Xương bồ (Rhizoma Acori)

2014-10-06 05:18 PM

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Xương bồ là thân rễ đã phơi khô, hoặc sấy khô của cây Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Soland. var. macrospadiceus Yamamoto Contr.), và cây Thủy Xương bồ (Acorus calamus L. var. angustatus Bess), họ Ráy (Araceae).

Thạch xương bồ lá to (Thân rễ - Rhizoma Acori graminei macrospadici)

Thân rễ hình trụ dẹt, dài 20 - 35 cm, đường kính 5 - 7 mm, đốt dài 7 - 8 mm, hoặc 1 cm về phía ngọn. Phía ngọn đôi khi phân 2 - 3 nhánh phụ, mỗi nhánh dài khoảng 5 cm, ở mỗi đốt có các rễ thưa và cứng. Khi khô vỏ thân rễ có màu nâu gỉ sắt. Thể chất cứng, vết bẻ có nhiều xơ. Thân rễ có mùi thơm đặc trưng của Xương bồ.

Vi phẫu

Thiết diện của thân rễ hình trái xoan. Tỷ lệ giữa phần từ lớp bần đến vòng nội bì và từ nội bì vào trung tâm là 2 : 1.

Lớp biểu bì cấu tạo từ những tế bào nhỏ, thành dày hoá gỗ. Phần mô mềm vỏ có nhiều bó sợi hình tròn, đường kính khoảng 102 mm. Nhiều bó sợi bên ngoài có tinh thể calci oxalat. Có nhiều tế bào chứa tinh dầu, kích thước khoảng 50 mm, Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép. Sát vòng nội bì có một lớp bó libe gỗ xếp thưa. Mỗi bó có đường kính khoảng 306 mm. Libe ở hai đầu, gỗ ở giữa.

Vòng nội bì có một lớp tế bào hình chữ nhật. Phần mô ruột có nhiều bó libe gỗ. Gỗ ở ngoài, libe ở trong; có một vòng bó libe - gỗ thưa xếp sát vòng nội bì.  Ngoài ra còn có nhiều bó libe -gỗ xếp không theo quy luật.

Bột

Bột hơi màu vàng, mùi thơm đặc trưng của Thạch xương bồ. Mảnh mô mềm gồm tế bào thành mỏng có nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép. Các tế bào chứa tinh dầu màu nâu nhạt. Nhiều đám sợi có tinh thể calci oxalat hình khối lăng trụ. Tinh thể calci oxalat hình khối nằm rải rác, hoặc tập trung trong bó sợi, đường kính 10 - 40 mm. Các mảnh mạch vạch  rải rác riêng lẻ hoặc tập trung thành bó. Nhiều hạt tinh bột hình gần tròn,, đường kính 3- 15 mm. nằm rải rác hoặc trong các mảnh mô mềm

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hoá ở 105 0C trong 1 giờ.

Dung môi khai triển: n-Hexan - ethyl acetat (85 : 15).

Dung dịch thử: Lấy phần tinh dầu sau khi định lượng (xem mục định lượng) hoà tan trong methanol (TT) thành dung dịch 5% (tt/tt).

Dung dịch đối chiếu: Lấy thân rễ Thạch xương bồ (mẫu chuẩn), chuẩn bị cùng điều kiện như  dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ngoài không khí, phun dung dịch vanilin 2% trong ethanol có acid sulfuric đặc (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC cho đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Tro toàn phần

Không quá 4,6%.

Tro không tan trong acid

Không quá  1,3%.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu, đối với tinh dầu nặng hơn nước. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 1,5% tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ, rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cắt thành  phiến, dài 3-5cm, dầy 2- 3mm phơi khô. Khi dùng sao với cám gạo, tới mùi thơm, mầu hơi vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tâm, can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều, viêm phế quản, tai điếc, đi lỵ đau bụng. Dùng ngoài, trị mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4 -8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi, không nên dùng.

Thủy xương bồ (Thân rễ -  Rhizoma Acori calami)

Mô tả

Thân rễ hình trụ dẹt, dài trung bình 50 - 60 cm, có khi tới 1m, dày 5 - 1 cm, đốt dài 1 cm, mau về phía gốc về phía ngọn, đôi khi phân 2 – 3 nhánh phụ, mỗi nhánh dài khoảng 5cm, ở mỗi đốt có các rễ phụ thưa. Khi khô vỏ rễ có màu  nâu gỉ sắt, điểm nhiều chấm đen. Thể chất dai, xốp. Thân rễ có mùi thơm đặc trưng của xương bồ.

Vi phẫu

Vi phẫu cắt ngang có hình tròn hơi dẹt. Tỷ lệ giữa phần từ lớp bần đến vòng nội bì và từ nội bì vào trung tâm là 0,7: 1. Lớp biểu bì cấu tạo từ những tế bào nhỏ, thành dày hoá gỗ, dễ bong ra. Phần mô mềm vỏ có nhiều khuyết, đường kính khuyết trung bình 102 mm, có nhiều bó sợi hình tròn, đường kính 102 mm. Nhiều tế bào chứa tinh dầu màu vàng nhạt. Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép trong tế bào mô mềm. Sát vòng nội bì có một lớp bó libe-gỗ xếp thưa, mỗi bó đường kính trung bình 306 mm, ở giữa có các tế bào chứa các tinh thể calci oxalat bám sát ở bên ngoài các bó sợi. Vòng nội bì có một lớp tế bào hình chữ nhật.

Phần mô ruột: Sát vòng nội bì có một lớp bó libe-gỗ, kích thước tương tự nhau (306 mm) xếp đều đặn. Bên trong ruột cũng có các bó libe-gỗ sắp xếp không có quy luật.

Bột

Màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng của Xương bồ. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép, đường kính 3-5 mm. Mảnh mô mềm gồm nhiều tế bào thành mỏng, chứa tinh bột.

Rải rác có mảnh mạch, có sợi và tinh thể calci oxalat hình nhiều cạnh. Tế bào chứa tinh dầu màu nâu nhạt. Mảnh bần gồm tế bào nhiều cạnh, màu nâu.

Độ ẩm

Không quá 12%.

Tạp chất

Không quá 1%.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: n-Hexan - ethyl acetat (85 : 15).

Dung dịch thử: Lấy phần tinh dầu sau khi định lượng (xem mục định lượng) hoà tan trong methanol (TT) thành dung dịch 5% (tt/tt).

Dung dịch đối chiếu: Lấy thân rễ Thuỷ xương bồ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như  dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 ml mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, để khô bản mỏng ngoài không khí, phun dung dịch vanilin 2% trong ethanol có acid sulfuric đặc (TT). Sấy bản mỏng ở 105 oC cho đến khi hiện rõ các vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Định lượng tinh dầu theo phương pháp "Định lượng tinh dầu trong dược liệu" đối với tinh dầu nặng hơn nước. Dược liệu phải chứa ít nhất 2% tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Tro toàn phần

 Không quá 4,6%.

Tro không tan trong acid

Không quá  1,3%.

Chế biến

Thu hái vào mùa xuân, thu. Đào lấy rễ già, rửa sạch, cho lên giàn và đốt lửa ở dưới để cháy hết các bẹ, rễ con và giảm thủy phần. Sau đó cắt thành từng đoạn dài 8 - 15 cm, cắt bỏ rễ con còn sót lại, phơi nắng hay sấy ở 50 - 60 oC đến khô.

Bào chế

Lấy dược liệu khô, loại bỏ tạp chất, ngâm dược liệu trong nước, hoặc trong nước vo gạo từ 6-12 giờ, cho mềm, cắt thành  phiến  dài 5-7cm,  dầy 2-3mm, phơi khô. Khi dùng sao với cám gạo, tới mùi thơm, mầu hơi vàng.

Bảo quản

Để ở nơi khô, trong bao bì kín, tránh mốc, tránh ẩm, nóng.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tâm, can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Thông khiếu, trục đờm, kiện tỳ, khoan  trung khứ thấp, giải độc, sát trùng. Dùng trị các bệnh viêm phế quản, trúng phong điên giản, đờm vít tắc, tim loạn nhịp, hôn mê,  mộng  nhiều, hay quên, tai điếc, tiêu hoá kém, trướng bụng, đau bụng ỉa chảy. 

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng  4 - 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp các dạng thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư nội nhiệt, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.

Bài viết cùng chuyên mục

Rễ gai (Trữ ma căn, Radix Boehmeriae niveae)

Thanh nhiệt giải độc, chỉ huyết, an thai, lợi tiểu. Chủ trị: Huyết lâm, thổ huyết, hạ huyết, xích bạch đới, mụn nhọt, động thai ra máu, sưng đau do côn trùng cắn, sang chấn.

Thạch hộc (Herba Dendrobii)

Tư âm thanh nhiệt, ích vị sinh tân. Chủ trị: âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn: nóng sốt nhẹ, bứt rứt, háo khát

Lá lức (Hải sài, Folium Plucheae pteropodae)

Gân lá hai mặt lồi. Phần gân chính gồm có biểu bì trên và biểu bì dưới, kế tiếp là lớp mô dày gốc. Libe-gỗ xếp thành 4 bó hình vòng cung. Mỗi bó có 1 vòng mô cứng bao bên ngoài

Tinh dầu bạc đàn (Oleum Eucalypti)

Cho 10 ml tinh dầu vào bình nón nút mài dung tích 100 ml. Thêm vào đó 5 ml toluen (TT) và 4 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol 60%.

Đại hồi (Fructus Illicii veri)

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do lạnh.

Riềng (Rhizoma Alpiniae officinari)

Ôn trung tán hàn, tiêu thực và chỉ thống. Chủ trị: Thượng vị đau lạnh, nôn mửa, vị hàn ợ chua.

Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi)

Trộn 1,0 ml tinh dầu quế với 5 ml ethanol 95% (TT), sau đó thêm 3 ml dung dịch chì (II) acetat bão hoà ethanol mới pha chế. Không được có tủa xuất hiện.

Khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae amarum)

Chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị: Ho suyễn do ngoại tà hoặc đờm ẩm, táo bón do huyết hư và thiếu tân dịch.

Sa sâm (Radix Glehniae)

Phế có táo nhiệt: ho khan, ho kéo dài, đờm đặc ít, sốt, họng khô, khát do âm hư tân dịch giảm sút, miệng, môi khô, lở loét, chảy máu chân răng do vị nhiệt.

Phụ tử (Radix Aconiti lateralis)

Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống. Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề.

Thổ hoàng liên (Rhizoma et Radix Thalictri)

Thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

Tâm sen (Liên tâm, Embryo Nelumbinis)

Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh. Chủ trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết.

Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)

Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.

Bạch tật lê (Thích Tật Lê, Gai chống, Gai sầu Fructus Tribuli terrestris)

Chủ trị Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa..

Long đởm (Radix et Rhizoma Gentianae)

Thanh thấp nhiệt, tả can đởm hoả. Chủ trị: Hoàng đản thấp nhịêt, âm hộ sưng ngứa kèm đới hạ, thấp chẩn, mắt đỏ, tai nghễnh ngãng, sườn đau, miệng đắng, kinh phong co giật.

Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae)

Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài.

Bách hợp (Bulbus Lilii)

Dưỡng âm, nhuận phế, thanh tâm, an thần. Chủ trị: Âm hư, ho lâu ngày, trong đờm lẫn máu, hư phiền, kinh hãi, tim đập mạnh, mất ngủ, hay ngủ mê, tinh thần hoảng sợ.

Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)

Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.

Bìm bìm biếc (Semen Pharbitidis)

Trục thuỷ, sát trùng. Chủ trị: Phù thũng có bụng trướng đầy, khó thở, bí đái, giun sán.

Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae)

Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền.

Quế (Cortex Cinnamomi)

Dùng khi lưng gối đau lạnh, bụng đau lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn (đái không thông lợi, đái nhiều lần).

Nhũ hương (Gôm nhựa, Gummi resina Olibanum)

Khí huyết ngưng trệ gây kinh bế, hành kinh đau bụng, huyết ứ sau sinh đau bụng, ung nhọt, ẩn chẩn (mày đay) do phong hàn.

Thiên môn đông (Tóc tiên leo, Radix Asparagi)

Thu hoạch rễ ở cây đã mọc trên 2 năm vào mùa thu, đông, đào lấy rễ củ, rửa sạch, bỏ gốc thân và rễ con, luộc hoặc đồ đến khi mềm

Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae)

Được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Tinh dầu tràm (Oleum Cajuputi)

Đặt ống nghiệm vào 1 hỗn hợp sinh hàn và khuấy kỹ trong vài phút, sẽ thấy 1 hợp chất cộng được tạo thành có thể chất như kem.