- Trang chủ
- Dược lý
- Dược lý học đại cương dành cho bác sỹ đa khoa
- Kali: dược lý học
Kali: dược lý học
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vai trò sinh lý
K+ là ion chủ yếu ở trong tế bào, có vai trò
Đảm bảo hiệu thế màng, tính chịu kích thích của thần kinh – cơ.
Trên cơ tim, K+ làm giảm lực co bóp, giảm tính chịu kích thích và giảm dẫn tru yền. Tác dụng đối kháng với Ca++ và glycosid, tim.
Tham gia vào điều hòa acid- base.
Đây là quá trình phức tạp vì K+ tham gia vào
Cơ chế trao đổi ion qua màng tế bào.
Chức phận thải trừ qua thận; liên quan với thải trừ H +.
Thăng bằng ion qua màng tế bào
Nồng độ trong tế bào của K+ và H+ lớn hơn ngoài tế bào.
Khi H+ thay đổi là nguyên phát
Nếu nồng độ H+ ở ngoài tế bào tăng (acid máu) thì H+ sẽ đi vào tế bào, và để giữ thăng bằng ion, K+ sẽ ra khỏi tế bào, gây tăng K+ máu: acid huyết tăng kali (hyperkaliemic acidosis).
Ngược lại, nếu H+ ở dịch ngoài tế bào giảm (base máu) thì H + trong tế bào sẽ đi ra. Và để giữ thăng bằng ion, K+ sẽ đi từ ngoài vào trong tế bào, gây giảm kali máu: base máu giảm kali (hypokaliemic alkalosis).
pH huyết tương thay đổi 0,1 thì K+ thay đổi 0,6 mEq/L
Khi K+ thay đổi là nguyên phát thì làm H+ thay đổi theo: nếu K+ đi từ trong ra ngoài tế bào thì H+ và Na+ sẽ đi vào để giữ thăng bằng ion, kết quả là ngoài tế bào thì base và trong tế bào thì acid (trường hợp mất nhiều K+).
Chức phận điều hòa của thận
Khi K+ tăng cấp tính trong máu, thận tăng thải K+, giảm thải H+, nước tiểu base và máu càng acid.
Kali máu bình thường là 3,5- 5,0 mEq/L
Thiếu kali
(giảm kali- máu- hypokaliemia)
Khi K+ máu < 3,5 mEq/L
Nguyên nhân
Giảm kali toàn bộ cơ thể: hội chứng cường aldosteron, dùng thuốc lợi niệu thải K + (loại thiazid), mất K+qua đường tiêu hóa (nôn nhiều, tiêu chảy, dẫn lưu), mất K + qua thẩm phân.
K+ nhập từ ngoài tế bào vào trong tế bào: do dùng insulin hoặc tăng insulin nộ i sinh, base máu, thời kỳ phục hồi tổ chức sau bỏng, sau chấn thương.
Trong tế bào tập trung một số lượng lớn các chất hữu cơ không khuếch tán qua màng (các protein). Ở môi trường pH của dịch thể, các nhóm chức của các hợp chất hữu cơ này đều tích điện âm nên gọi là anion cố định của tế bào. Để đảm bảo trung hòa điện, tế bào phải giữ lại một số lượng tương ứng cation, đó là K + (chính) và các cation khác. Từ đó, hệ quả là:
Khi anion cố định tăng (tăng đồng hóa, sau ăn, tăng insulin) thì K + sẽ đi vào tế bào.
Khi anion cố định giảm (dị hóa, đói, sốc, tăng cortisol) thì K + sẽ ra khỏi tế bào.
Stress: do có tăng tiết aldosteron và adrenalin từ thượng thận. Adrenalin làm tăng nhập K+ vào tế bào.
Lâm sàng
Liệt ở gốc chi, sau đó là đầu chi. Sờ thấy cơ chắc, g iảm phản xạ gần xương, cảm giác còn bình thường, sau là chuột rút và dị cảm (thêm cả rối loạn Na và Ca).
Chướng bụng, liệt ruột, táo, bí đái.
Tim: mạch rộng, nhẩy, tăng nhẹ. Điện tim: ST hạ dần, T có biên độ giảm dần, đẳng điện rồi âm, QT dài.
Điều trị
Các chế phẩm:
Dung dịch KCl: chứa 20 mEq/ 15 mL (hoặc 1 thìa canh).
Viên bao chứa 4- 8 mEq.
Ống tiêm: 1 mL chứa 1 mEq (dung dịch 7,5%) hoặc 1 mL chứa 2 mEq (dung dịch.
15%); đóng ống 10- 20 mL- 30mL.
Khi dùng pha loãng trong huyết thanh ngọt đẳng trương.
Liều lượng:
Dự phòng giảm K- máu (khi dùng lợi niệu lâu): 50 mEq/ ngày (tương đương 4,0g KCl), chia liều nhiều lần.
