- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)
Vỏ rễ dâu (Cortex Mori albae radicis)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Vỏ rễ đã cạo lớp bần, phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả
Mảnh vỏ rễ hình ống, hình máng hai mép cuốn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, dài rộng khác khau, dày 1 - 4 mm; mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc màu vàng nâu; mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc, khó bẻ ngang, nhưng dễ tước dọc thành dải nhỏ. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.
Vi phẫu
Mặt cắt ngang gồm: Libe rộng, có 2- 4 hàng tế bào. Ống nhựa mủ rải rác; sợi rải rác ở dạng đơn lẻ hoặc tụ lại thành bó, thành không hoá gỗ hoặc hơi hoá gỗ. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột, một số có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Các đám mô cứng lẫn với các tế bào đá rải rác trong vỏ rễ già, đa số các tế bào này có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ.
Bột
Màu vàng xám nhạt, mùi thơm nhẹ. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều sợi, đa phần bị gẫy, đường kính 13 - 26 mm, thành dày, không hoá gỗ hoặc hơi hoá gỗ. Tinh thể calci oxalat hình khối, đường kính 11 - 32 mm. Tế bào mô cứng hình gần tròn, hình chữ nhật hoặc không đều, đường kính 22 - 52 mm, thành dày hoặc rất dày, có ống và lỗ trao đổi rõ, một số có chứa tinh thể calci oxalat hình khối. Nhiều hạt tinh bột, hình gần tròn, đường kính 4 - 16 mm nằm rải rác hoặc tập trung thành đám. Mảnh bần còn sót lại màu vàng, có các tế bào hình đa giác.
Định tính
Lấy 1 g bột vỏ rễ dâu, thêm 20 ml n - hexan (TT), đun hồi lưu 15 phút trên bếp cách thuỷ, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hoà tan cặn trong 10 ml cloroform (TT). Lấy 0,5 ml dung dịch này vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml anhydrid acetic (TT), thêm từ từ thận trọng 0,5 ml acid sulfuric (TT) để có 2 lớp dịch, màu nâu đỏ xuất hiện giữa 2 lớp.
Độ ẩm
Không quá 12 %.
Tro toàn phần
Không quá 9%.
Tạp chất
Không quá 1%.
Chế biến
Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi lá rụng, đến đầu mùa xuân, trước khi cây nảy mầm, đào lấy rễ dưới đất, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài thô màu nâu vàng, rửa sạch, bổ dọc, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, phơi hay sấy khô.
Bào chế
Vỏ rễ khô, rửa sạch, ủ hơi mềm, tước sợi, phơi hoặc sấy khô.
Mật tang bạch bì (Chế mật): Lấy sợi đã thái, cho vào mật ong đã canh, trộn đều, ủ cho ngấm, rồi cho vào nồi sao nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng và sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 10 kg vỏ rễ dâu, dùng 2 kg mật ong đã canh.
Bảo quản
Để nơi khô thoáng, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Cam, hàn. Vào kinh phế.
Công năng chủ trị
Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da mặt, mắt phù thũng.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 - 12 g. Dạng thuốc sắc.
Bài viết cùng chuyên mục
Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)
Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
Tử uyển (Rễ, Radix et Rhizoma Asteris)
Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10 phút, lọc nóng, để nguội.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực, Herba Ecliptae)
Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận. Chủ trị: Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện và tiểu tiện ra máu
Cốc tinh thảo (Flos Eriocauli)
Sơ tán phong nhiệt, minh mục, thoái ế. Chủ trị: Phong nhiệt mắt đỏ, sợ chói mắt, đau mắt có màng, phong nhiệt đầu thống, đau răng.
Nhàu (Fructus Morindae citrifoliae)
Dùng khi táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen; còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhục thung dung (Herba Cistanches)
Liệt dương, di tinh, khó thụ thai, thắt lưng đầu gối đau mỏi, gân xương vô lực, táo bón ở người già, huyết hư tân dịch không đủ.
Hương nhu trắng (Herba Ocimi gratissimi)
Chủ trị Cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, dương thuỷ
Bồ bồ (Herba Adenosmatis indiani)
Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp. Chủ trị: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.
Phục linh (Bạch linh, Poria)
Lợi thuỷ, thẩm thấp, kiện tỳ hoà trung, ninh tâm an thần. Chủ trị: Thuỷ thũng kèm tiểu sẻn, đánh trống ngực, mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, tiết tả.
Kim tiền thảo (Herba Desmodii styracifolii)
Sấy bản mỏng ở 105 oC khoảng 10 phút. Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết màu vàng
Thị đế (Tai hồng, Calyx Kaki)
Thu hái quả Hồng chín vào mùa thu, mùa đông, bóc lấy tai hồng hoặc thu thập tai quả Hồng sau khi ăn quả, rửa sạch, phơi khô.
Cau (Pericarpium Arecae catechi)
Hạ khí, khoan trung, hành thuỷ, tiêu thũng. Chủ trị: Thấp trở, khí trệ, thượng vị trướng tức, đại tiện không thông, thuỷ thũng, cước khí phù thũng.
Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)
Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.
Lô hội (Aloe)
Thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị: Can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích kinh phong, can nhiệt, bế kinh, làm giảm độc ba đậu.
Thiền thoái (Xác ve sầu, Periostracum Cicadae)
Tán phong nhiệt, giải kinh, thấu chẩn, tiêu màng. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau họng, tiếng khàn; sởi không mọc, phong chẩn ngứa, mắt đỏ có màng, kinh phong.
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.
Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)
Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng. Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn đau bụng, hồi quyết (đau bụng giun đũa)
Nụ hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi)
Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hoả. Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.
Lá dâu (Folium Mori albae)
Sơ tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.
Địa du (Radix Sanguisorbae)
Lương huyết chỉ huyết, giải độc, liễm nhọt. Chủ trị: Đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.
Sâm việt nam (Sâm ngọc linh, Rhizoma et Radix Panacis vietnamensis)
Bổ khí, bổ phế. Chủ trị: Cơ thể suy nhược, phế hư viêm họng, đau họng.
Bá tử nhân (Semen Platycladi orientalis)
Lấy 3 g dầu vào một bình nón 250 ml, thêm 30 ml hỗn hợp cloroform, acid acetic băng, lắc cho tan hoàn toàn. Thêm chính xác 1 ml dung dịch kali iodid bão hoà.
Sơn thù (Fructus Corni officinalis)
Bổ can thận, cố tinh sáp niệu. Chủ trị: di mộng tinh, tiểu tiện nhiều, đái dầm, đau lưng gối, ù tai, mồ hôi nhiều, phụ nữ bị khí hư, rong kinh, rong huyết.
Mạch nha (Fructus Hordei germinatus)
Kiện tỳ tiêu thực, tiêu sưng thông sữa. Chủ trị: Thực tích bụng đầy trướng, ăn kém, tiêu hoá kém, làm mất sữa hoặc vú sưng đau do sữa ứ lại, vú tức đau khi căng sữa
Khiêm thực (Semen Euryales)
Ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ. Chủ trị: Mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc, đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu.