể estrogen dương tính. Chưa được điều trị bằng liệu pháp nội tiết trước đó, hoặc bệnh tái phát trong.

Fluorouracil

Fluorouracil có hiệu quả làm thuyên giảm các bệnh carcinom đại tràng, trực tràng, vú và dạ dày. Thuốc có hiệu quả kém hơn trong điều trị carcinom buồng trứng, cổ tử cung, bàng quang, gan và tụy.

Fovepta: ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Ở những bệnh nhân không có biểu hiện đáp ứng miễn dịch, không đo được chuẩn độ kháng thể kháng viêm gan B sau khi tiêm vắc xin.

Fordia MR: thuốc điều trị đái tháo đường

Fordia MR được chỉ định điều trị đái tháo đường type 2 ở người lớn, đặc biệt ở bệnh nhân quá cân, khi chế độ ăn uống kết hợp tập luyện không kiểm soát được đường huyết.

Folihem: thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ

Folihem phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ. Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Sự hấp thu được hỗ trợ bởi sự bài tiết acid dạ dày và tác dụng nhanh hơn khi sắt tồn tại ở dạng sắt II.