Liều truyền tối đa 10- 20 mEq/ h ; 50- 100 mEq/ ngày.
Dung dịch truyền tĩnh mạch chứa 30- 40 mEq/L.
Dung dịch đậm đặc quá gây huyế t khối và hoại tử nếu tiêm chệch tĩnh mạch.
Tai biến khi dùng quá liều:
Dấu hiệu điện tâm đồ: T rộng và nhọn, P dẹt, PR dài, phức hợp QRS rộng.
Xử trí: truyền dung dịch NaHCO3, hoặc dung dịch huyết thanh ngọt có thêm 10 đơn vị insulin cho 100 g glucose (xem phần điều trị tăng kali máu).
Thừa kali
(tăng kali máu; hyperkaliemia)
Khi kali máu > 5 mEq/L
Nguyên nhân
Uống hoặc truyền quá thừa kali.
Tổn thương nặng mô (tế bào vỡ, kali được giải phóng).
Acid huyết cấp tính (đôi khi acid huyết mạn tính).
Bệnh Addison.
Kích thích cấp tính receptor α giao cảm.
Dùng lợi niệu lưu kali không đúng liều lượng.
Đường huyết tăng.
Lâm sàng
Đờ đẫn vô cảm.
Dị cảm đầu chi, lưỡi, môi.
Loạn vận mạch: da lạnh, ẩm, tái.
Nhược cơ, tê bì nhất là chi dưới
Trên điện tim: nếu kali tăng vừa phải (5- 7 mEq/L huyết tương), dẫn truyền trong cơ tim bị giảm nhẹ: sóng T tăng cao hoặc kéo dài, PR dài, P mất.
Nếu kali tăng cao hơn (8-9 mEq/L huyết tương) sẽ ức chế mạnh hơn trên nút dẫn nhịp và sự dẫn truyền trong toàn bộ cơ tim: QRS dài, có thể mất tâm thu (asystole), đôi khi trước đó là nhịp thất nhanh hoặc rung thất.
Điều trị
Nhựa trao đổi cation: natri polystyren sulfonat (Kayexalate) là nhựa trao đổi Na +- K+, có ái lực với K+ mạnh hơn nhiều so với Na+. Ở ruột, đặc biệt là ruột già, nó giải phóng Na+ và gắn K+ rồi bị thải trừ theo phân.
Kayexalat không được hấp thu khi uống và không bị tác dụng của dịch tiêu hóa.
Ngoài K+, nó còn gắn được cả ion hóa trị 2 là Mg ++ và Ca++, nên có thể gây giảm Mg và Ca- máu.
Thường gây táo, nên dùng cùng với sorbitol (viên 5 mg, 1 - 2 viên/ ngày, có tác dụng nhuận tràng).
Uống 15 g x 1- 4 lần/ ngày
Cần kiểm tra K+, Mg++, Ca++, máu
Không dùng khi K+ < 5 mEq/L và cần nhớ rằng 1g nhựa giải phóng 1 mEq Na+.
Glucose và insulin: insulin làm K+ nhập vào tế bào, và glucose để chống hạ đường huyết do insulin gây ra.
Insulin 10 - 15 đơn vị.
Huyết thanh ngọt ưu trương 5-%- 250- 500 mL Tác dụng hạ K+ trong 6h.
Natri bicarbonat: làm K+ nhập vào tế bào, tác dụng tạm thời trong 1 - 2h. Tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch 1,4% (có 166,6 mEq HCO 3- và 166,6 mEq Na+ trong 1000 mL), hoặc dung dịch 4,2% (có 500 mEq HCO 3-, 500 mEq Na/ lít).
Calci gluconat: không có tác dụng trên nồng độ K + nhưng chống lại tác dụng độc của K+ trên tim.
Ống 10 mL chứa 4,5 mEq Ca++. Tiêm tĩnh mạch (trong khi CaCl2 chứa 13,6 mEq).
Thẩm phân: dùng nhựa trao đổi ion có thể thải quá nhiều K +. Thẩm phân an toàn hơn, có thể dùng cho cả người suy thận.
Bài viết cùng chuyên mục
Các thuốc điều trị phong
Thuốc có cấu trúc tương tự như dapson, nhưng hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa, và thải trừ chủ yếu qua mật và qua phân.
Thuốc chống co thắt và làm giảm nhu động đường tiêu hóa
Các thuốc chống nôn được chỉ định trong các chứng nôn do có thai, sau mổ, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, say tàu xe và do tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố gây loét.
Barbiturat
Tuỳ liều dùng, cách dùng, tuỳ trạng thái người bệnh, và tuỳ loại barbiturat, mà được tác dụng an thần, gây ngủ hoặc gây mê.
Thuốc chống tiêu chảy
Trong điều trị tiêu chảy, ngoài việc điều trị nguyên nhân, vấn đề ưu tiên trong mọi trường hợp là đánh giá, và xử lý đúng những rối loạn nước và điện giải.
Phân loại hệ thần kinh thực vật theo dược lý
Những thuốc có tác dụng giống như tác dụng kích thích giao cảm được gọi là thuốc cường giao cảm (sympathicomimetic), còn những thuốc có tác dụng giống như kích thích phó giao cảm được gọi là thuốc cường phó giao cảm.
Đại cương điều trị glucose máu cao
Ở cơ thể bình thường, glucose máu được duy trì ở nồng độ hằng định nhờ sự cân bằng giữa insulin và glucagon, hormon tăng trưởng, cortisol.
Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, là tình trạng bệnh đặc trưng, bởi rối loạn thông khí tắc nghẽn, không có khả năng phục hồi hoàn toàn.
Các opioid có tác dụng hỗn hợp: dẫn xuất của morphin
Có nhiều thuốc gắn trên receptor muy, tranh chấp với morphin và các opioid khá.c nhưng không gây tác dụng gì.
Allopurinol (Zyloprim)
Allopurinol, là chất ức chế mạnh xanthin oxydase, nên làm giảm sinh tổng hợp acid uric, giảm nồng độ acid uric máu và nước tiểu.
Những yếu tố ảnh huởng đến tác dụng của thuốc
Thuốc muốn có tác dụng, phải gắn được vào receptor, ái lực với receptor, và sau đó là hoạt hóa được receptor đó, có hiệu lực hay tác dụng.
Dược lý học Morphin
Morphin có tác dụng chọn lọc với tế bào thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ não, một số trung tâm bị ức chế, kích thích gây co đồng tử, nôn, chậm nhịp tim.
Đại cương thuốc điều trị cơn đau thắt ngực
Nguyên nhân của cơn đau thắt ngực, là do cơ tim bị thiếu oxy đột ngột, vì mất thăng bằng giữa sự tăng nhu cầu oxy của cơ tim và không đủ oxy của mạch vành.
Các cách tác dụng của thuốc
Tác dụng tại chỗ là tác dụng ngay tại nơi thuốc tiếp xúc, khi thuốc chưa được hấp thu vào máu: thuốc sát khuẩn ngoài da, thuốc làm săn niêm mạc (tani n), thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm).
Điều trị triệu chứng và hồi sức cho người bệnh ngộ độc
Dùng thuốc kích thích thần kinh khi ngộ độc các thuốc ức chế, dùng thuốc làm mềm cơ khi ngộ độc các thuốc co giật, dùng cura khi ngộ độc strrynin.
Các loại thuốc lợi niệu
Mỗi thuốc lợi niệu thường tác dụng, ở một vị trí nhất định của ống thận, làm thay đổi thành phần ion của nước tiểu trong lòng ống thận.
Calci: dược lý học
Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50 phần trăm dưới dạng ion Ca, gần 50 phần trăm kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin.
Các thuốc chống lao
Là thuốc vừa kìm khuẩn vừa diệt khuẩn, uống hấp thu từ từ qua đường tiêu hóa, sau 3 giờ đạt nồng độ tối đa trong máu và thải trừ chủ yếu qua thận.
Thuốc chẹn kênh calci
Nồng độ Ca ngoài tế bào 10 000 lần hơn trong tế bào, vì khi nghỉ màng tế bào hầu như không thấm với Ca.
Thuốc giảm đau hỗ trợ
Thuốc giảm đau hỗ trợ có tác dụng hiệp đồng, làm tăng tác dụng giảm đau của các opioid, và thuốc giảm đau chống viêm không steroid.
Chu kỳ sinh học của ký sinh trùng sốt rét
Với P falciparum, tất cả mảnh trùng đều vào máu, và phát triển ở đó, còn P vivax và P ovale, ngoài sự phát triển tức thì của các thoa trùng.
Thuốc diệt Trichomonas
Trichomonas vaginalis ký sinh chủ yếu ở âm đạo, trong nước tiết âm đạo, ở các nếp nhăn của da ở bộ phân sinh dục người.
Các thuốc chống lao thường dùng
Mặc dù isoniazid đã được sử dụng điều trị lao vài thập kỷ, và đến nay vẫn được coi là thuốc số một, trong điều trị tất cả các thể lao.
Thuốc trợ tim không phải digitalis
Thuốc loại này được dùng cho suy tim cấp tính, và đợt cấp tính của suy tim mạn, biểu hiện bằng cơn khó thở nặng, phù ngoại biên hoặc phù phổi.
Định nghĩa dược lực học
Dược lực học nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể sống, giải thích cơ chế của các tác dụng sinh hóa và sinh lý của thuốc.