- Trang chủ
- Dược lý
- Dược điển đông dược
- Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Viễn chí (Rễ, Radix Polygalae)
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rễ phơi hay sấy khô của cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.) hay cây Viễn chí Xiberi tức viễn chí lá trứng (Polygala sibirica L.), họ Viễn chí (Polygalaceae).
Mô tả
Rễ đã bỏ lõi gỗ hình ống hoặc từng mảnh, thường cong queo, dài 5 - 15 cm, đường kính 0,3 - 0,8 cm, đầu rễ có khi còn sót phần gốc thân, mặt ngoài màu xám hoặc xám tro, có những nếp nhăn và đường nứt ngang, các vết nhăn dọc nhỏ, vết rễ nhánh như núm nhỏ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu nhạt, ruột rỗng (đã bỏ gỗ). Đối với rễ chưa bỏ lõi gỗ, khi cắt ngang thấy lớp gỗ trắng xám và có chỗ rách. Lớp vỏ dễ tách khỏi gỗ. Vị đắng, hơi cay, kích thích khi nhấm.
Vi phẫu
Rễ đã bỏ lõi gỗ: Lớp bần khoảng 10 hàng tế bào. Tế bào mô mềm vỏ chứa nhiều giọt dầu, đôi khi chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Trong mô mềm có những chỗ rách ngang. Tế bào libe nhỏ nhăn nheo, ở gần tầng phát sinh gỗ có nhiều chỗ rách nằm theo hướng xuyên tâm. Rễ chưa bỏ lõi có phần gỗ tạo bởi vòng ống mạch, sợi gỗ và mô mềm gỗ. Tia ruột gồm 1 - 3 dãy tế bào.
Bột
Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ. Mảnh ống mạch, mạch vạch, đôi khi kèm theo sợi gỗ. Nếu bỏ hết lõi gỗ thì không thấy mảnh mạch ở bột.
Định tính
A. Lấy 0,5 g bột dược liệu, cho vào ống có nút mài, thêm 10 ml nước nóng, duy trì nhiệt độ khoảng 10 phút, lắc mạnh trong 1 phút, bọt hình thành bền ít nhất 10 phút.
B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 2 ml anhydrid acetic (TT), lắc mạnh, để lắng 2 phút, lọc. Lấy dịch lọc thêm 1 ml acid sulfuric (TT) để có hai lớp dung dịch phân tách rõ, phần tiếp giáp giữa 2 dung dịch này sẽ hiện ra màu nâu đỏ rồi chuyển dần sang màu lục đen.
Độ ẩm
Không quá 14 %.
Tro toàn phần
Không quá 6% (Phụ lục 9.8).
Tạp chất (Phụ lục 12.11).
Lõi gỗ còn sót lại: Không quá 3%.
Thân lá còn sót lại: Không quá 2%.
Tạp chất khác: Không quá 1%.
Tro không tan trong acid
Không quá 1,5% (Phụ lục 9.7).
Chất chiết được trong dược liệu
Dùng 4 g bột thô dược liệu, thêm 40 ml ether dầu hoả ( 30 - 60 oC) (TT), đun hồi lưu 1 giờ, lọc và rửa dược liệu bằng ether dầu hoả ( 30 - 60 oC) (TT), loại bỏ dịch ether dầu hoả và làm dược liệu bay hơi kiệt dung môi. Tiếp tục tiến hành xác định chất chiết dược trong dược liệu (Phụ lục 12.10), dùng phương pháp chiết nóng, sử dụng ethanol 70% (TT) làm dung mội.
Lượng chất chiết được không được ít hơn 20,0%.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ Viễn chí, loại bỏ rễ con và tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Lấy rễ Viễn chí, rửa nhanh, ủ mềm, cắt đoạn, phơi hoặc sấy khô.
Viễn chí chế: Lấy Cam thảo, thêm nước thích hợp, sắc lấy nước bỏ bã, cho Viễn chí sạch vào đun nhẹ cho hút hết hết nước sắc Cam thảo, lấy ra phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg Viễn chí dùng 6 kg Cam thảo.
Bảo quản
Để nơi khô.
Tính vị, quy kinh
Khổ, tân, ôn. Vào kinh tâm, thận, phế.
