- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần F
- Folihem: thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ
Folihem: thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ
Folihem phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ. Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Sự hấp thu được hỗ trợ bởi sự bài tiết acid dạ dày và tác dụng nhanh hơn khi sắt tồn tại ở dạng sắt II.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thành phần
Mỗi viên: Fe II fumarate 310mg (tương đương 100mg ion sắt II), folic acid 0,35mg.
Dược lực học
Ion sắt là một thành phần quan trọng trong nhiều enzym cần thiết cho vận chuyển năng lượng (ví dụ cytochrome oxidase, xanthine oxidase và succinic dehydrogenase) và nó cũng có mặt trong các thành phần cần thiết trong vận chuyển và sử dụng oxygen (ví dụ hemoglobin và myoglobin).
Dùng thuốc có chứa sắt để chữa các bất thường trong tạo hồng cầu do thiếu sắt. Dùng sắt cũng giảm được các triệu chứng khác do thiếu sắt như đau lưỡi, khó nuốt, loạn dưỡng móng tay và da, và nứt kẽ môi.
Có bằng chứng chứng tỏ rằng với liều dùng hàng ngày 100mg nguyên tố sắt dưới dạng Fe++ là phù hợp để phòng chống thiếu sắt cho phụ nữ mang thai. Nếu khi bắt đầu dùng bệnh nhân đã có biểu hiện thiếu sắt nhẹ, cơ thể sẽ khắc phục bằng cách tăng hấp thu sắt. Liều folat cần tăng từng bước một trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đã tìm thấy bằng chứng về sự mất dịch ở mẹ. Để đảm bảo nồng độ folat bình thường ở mẹ sau khi sinh, cần bổ sung với liều khoảng 300microgram folat trong 3 tháng thứ hai và 3 tháng thứ ba của thai kỳ. Thuốc không làm mất các dấu hiệu về máu của thiếu máu ác tính.
Dược động học
Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Sự hấp thu được hỗ trợ bởi sự bài tiết acid dạ dày và tác dụng nhanh hơn khi sắt tồn tại ở dạng sắt II.
Sau khi được hấp thu, sắt gắn vào transferrin và được vận chuyển vào tủy xương nơi nó được đưa vào haemoglobin. Phần còn lại tồn tại dưới dạng dự trữ, ferritin hoặc haemosiderin hoặc như myoglobin.
Chỉ một phần nhỏ sắt được bài tiết vì phần chính sẽ được giải phóng khi phân tử haemoglobin bị phá hủy.
Acid folic được hấp thu chủ yếu ở đoạn gần dạ dày của ruột non. Trong quá trình hấp thu Folate polyglutamate sẽ chuyển thành dạng monoglutamate. Acid folic nhanh chóng xuất hiện trong máu và phần lớn gắn vào protein huyết tương. Trong chế độ ăn bình thường, lượng acid folic được hấp thu nhanh chóng, phân bố đến các mô và khoảng 4 đến 5 microgram bài tiết qua nước tiểu, mỗi ngày. Khi số lượng hấp thu lớn, tỷ lệ lớn hơn thuốc được chuyển hóa ở gan thành các dạng hoạt động khác của folate và một phần được dự trữ ở dạng đã oxy hóa khử và methyl folate. Lượng lớn folate nhanh chóng bài tiết qua nước tiểu.
Chỉ định và công dụng
Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ.
Liều lượng và cách dùng
Người lớn: 1 viên/ngày từ tuần thứ 13 của thai kỳ và tiếp tục uống đến sau khi sinh 3 tháng.
Trẻ em: không khuyến cáo sử dụng.
Uống thuốc với nước.
Sau khi uống không nên đi nằm trong vòng 30 phút.
Quá liều
Các triệu chứng do quá liều: rối loạn tiêu hóa.
Điều trị: gây nôn, rửa dạ dày được lựa chọn trong vòng 4 giờ sau khi thuốc đuợc đưa vào đường tiêu hoá.
Trong trường hợp ngộ độc nặng, deferoxamine là thuốc giải độc. Thẩm phân trong trường hợp suy thận. Bù nước và điều chỉnh mất cân bằng điện giải nếu có, nâng huyết áp với Dopamine nếu cần thiết.
Chống chỉ định
Folihem chống chỉ định đối với các bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc, thiếu vitamin B12, hồng cầu tố niệu ban đêm kịch phát, nhiễm haemosideri, chứng nhiễm sắc tố sắt, loét dạ dày tiến triển, truyền máu lặp lại, viêm ruột non từng vùng, viêm loét đại tràng. Folihem không được dùng để điều trị thiếu máu không phải do thiếu sắt.
Không sử dụng để phòng ngừa thiếu máu ở nam giới hay phụ nữ không mang thai.
Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thai kỳ
Folihem được chỉ định cho phụ nữ có thai, tuy nhiên nên tránh sử dụng sắt với số lượng lớn trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thể gây hại cho mẹ và/hoặc cho thai nhi. Tham vấn bác sỹ hoặc dược sỹ khi sử dụng bất kỳ một thuốc nào.
Thời kỳ cho con bú
Folihem có thể bài tiết vào sữa mẹ và do đó nên tư vấn bác sỹ hoặc dược sỹ khi dùng Folihem.
Tư vấn bác sỹ hoặc dược sỹ khi sử dụng bất kỳ một thuốc nào.
Tương tác
Dùng thuốc đồng thời làm giảm hiệu lực của các fluoroquinolone, levodopa, carbidopa, thyroxine và các bisphosphonate.
Sắt làm giảm hấp thu penicillamine.
Dùng thuốc đồng thời với tetracycline dẫn đến giảm hấp thu tetracycline và sắt. Dùng đồng thời với antacid làm giảm hấp thu sắt.
Nồng độ thuốc chống động kinh trong huyết thanh có thể giảm bởi acid folic.
Thông báo cho bác sĩ các thuốc đang sử dụng trước khi dùng thuốc.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Giống như tất cả các thuốc khác, Folihem có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
Các tác dụng không mong muốn hay gặp là: Buồn nôn, nôn, các triệu chứng trên đường tiêu hoá (như đau bụng, táo bón, tiêu chảy). Khi dùng thuốc kéo dài có thể gây chứng nhiễm hemosideri, dị ứng, biếng ăn, hiện tượng phân đen.
Thận trọng
Không được dùng Folihem cho bệnh nhân đang dùng tetracycline hoặc các antacid hoặc bệnh nhân loét dạ dày.
Folihem chống chỉ định đối với bệnh nhân thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
Sản phẩm này có carmoisine E122 vì vậy có thể gây dị ứng.
Đổi màu phân có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
Bảo quản
Bảo quản ở dưới 30oC, tránh ánh sáng, tránh ẩm.
Trình bày và đóng gói
Viên nén bao phim: hộp 10 vỉ x 10 viên.
Bài viết cùng chuyên mục
Flunarizin: Azitocin 5, Beejenac, Beezan, Benetil F, Cbimigraine, thuốc chẹn kênh calci
Flunarizin là thuốc có hoạt tính chẹn kênh calci, kháng histamin và an thần, thuốc ngăn chặn sự quá tải calci ở tế bào, bằng cách làm giảm calci tràn vào quá mức qua màng tế bào
Fennel: thuốc điều trị đau bụng và khó tiêu
Fennel được sử dụng để điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ em bú mẹ bị đau bụng và bệnh khó tiêu, như một chất hỗ trợ tiêu hóa, để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho và đau họng, giảm đau do đau bụng kinh.
Felutam CR: thuốc điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực
Felutam CR là một chất chẹn kênh calci chậm có tính chất chọn lọc thuộc nhóm dihydropyridin. Ở nồng độ thấp, nó ức chế calci đi vào trong tế bào cơ trơn. Do vậy, felodipin tác động trên quá trình điện sinh lý và cơ học.
Fresh Frozen Plasma: huyết tương tươi đông lạnh
Fresh Frozen Plasma được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa chảy máu, như một chất thay thế các yếu tố đông máu và để điều trị ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.
Fosfomycin: thuốc kháng sinh đường tiết niệu
Fosfomycin là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Fosfomycin có sẵn dưới các tên thương hiệu khác như Monurol.
Fenostad 160/Fenostad 200: thuốc điều trị tăng mỡ máu
Fenostad được chỉ định hỗ trợ chế độ ăn kiêng và chế độ điều trị không dùng thuốc khác. Điều trị tăng triglycerid huyết nặng, tăng lipid huyết hỗn hợp khi chống chỉ định hoặc không dung nạp với statin.
Flebogamma 5% DIF: huyết thanh miễn dịch và globulin miễn dịch
Globulin miễn dịch bình thường của người, để truyền tĩnh mạch. Globulin miễn dịch bình thường của người chứa chủ yếu là globulin miễn dịch G (IgG) với một loạt các kháng thể chống lại tác nhân lây nhiễm.
Filgrastim
Filgrastim có hiệu quả làm tăng số lượng bạch cầu trung tính và làm thuyên giảm bệnh ở người giảm bạch cầu trung tính nặng, mạn tính, bao gồm cả hội chứng Kostmann và giảm bạch cầu trung tính chu kỳ, vô căn.
Fresofol 1% MCT/LCT: thuốc gây mê toàn thân tác dụng ngắn
Fresofol 1% MCT/LCT là thuốc gây mê toàn thân, có tác dụng ngắn, sử dụng qua đường tĩnh mạch, được chỉ định trong khởi mê và duy trì mê cho người lớn và trẻ em trên 1 tháng tuổi.
Fingolimod: thuốc điều trị bệnh đa xơ cứng
Fingolimod là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc các dạng bệnh đa xơ cứng tái phát để giảm tần suất các đợt cấp và trì hoãn tình trạng khuyết tật thể chất.
Formoterol (Eformoterol)
Phải dùng formoterol thận trọng với người bệnh quá mẫn với tác dụng của thuốc, đặc biệt người cường tuyến giáp, bệnh tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp tim hay tim đập nhanh.
Fitovit
Fitovit, thuốc tăng lực phối hợp các thành phần tinh chiết từ dược thảo thiên nhiên mà hệ thống thuốc cổ đại Ấn Độ (Ayuveda) đã chắt lọc và sử dụng từ khoảng 5000 năm trước công nguyên.
Fasigyne
Fasigyne có thành phần hoạt chất tinidazole là một dẫn xuất thay thế của hợp chất imidazole có tác động kháng nguyên sinh động vật và kháng vi khuẩn kỵ khí.
Fluoxetine Olanzapine: thuốc điều trị trầm cảm
Fluoxetine Olanzapine là sự kết hợp của các loại thuốc theo toa được sử dụng để điều trị trầm cảm liên quan đến rối loạn lưỡng cực I hoặc trầm cảm kháng thuốc.
Flagentyl
Flagentyl! Thời gian bán hủy huyết thanh khoảng 25 giờ. Thải trừ chậm, chủ yếu qua nước tiểu (50% liều dùng được thải trừ trong 120 giờ). Xuyên qua nhau thai và đi vào sữa mẹ.
Famotidin
Famotidin thường dùng đường uống, có thể tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch chậm ở bệnh viện cho người bệnh quá tăng tiết acid hoặc loét tá tràng dai dẳng hoặc người không uống được.
Fenistil
Fenistil! Dimethindene maleate là một dẫn chất của phenindene, là chất kháng histamin H1. Dimethindene maleate cũng có tác dụng kháng kinin, kháng cholinergic nhẹ và an thần, nhưng không có tác dụng chống nôn.
Foscavir
Theo dõi creatinin huyết thanh. Foscavir có thể liên quan sự giảm cấp tính canxi huyết thanh tương ứng với tỷ lệ truyền; co giật, liên quan sự thay đổi khoáng chất và điện giải trong huyết tương; sưng tấy và/hoặc viêm loét bộ phận sinh dục.
Fluimucil
Dạng phun xịt: lúc bắt đầu điều trị, có thể làm loãng dịch tiết phế quản, do đó, làm tăng thể tích dịch nhầy; nếu bệnh nhân không thể khạc nhổ, có thể dùng phương pháp dẫn lưu tư thế hoặc hút đờm để tránh ứ đọng dịch tiết.
Fluvoxamine: thuốc điều trị rối loạn ám ảnh và lo âu
Fluvoxamine là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lo âu xã hội. Fluvoxamine có sẵn dưới các tên thương hiệu khác nhau sau: Luvox, Luvox CR.
Fenofibrat
Ðiều trị fenofibrat, nhất thiết phải phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid, phải uống thuốc cùng với bữa ăn
Femara
Femara! Letrozole ức chế đặc biệt hoạt động của men aromatase. Không nhận thấy thuốc làm phương hại gì đến tuyến thượng thận sinh steroid.
Mục lục các thuốc theo vần F
Fabaclinc - xem Clindamycin, Factagard - xem Cefalexin, Fadin - xem Famotidin, Fadin 40 - xem Famotidin, Fado - xem Cefamandol, Faginin - xem Tinidazol, Fahado - xem Paracetamol.
Fluconazole Stella: thuốc chống nấm thuộc dẫn chất triazole
Fluconazole Stella là một thuốc chống nấm thuộc dẫn chất triazole. Cơ chế tác động chủ yếu của thuốc là ức chế khử methyl trên 14 alpha-lanosterol qua trung gian cytochrom P-450 của nấm.
Fenugreek: thuốc kích thích thèm ăn
Fenugreek được sử dụng như một chất kích thích sự thèm ăn và để điều trị chứng xơ vữa động mạch, táo bón, tiểu đường, khó tiêu, viêm dạ dày, sốt, bệnh thận, tăng lipid máu, tăng triglycerid máu, thúc đẩy tiết sữa và viêm cục bộ.