Xuyên bối mẫu (Bulbus Fritillariae)

2014-10-12 09:09 AM
Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don), Ám tử bối mẫu (Fritillaria unibracteata Hsiao et K.C.Hsia), Cam túc bối mẫu (Fritillaria przewalskii Maxim.) hoặc Thoa sa bối mẫu (Fritillaria delavayi Franch.), họ Loa kèn  (Liliaceae).

Tùy theo đặc điểm khác nhau của các loại Bối mẫu người ta chia ra 3 loại dược liệu : Tùng bối, Thanh bối, Lỗ bối tương ứn với 3 loài ở trên.

Mô tả

Tùng bối: Thân hành hình nón hoặc hình cầu, cao 0,3 – 0,8 cm, đường kính 0,3 – 0,9 cm. Mặt ngoài mầu trắng ngà, 2 vẩy ngoài có kích thước rất khác nhau. Vẩy ngoài lớn hơn bao lấy vẩy trong, phần vẩy không bị bao bọc có hình trăng lưỡi liềm, phần này có tên là “hoài trung bảo nguyệt” (ôm trăng trong tay). Đỉnh thân hành kín, chồi hình cầu hơi thon, có 1 – 2 vẩy nhỏ, đỉnh tù hoặc hơi nhọn, gốc bằng, hơi lõm, ở giữa có chấm tròn mầu nâu xám, thỉnh thoảng thấy vết tích rễ. Chất cứng, giòn, vết bẻ trắng, có chất bột. Vị hơi đắng.

Thanh bối: Thân hành hình tròn dẹt, cao 0,4 – 1,4 cm, đường kính 0,4 – 1,6 cm. Có hai vẩy ngoài đồng dạng bọc lấy nhau. Đỉnh mở ra có chồi và 2 – 3 vẩy nhỏ bên trong, có vết tích của thân hình trụ, mảnh khảnh.

Lỗ bối: Thân hành nón dài, cao 0,7 – 2,5 cm, đường kính 0,5 – 2,5 cm. Mặt ngoài mầu trắng ngà, hoặc vàng nâu, hơi lốm đốm nâu, 2 vẩy ngoài đồng dạng. Đỉnh mở ra và hơi thon, gốc hơi nhọn hoặc tương đối tù.

Bột

Bột màu trắng ngà, mùi đặc trưng, vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy:

Tùng bối và thanh bối: Nhiều hạt tinh bột hình trứng, hình cầu dài hoặc bất định hình, một số hạt hơi phân nhánh, đường kính 5 - 64μm, rốn hạt hình khe ngắn hay điểm, hình chữ V hay chữ U, có vân tăng trưởng mờ. Tế bào biểu bì hình chữ nhật, thành lượn sóng nhất là ở bề mặt, đôi khi thấy lỗ khí tròn hay tròn dẹt, tế bào không đều. Mạch xoắn, đường kính 5 - 26 μm.

Lỗ bối: Hạt tinh bột hình trứng lớn, hình vỏ sò, hình thận hay hình bầu dục, đường kính tới 60μm, rốn hạt hình chữ V, hình sao haôncs dạng điểm, thấy rõ vân tăng trưởng. Mạch xoắn và mạch hình mạng, đường kính tới 64 μm.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tro toàn phần

Không quá 5%.

Tạp chất

Không quá 0,5%.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây là 3,150 mm: Không quá 5% (Phụ lục 12.12).

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hè, thu, đào lấy thân hành, loại bỏ rễ con, vỏ thô, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Để nơi khô, đựng trong thùng hoặc lọ kín, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, vi hàn. Vào các kinh phế, tâm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, nhuận phế, hoá đờm, tán kết. Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4 - 9 g, dạng thuốc sắc  hoặc dùng bột, hoà với nước thuốc thang đã sắc, uống mỗi lần 1 -2 g.