Công năng, chủ trị
An thần ích trí, trừ đờm chỉ khái. Chủ trị: Mất ngủ, hay mê, hay quên, hồi hộp, đánh trống ngực, tinh thần hoảng hốt. Ho đờm nhiều. Mụn nhọt, vú sưng đau.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 3 - 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ
Người viêm loét dạ dày, phụ nữ có thai, người trầm cảm không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Dừa cạn (Folium Catharanthi rosei)
Hoạt huyết, tiêu thũng giải độc, an thần hạ áp. Dùng trị tăng huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt không đều, lỵ, bí tiểu. Cũng dùng trị bệnh bạch cầu lympho cấp.
Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)
Bổ trung ích khí, kiện tỳ ích phế. Chủ trị: tỳ phế hư nhược, thở dồn, tim đập mạnh, ăn yếu, phân lỏng, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, tiêu khát (đái tháo đường).
Ngưu bàng (Fructus Arctii)
Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hãn, an thai. Chủ trị: Tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)
Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát
Nhân sâm (Radix Ginseng)
Đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an thần ích trí. Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn, phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn.
Hoàng tinh (Rhizoma Polygonati)
Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.
Cỏ tranh (bạch mao căn, Rhizoma Imperatae cylindricae)
Lương huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu.Chủ trị: Thổ huyết, nục huyết, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, nhiệt bệnh khát nước bứt rứt, hoàng đản, thủy thủng do viêm thận cấp tính.
Cẩu kỷ tử (Fructus Lycii)
Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt.Chủ trị: Hư lao tinh suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết hư, mờ mắt.
Cát cánh (Radix Platycodi grandiflori)
Ôn hoá hàn đàm, trừ mủ, lợi hầu họng. Chủ trị: Ho đờm nhiều, ngực tức, họng đau, tiếng khàn, áp xe phổi, tiêu mủ, mụn nhọt.
Hạt gấc (Semen Momordicae cochinchinensis)
Tán kết tiêu sư¬ng, giải độc. Chủ trị: S¬ưng viêm, nhũ ung, tắc tia sữa, tràng nhạc, trĩ, dò hậu môn, chấn thương, ứ huyết.
Rẻ quạt (Xạ can, Rhizoma Belamcandae)
Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Chủ trị: Họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức.
Chỉ xác (Fructus Aurantii)
Phá khí hoá đờm tiêu tích (Hoà hoãn hơn Chỉ thực). Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.
Cốt khí (Radix Polygoni cuspidati)
Trừ thấp, chỉ ho, hoá đờm. Chủ trị: Xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.
Tỏi (Căn hành, Bulbus Allii)
Chủ trị Cảm cúm, ho gà, viêm phế quản, ăn uống tích trệ, thượng vị đau tức do đầy hơi, tiêu chảy mụn nhọt, áp xe viêm tấy, hói trán, trị giun kim.
Sài hồ nam (Radix Plucheae pteropodae)
Phát tán phong nhiệt, giải uất. Chủ trị: ngoại cảm phong nhiệt phát sốt, hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu.
Ba kích (Rễ Dây ruột gà, Radix Morindae officinalis)
Chủ trị Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)
Hành khí hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị: Điều kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau.
Rau sam (Herba Portulacae)
Thanh nhiệt giải độc, chỉ lỵ. Chủ trị: xích bạch lỵ, đinh nhọt, đau, eczema, thâm quầng, rắn hay trùng thú cắn, tiểu tiện ra huyết, tụ huyết
Bạch đậu khấu (Fructus Amomi)
Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, ôn vị. Chủ trị: Tiêu hoá kém, hàn thấp nôn mửa, ngực bụng đau chướng, giải độc rượu.
Ý dĩ (Semen Coicis)
Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép.Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.
Xuyên sơn giáp (Vẩy Tê tê, vẩy Trút, Squamatis)
Bắt con Tê tê, lột lấy cả tấm da nguyên vẩy, nhúng hoặc luộc trong nước sôi, tách lấy vẩy, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
Thanh hao (Herba Artemisiae apiaceae)
Chữa bệnh lao nhiệt, một số chứng sốt do phế lao, chữa sốt rột, chứng hàn nhiệt vãng lai, ra mồ hôi trộm. Trúng thử.
Ngọc trúc (Rhizoma Polygonati odorati)
Chủ trị: Trị ho khan, họng khô miệng khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, vị âm hư gây kém ăn, khó tiêu, hoặc vị nhiệt gây ăn nhiêu chóng đói.
Mộc hương (Radix Saussureae lappae)
Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hoà vị. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy