- Trang chủ
- Dược lý
- Dược lý học đại cương dành cho bác sỹ đa khoa
- Natri: dược lý học
Natri: dược lý học
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vai trò sinh lý
Giữ vai trò sống còn: duy trì nồng độ và thể tích dịch ngoài tế bào. Na+ là ion chủ yếu ở ngoài tế bào, vì vậy rối loạn Na+ bao giờ cũng kèm theo rối loạn nước.
Giữ tính kích thích và dẫn truyền thần kinh - cơ do duy trì hiệu thế hoạt động giữa trong và ngoài tế bào.
Duy trì thăng bằng base acid.
Điều hòa Na trong cơ thể do hormon vỏ thượng thận aldosteron (tái hấp thu Na + và thải K+, H+ qua ống thận) và hormon vasopressin (hay ADH, hormon chống bài niệu) của tuyến hậu yên.
Natri máu bình thường là 137- 147 mEq/L
Thiếu Natri
(giảm natri- máu; hyponatremia)
Khi Na- máu < 137 mEq/L.
Nguyên nhân
Nhập nhiều nước, tăng tiết ADH.
Mất nhiều Na+: do mồ hôi, do dùng thuốc lợi niệu thải Na (như loại thiazid), do thiếu aldosteron.
Lâm sàng
Na+ giảm, làm giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương, nước từ ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào. Đặc biệt là khi tế bào thần kinh bị "trương", sẽ gây các triệu chứng thần kinh như: kích thích, mỏi mệt, lo sợ, run tay, tăng phản xạ co thắt các cơ, hôn mê.
Khi Na+ máu từ 120- 125 mEq/L: chưa có dấu hiệu thần kinh.
115- 120 mEq/L: buồn nôn, uể oải, nhức đầu.
< 115 mEq/L : co giật, hôn mê.
Mất Na+ có thể đi kèm theo mất dịch, làm giảm thể tích dịch ngoài tế bào
Nguyên nhân:
Tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, có ống thông hút dịch . Thận: dùng lợi niệu, suy thượng thận.
Da: bỏng, dẫn lưu vết thương.
Lâm sàng: giảm thể tích máu, giảm áp lực tĩnh mạch trung tâm, giảm áp lực động mạch phổi và huyết áp trung bình.
Na+ máu giảm, nhưng thể tích dịch ngoài tế bào vẫn bình thường hoặc tăng
Nguyên nhân:
Hội chứng tăng ADH, giữ nước.
Phù do suy tim, sơ gan, thận hư.
Truyền tĩnh mạch quá nhiều dung dịch nhược trương.
Lâm sàng: ngược với các dấu hiệu trên: thể tích máu tăng, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm, tăng áp lực động mạch phổi và huyết áp trung bình.
Điều trị
Bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ trực tiếp: nâng ngay Na+ lên trên 120 mEq/L, sau đó dần dần đưa về bình thường và cho thăng bằng với dịch ngoài tế bào.
Chú ý điều chỉnh điện giải khác: K+, HCO3- (khi tiêu chảy nhiều).
Chỉ dùng dung dịch muối ưu trương (3 -5%) khi Na+ dưới 115 mEq/L và rất thận trọng vì có thể làm tăng thể tích trong mạch.
Nếu Na+ máu giảm mà dịch ngoài tế bào tăng thì dùng "lợi niệu quai" như furosemid (Lasix 0,2 - 0,3g/ ngày), vì làm mất nước nhiều hơn mất muối. Không dùng loại thiazid vì làm mất muối nhiều hơn mất nước.
Thừa natri
(tăng natri- máu, hypernatremia)
Khi Na+ máu > 147 mEq/L.
Do mất nước hoạc do nhập nhiều Na+.
Nguyên nhân
Mất nước qua da, qua phổi, bệnh đái nhạt, dùng lợi niệu thẩm thấu, tăng đường huyết.
Nhập nhiều muối: truyền dung dịch muối ưu trương, NaHCO3, tăng aldosteron, ăn nhiều muối.
Lâm sàng
Tăng áp lực thẩm thấu, tăng trương lực của dịch ngoài tế bào, nước trong tế bào ra ngoài tế bào, gây khát, mệt mỏi, nhược cơ, hôn mê, giảm đáp ứng với ADH.
Đánh giá tình trạng tăng hoặc giảm khối lượng dịch ngoài tế bào bằng đo áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực động mạch phổi.
Điều trị
Phụ thuộc vào nguyên nhân.
Nếu do mất nước: cho uống và truyền nước vào tĩnh mạch.
Điều chỉnh tăng natri máu cần từ từ, khoảng 2 ngày để trá nh một lượng nước lớn vào não, gây phù não. Cần theo dõi các dấu hiệu phù não: tăng huyết áp, giảm nhịp tim, loạn cảm giác.
Tính lượng nước và muối để điều chỉnh
Thiếu nước (trong Na+ máu cao):
Thí dụ Na+ máu hiện có là 160 mEq/L ([Na]1), muốn làm giảm xuống 150 mEq/L ([Na]2) bằng pha loãng, cần bao nhiêu nước (TNC 2)?
Giả sử người bệnh nặng 50 kg, tổng lượng nước của cơ thể (TNC) chiếm 60%, là 30 lít.
Thiếu Na+:
Thí dụ: Na+ máu là 120 mEq/L, cần bao nhiêu Na+ để nâng lên 130 mEq/L?
Như vậy, mỗi lít cần 130 mEq - 120 mEq = 10 mEq. Với thí dụ trên, tổng lượng nước trong cơ thể (TNC) cho cả dịch trong và ngoài tế bào là 30 lít, cần 10 30 = 300 mEq Na+.
Từ đó tính ra lượng dung dịch cần truyền tuỳ theo việc chỉ định dùng nước muối đẳng trương (0,9%) hoặc ưu trương.
Có thể tính riêng cho dung dịch ngoài tế bào.
Nước chiếm 60% trong lượng cơ thể. Nước trong tế bào chiếm 2/3 và ngoài tế bào là 1/3.
Bài viết cùng chuyên mục
Một số vấn đề về sử dụng kháng sinh
Chỉ dùng kháng sinh cho nhiễm khuẩn, không dùng cho nhiễm virus, có loại riêng, dùng càng sớm càng tốt.
Barbiturat
Tuỳ liều dùng, cách dùng, tuỳ trạng thái người bệnh, và tuỳ loại barbiturat, mà được tác dụng an thần, gây ngủ hoặc gây mê.
Sự chuyển hóa thuốc
Nhưng như ta đã biết, thuốc là những phân tử tan được trong mỡ, không bị ion hóa, dễ thấm qua màng tế bào, gắn vào protein huyết tương, và giữ lại trong cơ thể.
Thời điểm uống thuốc
Thuốc kích thích bài tiết dịch vị, các enzym tiêu hóa, chống đái tháo đường loại ức chế gluconidase, nên uống trước bữa ăn 15 phút.
Điều trị triệu chứng và hồi sức cho người bệnh ngộ độc
Dùng thuốc kích thích thần kinh khi ngộ độc các thuốc ức chế, dùng thuốc làm mềm cơ khi ngộ độc các thuốc co giật, dùng cura khi ngộ độc strrynin.
Các dịch cung cấp glucid, acid amin và lipid
Trong sốc, nhu cầu năng lượng được cung cấp ở giai đoạn đầu, chủ yếu bằng glucid vì được hấp thu trực tiếp.
Sunfinpyrazon (Anturant)
Công thức gần giống phenylbutazon, gây đái ra acid uric mạnh do ngăn cản tái hấp thu ở ống thận, giống cơ chế của probenecid.
Thuốc ức chế protease
Dùng kết hợp với một thuốc ức chế RT, để làm chậm kháng thuốc, uống 800 mg, cách 8 giờ uống 1 lần; để được hấp thu tốt, nên uống cách bữa ăn 2 giờ.
Đại cương thuốc điều trị cơn đau thắt ngực
Nguyên nhân của cơn đau thắt ngực, là do cơ tim bị thiếu oxy đột ngột, vì mất thăng bằng giữa sự tăng nhu cầu oxy của cơ tim và không đủ oxy của mạch vành.
Các chất oxy hóa
Do có tác dụng oxy hóa, tạo gốc tự do, nên các thuốc này làm tổn hại màng vi khuẩn, ADN và một số thành phần chủ yếu khác của tế bào.
Thuốc an thần kinh
Khác với thuốc ngủ, các thuốc loại này dù dùng với liều cao cũng không gây ngủ, chỉ có tác dụng gây mơ màng, làm dễ ngủ.
Các thuốc chống lao
Là thuốc vừa kìm khuẩn vừa diệt khuẩn, uống hấp thu từ từ qua đường tiêu hóa, sau 3 giờ đạt nồng độ tối đa trong máu và thải trừ chủ yếu qua thận.
Các thuốc chính chữa động kinh
Các thuốc chính chữa động kinh. Sau đây chỉ trình bày những thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ 5 (2005)
Tính chất chung của thuốc tê
Thuốc tê làm mất cảm giác (đau, nhiệt độ) của một vùng cơ thể, tại chỗ dùng thuốc, trong khi chức phận vận động không bị ảnh hưởng. Carl Koller (1884) dùng dung dịch cocain để gây tê giác mạc, mở đầu thời kỳ của các thuốc tê.
Thuốc chống sán
Thuốc hầu như không hấp thu qua ống tiêu hóa, thấm vào thân sán qua tổn thương mà niclosamid tạo ở vỏ sán, sán bị diệt ngay tại ruột của vật chủ.
Nhóm kháng sinh beta lactam
Các beta lactam, và kháng sinh loại glycopeptid, tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.
Chu kỳ sinh học của ký sinh trùng sốt rét
Với P falciparum, tất cả mảnh trùng đều vào máu, và phát triển ở đó, còn P vivax và P ovale, ngoài sự phát triển tức thì của các thoa trùng.
Sự kháng thuốc của vi khuẩn lao
Tỉ lệ vi khuẩn lao kháng thuốc ngày càng tăng, nguyên nhân chủ yếu là do dùng thuốc không đúng phác đồ phối hợp, liều lượng và thời gian dùng thuốc.
Hormon tuyến giáp
Thyroxin, và triiodothyronin, có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của cơ thể, và chuyển hóa năng lượng.
Khái niệm về thuốc: thuốc chữa bệnh cho người
Thuốc có tác dụng phòng và chữa bệnh, nhưng với liều cao vượt mức chịu đựng của người bệnh, thì thuốc trở nên độc
Sử dụng và phối hợp kháng sinh trong điều trị
Việc lựa chọn kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ, trong trường hợp cấp bách hoặc trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ có thể dựa vào kinh nghiệm.
Tương tác thuốc thuốc
Nhiều thuốc khi cho dùng cùng một lúc sẽ có tác dụng qua lại lẫn nhau, được gọi là tương tác thuốc. Trong lâm sàng, thầy thuốc muốn phối hợp thuốc để làm tăng tác dụng điều trị, giảm các tác dụng không mong muốn.
Nguyên tắc điều trị thiếu máu
Trong quá trình điều trị thiếu máu, phải kết hợp điều trị nguyên nhân, với dùng thuốc, hoặc với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng cơ thể.
Thuốc chống đau thắt ngực
Duy trì chuyển hoá năng lượng ở các tế bào bị thiếu oxy, hoặc thiếu máu do trimetazidin ngăn ngừa sự giảm sút mức ATP trong tế bào.
Đại cương hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật (còn gọi là hệ thần kinh tự động) chuyên điều khiển các hoạt động ngoài ý muốn, có vai trò điều hòa chức phận của nhiều cơ quan, hệ thống để cho giới hạn sống của cơ thể giữ được sự ổn định trong môi trường sống luôn luôn thay đổi.