Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)

2014-10-06 05:07 PM

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Vẩy đã rửa sạch phơi hay sấy khô của con Tê tê ( Manis pentadactyla L.), họ Tê tê (Manidae)

Mô tả

Vẩy tê tê rời thành mảnh dẹt, hình quạt xoè hay hình vỏ hến, giữa dày, mép mỏng, rộng khoảng 1,5 - 4cm. Mặt lưng màu đen hơi xanh bóng có nhiều vân thẳng hình nan quạt, mép có ít vân vòng cung. Mặt trong màu hơi nhạt hơn, nhẵn, ở giữa có đường nổi hình nắp vung chữ V, đầu nhọn, hướng tâm. Chất sừng, chắc, hơi dẻo, hơi trong. Mùi hôi khó chịu, vị  nhạt.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: silica gel G

Dung môi môi khai triển: Benzen - aceton (20 : 1)

Dung dịch thử: Lấy 1g bột dược liệu thêm 60 ml cloroform (TT) đun hồi lưu cáxh thuỷ trong 4 giờ, để nguội. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến cạn, hoà cắn  trong 1 ml cloroform (TT), được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Xuyên sơn giáp (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml mỗi dung dịch thử và và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra khỏi bình sắc ký, để bay hơi hết dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun lên bản mỏng hỗn hợp anhydrid acetic và acid sulfuric (9 : 1). Sấy ở 80 oC trong vài phút.

Quan sát dưới ánh sáng thường các vết trên sắc ký đồ có được phải tương ứng về màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký của dung dịch đối chiếu.

Quan sát ở ánh sáng có  bước sóng 366 nm, các vết phát quang trên sắc ký đồ có được phải tương ứng về màu sắc và giá trị Rf với các vết phát quang trên sắc ký của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tạp chất

Không quá 4%.

Chế biến  

Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bào chế

Xuyên sơn giáp sống: loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Xuyên sơn giáp sao cách cát: Phân loại vảy Tê tê theo cùng kích thước, cho cát đã rửa sạch vào chảo, đun to lửa (lửa võ) cho nóng, cho Xuyên sơn giáp vào, đảo đều cho đến khi tất cả thuốc đã phồng giòn màu vàng đều, lấy ra sàng loại bỏ cát và để nguội. Giã dập trước khi dùng.

Thố xuyên sơn giáp: Phân loại Xuyên sơn giáp có cùng kích cỡ.Cho cát đã rửa sạch vào chảo, sao to lửa, thêm tiếp xuyên sơn giáp sạch vào sao cho đến khi Xuyên sơn giáp phồng giòn, sàng loại bỏ cát, nhúng hoặc vảy giấm vào Xuyên sơn giáp nóng, sấy khô, giã dập trước khi dùng.Dùng 3 kg giấm cho 10kg Xuyên sơn giáp.

Bảo quản

Nơi khô mát.

Tính vị, quy kinh

Hàm, hơi hàn. Quy vào các kinh can, vị.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết khứ ứ, thông tuyến sữa, tiêu sưng bài mủ, trừ phong kinh lạc. Chủ trị: Kinh bế, kết cục ở bụng, mất sữa, mụn nhọt, phong tê thấp.

Cách dùng, liều lượng

Ngày 6 - 9 g, (sắc) dạng bột sau khi đã chế. Hoặc 1 - 2 g thuốc tán/lần

Kiêng kỵ

Không nên dùng cho phụ nữ có thai, mụn nhọt đã phá miệng, người hư nhược.

Bài viết cùng chuyên mục

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)

Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Tinh dầu long não (Oleum Cinnamomi camphorae)

Trong một bình cầu 300 ml có nút mài, cân chính xác khoảng 0,45 g tinh dầu và hoà tan trong 15 ml ethanol không có aldehyd.

Ngô công (Scolopendra)

Trừ kinh phong, giải rắn độc cắn. Chủ trị: Trẻ con kinh phong, uốn ván, phong thấp, rắn độc cắn.

Vàng đắng (Thân, Caulis Coscinii fenestrati)

Mảnh mạch mạng, mạch điểm, có nhiều tế bào mô cứng màu vàng tươi hình thoi, hình nhiều cạnh, hình chữ nhật thành dày khoang rộng hay hẹp. Sợi có thành dày, ống trao đổi rõ hoặc không có.

Bán hạ nam (Củ chóc, Rhizoma Typhonii trilobati)

Hoá đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chủ trị: Nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng; ho đờm nhiều; trừ thấp trệ ở người béo bệu.

Rong mơ (Sargassum)

Tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thuỷ tiêu phù. Chủ trị: Bướu cổ và tràng nhạc, sán khí, phù thũng.

Ngũ gia bì chân chim (Cortex Scheflerae heptaphyllae)

Khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt. Chủ trị: Đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương co rút, sưng đau, hoặc sưng đau do sang chấn.

Xương bồ (Rhizoma Acori)

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, Concha Ostreae)

Trọng trấn an thần, tư âm tiềm dương, làm mềm chất rắn, tán kết khối, thu liễm cố sáp. Chủ trị: Đánh trống ngực, mất ngủ, chóng mặt, ù tai, tràng nhạc, đờm hạch.

Dâm dương hoắc (Herba Epimedii)

Bổ thận dương, cường cân cốt, trừ phong thấp. Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, yếu chân tay, phong thấp đau tê bại, co rút cơ.

Lô hội (Aloe)

Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.

Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)

Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.

Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)

Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.

Kê nội kim (Màng mề gà, Endothelium Corneum Gigeriae Galli)

Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh. Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

Ngũ gia bì gai (Cortex Acanthopanacis trifoliati)

Khử phong, chỉ thống, dưỡng huyết Chủ trị: Đau lưng gối xương khớp, co duỗi khó khăn, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.

Câu đằng (Ramulus cum Unco Uncariae)

Lấy các dây Câu đằng bánh tẻ, chặt lấy các đoạn có móc câu theo kích thước quy định, đem phơi nắng hoặc sấy ở 50 – 60 oC đến khô.

Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae)

Dưỡng can, an thần, liễm hãn, sinh tân. Chủ trị: Tim dập hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, ngủ mê, cơ thể hư nhược do ra nhiều mồ hôi, háo khát do tân dịch thương tổn.

Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)

Trắc bách thán: Lấy Trắc bách diệp đã nhặt sạch, cho vào nồi, đun to lửa, sao cho có màu sém nâu bên ngoài và màu sém vàng bên trong (sao tồn tính).

Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae)

Thấu chẩn, tán phong, giải độc, thăng dương khí. Chủ trị: Phong nhiệt ở dương minh có nhức đầu, đau răng, họng sưng đau; sởi không mọc, dương độc phát ban; sa trực tràng, sa dạ con.

Râu mèo (Herba Orthosiphonis spiralis)

Thanh lợi thấp nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan.

Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

Thanh nhiệt táo thấp, thanh tâm, trừ phiền, thanh can sáng mắt, tả hỏa, giải độc. Chủ trị: Dùng trị các bệnh các bệnh đau bụng, viêm ruột, ỉa lỵ, bồn chồn mất ngủ, đau mắt đỏ.

Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)

Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.

Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)

Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.

Đại hồi (Fructus Illicii veri)

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.