Kiêng kỵ

Không dùng phối hợp với Phụ tử, Ô đầu.

Bài viết cùng chuyên mục

Hồ tiêu (HFructus Piperis nigri)

Ôn trung tán hàn, kiện vị chỉ đau. Chủ trị: Vị hàn gây nôn mửa, tiêu chảy đau bụng và khó tiêu, chán ăn.

Mộc qua (Fructus Chaenomelis)

Bình can dương, thư cân, hoà vị, hoá thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí

Tinh dầu hương nhu trắng (Oleum Ocimi gratissimi)

Hòa tan 2 giọt tinh dầu trong 5 ml ethanol 90% (TT), thêm 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 3%, dung dịch phải có màu xanh rêu thẫm.

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.

Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae)

Giải biểu, khu phong, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn. Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, phong cấm khẩu, mụn nhọt, dị ứng, sởi mọc không tốt.

Sài hồ (Radix Bupleuri)

Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đau trướng, miệng đắng, không muốn ăn, buồn nôn (như sốt rét); đau đầu, chóng mặt, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt, sa dạ con, sa trực tràng.

Chỉ thực (Fructus Aurantii immaturus)

Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ. Chủ trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, đờm trọc ứ trệ ở ngực gây đau trong ngực, ăn không tiêu bụng đầy trướng.

Nga truật (Thân rẽ nhệ đen, Rhizoma Curcumae zedoariae)

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích. Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.

Thanh hao hoa vàng (Folium Artemisiae annuae)

Thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, tốt nhất là vào mùa hè, khi cây có nhiều lá, cắt phần trên mặt đất, phơi khô, lắc hoặc đập cho lá rụng

Bách hợp (Bulbus Lilii)

Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae)

Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây 1,25 mm), cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (điểm sôi 30 – 60 oC) (TT), đun hồi lưu cách thủy trong 1 giờ và loại bỏ dịch ether.

Bình vôi (Tuber Stephaniae)

An thần, tuyên phế. Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.

Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Lá sen (Liên diệp, Folium Nelumbinis)

Giải thử, kiện tỳ, lương huyết, chỉ huyết. Chủ trị: trúng thử, hoá khát, ỉa chảy do thử thấp, huyết lị, nôn máu, đổ máu cam, đái máu do huyết nhiệt.

Bán hạ bắc (Rhizoma Pinelliae)

Giáng nghịch cầm nôn, tiêu đờm hoá thấp, tán kết tiêu bĩ. Chủ trị: Ho có đờm, nôn mửa, chóng mặt đau đầu do đờm thấp, đờm hạch, đờm kết với khí gây mai hạch khí.

Quả tía tô (Tô tử, Fructus Perillae)

Giáng khí, tiêu đờm, bình suyễn, nhuận trường. Chủ trị: Đờm suyễn, ho khí nghịch, táo bón.

Đại hồi (Fructus Illicii veri)

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Ích trí (Riềng lá nhọn, Fructus Alpiniae oxyphyllae)

Ôn thận cố tinh, ôn tỳ chỉ tả. Chủ trị: Tỳ hàn gây tiết tả, đau bụng hàn, tiết nhiều nước bọt, thận hàn gây đái dầm, đi tiểu vặt, di tinh, cặn hơi trắng nước tiểu do thận dương hư.

Cành dâu (Ramulus Mori albae)

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Cối xay (Herba Abutili indici)

Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.

Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)

Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)

Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.

Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)

Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng

Tằm vòi (Bạch cương tàm, Bombyx Botryticatus)

Trừ phong, định kinh giản, tiêu đờm. Chủ trị: kinh giản, họng sưng đau, đơn độc, mẩn ngứa da, loa lịch, liệt thần kinh mặt.

Thông thảo (Medulla Tetrapanacis)

Thanh nhiệt lợi tiểu, thông kinh hạ sữa. Chủ trị: Ngũ lâm, thuỷ thũng, sau đẻ không ra sữa.